Trích dẫn Gửi bởi rubic01 Xem bài viết
Ngành điện trong giai đoạn đầu tư lớn nhất



Tính đến nay, tổng công suất đặt nguồn toàn hệ thống điện cả nước là 15.763MW, trong đó, các nguồn điện thuộc EVN chiếm 68%, còn lại là các nguồn ngoài EVN.




Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang tập trung thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2025 (Quy hoạch điện VI), có quy mô đầu tư lớn nhất từ trước đến nay.
Chỉ riêng trong giai đoạn 2006-2010, ước tính tổng vốn đầu tư xây dựng các công trình điện khoảng 206.680 tỷ đồng. Với số vốn này, EVN đã và đang xây dựng 29 dự án nguồn với tổng công suất 11.820MW. Chỉ tính từ năm 2006-2009, đã có gần 5.000MW công suất được bổ sung vào hệ thống điện quốc gia.
Dự kiến trong năm 2010, EVN sẽ đưa vào vận hành tiếp 2.130MW công suất của 7 dự án nguồn do tập đoàn đầu tư và chiếm cổ phần chi phối, bao gồm các tổ máy Nhiệt điện Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2; các tổ máy thủy điện Sơn La, Bản Vẽ, An Khê-Kanak, Srêpok 3, Sông Tranh 2 và Đồng Nai 3.
Cùng với đó, EVN khởi công tiếp 4 dự án nguồn mới với tổng công suất 2.216MW, gồm Thái Bình 1, Lai Châu, Trung Sơn và Sông Bung 4; tập trung rút ngắn thời gian hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của các tổ chức cho vay vốn như ADB, JICA để khởi công các dự án nguồn điện chuyển tiếp từ năm 2009 sang là Mông Dương 1, Nghi Sơn 1.
Ngoài ra, EVN sẽ khởi công 2 dự án lưới điện 500kV có ý nghĩa quan trọng đối với việc đấu nối Trung tâm điện lực lớn vào hệ thống điện quốc gia. Đó là đường dây 500kV Vĩnh Tân-Song Mây, Quảng Ninh-Hiệp Hòa và các dự án lưới điện 110-220kV khác, đáp ứng nhu cầu phụ tải và đấu nối đồng bộ các dự án nguồn điện.
Như vậy, tính đến nay, tổng công suất đặt nguồn toàn hệ thống điện cả nước là 15.763MW, trong đó, các nguồn điện thuộc EVN chiếm 68%, còn lại là các nguồn ngoài EVN. Thủy điện vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất về cơ cấu nguồn điện (33,4%).
Chỉ riêng giai đoạn 2006-2008, tổng công suất lắp đặt nguồn điện trên toàn hệ thống tăng 5.136MW, tăng 1,48 lần so với giai đoạn trước. Tổng chiều dài đường dây cao thế cả nước từ 110-500kV đã vượt lên con số trên 23.694km và 277.520km đường dây trung, hạ thế.
Tổng dung lượng các trạm biến áp trung thế cũng tăng lên 44.504MVA và dung lượng trạm biến áp trung, hạ thế là 43.850MVA.

Theo VietNam+


Qua hai bài phân tích nêu trên được đăng tải trên các trang báo chứng khoán nếu nhà đầu tư nào tinh ý có thể nhìn thấy khoản doanh thu và lợi nhuận khổng lồ trong tương lai của PPC khi các nhà máy điện Hải Phòng và Quảng Ninh đi vào hoạt động. PPC có thể nói là CP duy nhất chưa được hưởng sóng 5 và trong khi ròng rã 4 tháng nay các tổ chức và nước ngoài gom ròng rất lớn với KLGD bình quân của PPC luôn đạt mức +/- 700k.
Không phải ngẫu nhiên mà tây lông chọn PPC với trên 20% VDL và Ông nhà nước vẫn nắm trên 65% VDL (chỉ còn hơn 10% cho các tổ chức trong nc cá kiếm)
Các anh em thử nhìn xem trên thị trường còn anh blue chip nào còn có EPS khoảng 3600 và P/E chỉ 8,3 như không???
Theo thông tin mới cập nhật thì 4 em chứng khoán nội địa đã gom chú này kha khá bao gồm BVSC, VNDS, SBSC và SSI. dự kiến giữa tuần này chú PPC sẽ khai hỏa. Anh em nào còn tiền mặt thì nhanh chân lên tàu kiếm tý. Chúc các Bác thành công!