Trích dẫn Gửi bởi rubic01 Xem bài viết
Bài nhận định của BVSC

(InfoTV) - Theo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009 của CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã chứng khoán PPC), sản lượng điện 6 tháng đầu năm của Công ty giảm 2% so với cùng kỳ, đạt 65% kế hoạch năm 2009. Cụ thể, sản lượng điện sản xuất của PPC đạt khoảng 3,8 tỷ kwh, sản lượng tiêu thụ đạt khoảng 3,4 tỷ kwh.

Theo BCTC 6 tháng đầu năm, doanh thu của PPC trong 6 tháng đầu năm đạt 2.256 tỷ đồng, đạt 59% kế hoạch doanh thu cả năm 2009 của Công ty. So với cùng kỳ năm 2008 thì doanh thu của Công ty tăng 6%. Mặc dù sản lượng điện tiêu thụ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước nhưng do giá bán điện được điểu chỉnh tăng theo giá nguyên liệu đầu vào dẫn đến doanh thu của Công ty tăng.

Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính của Công ty tăng 97% và chi phí hoạt động tài chính đã giảm 49%. Cũng theo BCTC 6 tháng đầu năm, khoản đầu tư tài chính của PPC khoảng 3.330 tỷ đồng, trong đó có 2.975 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng với lãi suất từ 7,5% đến 7,8% và 355 tỷ đồng, chủ yếu là khoản góp vốn vào 2 dự án Nhiệt điện Hải Phòng và Nhiệt điện Quảng Ninh.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2009, doanh thu tài chính của Công ty đạt 177 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu tài chính quý 2/2009 cao hơn so với quý 1/2009 do một phần doanh thu tài chính trong quý 1 chưa hạch toán hết đã được chuyển sang hạch toán trong quý 2-2009.

Mới đây, Bộ phận Phân tích – CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã đưa ra những phân tích về PPC. Theo BVSC, tổng chi phí tài chính của PPC trong 6 tháng đầu năm là 83 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí lãi vay. Trong quý I/2009 PLPC đã trả một khoản nợ gốc 928,37 triệu JPY và ghi nhận một khoản lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện là hơn 12 tỷ đồng. Với khoản nợ còn lại là 35,2 tỷ JPY, PPC hiện chưa đánhgiá lại tác động của chênh lệch tỷ giá.

Tại BCTC của PPC, tỷ giá VND/JPY ghi nhận tại thời điểm 30/6/2009 là 175,57 VND/JPY, thấp hơn 5,1% so với thời điểm cuối năm 2008. Như vậy, nếu tỷ giá VND/JPY tại thời điểm cuối năm tương đương với mức tỷ giá tài thời điểm 30/6/2009 thì PPC sẽ có một khoản lãi chênh lệch tỷ giá khoảng 331 tỷ đồng do đánh giá lại khoản nợ vay bằng đồng JPY.

Với những lợi thế trên, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm đạt 683 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. So với kế hoạch kinh doanh cả năm 2009 mà công ty đã đề ra trong 6 tháng đầu năm 2009, PPC đã hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm tới 2,38.

Thời gian qua, PPC đã ký hợp đồng góp vốn vào CTCP Nhiệt điện Hải Phòng với tỷ lệ vốn góp là 16% và CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh với tỷ lệ vốn góp là 15%. Tổng số cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng mà PPC mua là 80 triệu cổ phần, trong đó 48 triệu mua với giá 11.455 đồng/cổ phần và phần còn lại sẽ mua theo giá tại thời điểm phát hành như các cổ đông khác. Tổng số cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh mà PLPC mua là 67,5 triệu cổ phần, trong đó 40,5 triệu được mua với giá 11.800 đồng/cổ phần và phần còn lại sẽ mua với giá phát hành cho các cổ đông hiện hữu.

Như vậy, tổng số vốn góp của PPC vào hai công ty nhiệt điện này đạt khoảng 1.600 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện nay (tháng 08/2009), PPC đã góp được khoảng 1.000 tỷ đồng và phần còn lại dự kiến sẽ góp trong 6 tháng cuối năm 2009.

Dự báo hoạt động kinh doanh 6 tháng cuối năm 2009

Theo BVSC, lượng nước vào các hồ thủy điện trong 6 tháng cuối năm thường đạt mức cao nên EVN thường huy động phát điện cao ở các nhà máy thủy điện để tận dụng giá mua điện rẻ. Mức huy động công suất của các nhà máy nhiệt điện do vậy sẽ thấp hơn so với những tháng đầu năm.

Đồng thời quý 3 cũng là thời gian PPC dự kiến sẽ tiến hành đại tu 2 tổ máy nên khả năng phát điện cũng bị giảm sút. Vì vậy, BVSC dự báo trong 6 tháng cuối năm 2009, sản lượng điện sản xuất của PPC có thể sẽ đạt khoảng 2,64 tỷ kwh, tương ứng với sản lượng điện thanh cái khoảng 2.4 tỷ kwh. Với mức giá bán điện cho EVN hiện là 670 đồng/kwh, doanh thu 6 tháng cuối năm dự kiến đạt khoảng 1.611 tỷ đồng, đưa doanh thu bán điện cả năm 2009 của PPC ước đạt khoảng 3.867 tỷ đồng.

Về hoạt động tài chính, tính đến thời điểm cuối tháng 6/2009, PPC đang có khoản đầu tư tài chính khoảng 3.330 tỷ, trong đó chủ yếu là tiền gửi ngân hàng và ghi nhận một phần khoản đầu tư vào 2 dự án nhiệt điện và Công ty dịch vụ sửa chữa Miền Bắc.

Trong thời gian tới do PPC sẽ tiếp tục góp vốn đầu tư vào Nhiệt điện Hải Phòng và Nhiệt điện Quảng Ninh với tổng số tiền góp vốn là 1.600 tỷ đồng nên khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty sẽ tăng lên tương ứng. Phần góp vốn này trước mắt sẽ chưa tạo ra lợi nhuận cho PLPC do 2 dự án này chưa được vận hành chính thức. Do đó, BVSC cho rằng doanh thu hoạt động tài chính trong 6 tháng cuối năm sẽ đạt khoảng 119 tỷ đồng chủ yếu do lãi từ các khoản tiền gửi ngắn hạn, đưa doanh thu hoạt động tài chính của cả năm 2009 đạt khoảng 296 tỷ đồng.



Khánh Phương (tổng hợp)
Ngành điện trong giai đoạn đầu tư lớn nhất


Tính đến nay, tổng công suất đặt nguồn toàn hệ thống điện cả nước là 15.763MW, trong đó, các nguồn điện thuộc EVN chiếm 68%, còn lại là các nguồn ngoài EVN.




Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang tập trung thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2025 (Quy hoạch điện VI), có quy mô đầu tư lớn nhất từ trước đến nay.
Chỉ riêng trong giai đoạn 2006-2010, ước tính tổng vốn đầu tư xây dựng các công trình điện khoảng 206.680 tỷ đồng. Với số vốn này, EVN đã và đang xây dựng 29 dự án nguồn với tổng công suất 11.820MW. Chỉ tính từ năm 2006-2009, đã có gần 5.000MW công suất được bổ sung vào hệ thống điện quốc gia.
Dự kiến trong năm 2010, EVN sẽ đưa vào vận hành tiếp 2.130MW công suất của 7 dự án nguồn do tập đoàn đầu tư và chiếm cổ phần chi phối, bao gồm các tổ máy Nhiệt điện Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2; các tổ máy thủy điện Sơn La, Bản Vẽ, An Khê-Kanak, Srêpok 3, Sông Tranh 2 và Đồng Nai 3.
Cùng với đó, EVN khởi công tiếp 4 dự án nguồn mới với tổng công suất 2.216MW, gồm Thái Bình 1, Lai Châu, Trung Sơn và Sông Bung 4; tập trung rút ngắn thời gian hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của các tổ chức cho vay vốn như ADB, JICA để khởi công các dự án nguồn điện chuyển tiếp từ năm 2009 sang là Mông Dương 1, Nghi Sơn 1.
Ngoài ra, EVN sẽ khởi công 2 dự án lưới điện 500kV có ý nghĩa quan trọng đối với việc đấu nối Trung tâm điện lực lớn vào hệ thống điện quốc gia. Đó là đường dây 500kV Vĩnh Tân-Song Mây, Quảng Ninh-Hiệp Hòa và các dự án lưới điện 110-220kV khác, đáp ứng nhu cầu phụ tải và đấu nối đồng bộ các dự án nguồn điện.
Như vậy, tính đến nay, tổng công suất đặt nguồn toàn hệ thống điện cả nước là 15.763MW, trong đó, các nguồn điện thuộc EVN chiếm 68%, còn lại là các nguồn ngoài EVN. Thủy điện vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất về cơ cấu nguồn điện (33,4%).
Chỉ riêng giai đoạn 2006-2008, tổng công suất lắp đặt nguồn điện trên toàn hệ thống tăng 5.136MW, tăng 1,48 lần so với giai đoạn trước. Tổng chiều dài đường dây cao thế cả nước từ 110-500kV đã vượt lên con số trên 23.694km và 277.520km đường dây trung, hạ thế.
Tổng dung lượng các trạm biến áp trung thế cũng tăng lên 44.504MVA và dung lượng trạm biến áp trung, hạ thế là 43.850MVA.
Theo VietNam+