Chủ đề: Ai xả hàng? Ai gom hàng?
-
04-11-2011 02:12 PM #3661
Silver Member- Ngày tham gia
- May 2010
- Bài viết
- 843
- Được cám ơn 261 lần trong 202 bài gởi
CP CK bị bán tháo báo hiệu 1 Down trend sắp đến?
Thứ sáu, 4/11/2011
Cổ phiếu chứng khoán tiếp tục bị bán mạnh
Phiên giao dịch sáng nay chứng kiến khá nhiều đột biến từ các cổ phiếu có vốn hóa trung bình và nhỏ. Trong khi đó, các cổ phiếu chứng khoán như SBS, SME… tiếp tục bị bán mạnh sau những tin xấu liên tiếp.
Sau khi tăng nhẹ trở lại trong phiên 3/11, sàn TP HCM mở phiên sáng nay tăng 2,78 điểm, lên 411,22 điểm trong đợt khớp lệnh mở cửa. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch toàn sàn tại thời điểm này mới chỉ đạt trên 820.000 cổ phiếu, tương đương gần 13,6 tỷ đồng.
Giao dịch chứng khoán chỉ thực sự tăng mạnh vào cuối phiên. Ảnh minh họa: Hoàng Hà HOSE bước sang khớp lệnh liên tục với diễn biến tích cực ở hầu hết các mã cổ phiếu lớn. Trong nhóm “tứ trụ”, BVH, MSN và VNM đồng loạt tăng giá 2.000 đồng vào khoảng 9 giờ, VIC cũng tăng nhẹ khoảng 1%. Một số blue-chip khác như KBC, KDC, ITA… hiện vẫn giữ ở giá tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa mạnh khi VCB, CTG tăng giá dưới 1%, EIB đứng ở giá tham chiếu trong khi MBB và STB giảm nhẹ 100 đồng. MBB tiếp tục được giao dịch mạnh với hơn 100.000 cổ phiếu được chuyển nhượng. Tuy nhiên, dẫn đầu về giao dịch trên thị trường lúc này là PTC với khối lượng hơn 600.000 cổ phiếu được khớp sau khi đã giảm sàn 3 phiên trước đó.
Đến giữa phiên, lực mua có dấu hiệu đuối dần. Một số mã bị bán mạnh mà điển hình là SBS với dư bán sàn trên 100.000 cổ phiếu sau khi thông tin về khoản lỗ gần 100 tỷ đồng trong quý III và việc Sacombank đăng ký thoái vốn để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới 11%.
Giao dịch toàn thị trường tiếp tục lình xình trong nửa cuối phiên khớp lệnh liên tục nên đến 10 giờ, giá trị chuyển nhượng được ghi nhận trên bảng điện tử HOSE mới đạt khoảng 250 tỷ đồng. Thanh khoản chỉ được cải thiện thực sự trong đợt 3 và thông qua giao dịch thỏa thuận các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ và trung bình.
Đáng chú ý nhất là giao dịch thỏa thuận trị giá hơn 92 tỷ đồng của 6,95 triệu cổ phiếu SBT ở giá trần 13.300 đồng. Ở khu vực khớp lệnh, mã này cũng chốt phiên với gần 90.000 cổ phiếu được khớp. Một mã khác cũng có đột biến là TNT khi chuyển nhượng được 600.000 cổ phiếu thông qua khớp lệnh ở giá trần. Con số này tuy không lớn so với mặt bằng chung nhưng tương đương 20 lần khối lượng giao dịch trung bình của cổ phiếu này trong những phiên gần đây. Bản thân cổ phiếu này cũng tăng trần 2 phiên liên tiếp trước đó.
Nhờ những giao dịch nói trên, khối lượng chuyển nhượng chứng khoán trong phiên 4/11 của toàn sàn TP HCM tăng mạnh lên trên 34 triệu, tương đương gần 660 tỷ đồng. Vn-Index chốt phiên ở 410,57 điểm, tăng 2,13 điểm so với phiên trước.
Trên sàn Hà Nội, cổ phiếu SME tiếp tục bị bán mạnh với dư bán sàn cuối phiên lên tới gần 395.000 cổ phiếu. HNX-Index tiếp tục giảm 0,46 điểm, xuống 65,97 điểm. Khối lượng giao dịch cũng giảm nhẹ xuống gần 26,4 triệu chứng khoán, tương đương hơn 271 tỷ đồng.
UPCoM-Index cũng giảm 0,22 điểm, xuống 30,23 điểm trong sáng nay. Khối lượng giao dịch trên sàn đạt 93.500 cổ phiếu, tương đương khoảng 529 triệu đồng.
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/c...c-bi-ban-manh/
-
04-11-2011 03:09 PM #3662
Có bài hay cho các chú, đọc xong nhớ dành 2 phút để suy ngẫm:
Con gái Thủ tướng Dũng thêm vai trò mới
Cập nhật: 16:40 GMT - thứ năm, 3 tháng 11, 2011
Bà Nguyễn Thanh Phượng (áo đen bên trái) được cho là doanh nhân trẻ thành đạt ở Việt Nam.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) của cả ba công ty kinh doanh vốn, chứng khoán và bất động sản Nguyễn Thanh Phượng nắm thêm vai trò trong khu vực ngân hàng.
Bà Phượng, sinh năm 1980, là con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Các bài liên quan
Tin đăng trên trang web của chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt cho hay bà Phượng, chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty quản lý quỹ Bản Việt, chủ tịch HĐQT công ty chứng khoán Bản Việt và chủ tịch HĐQT công ty bất động sản Bản Việt được bầu làm thành viên HĐQT Ngân hàng Bản Việt.
Bấm Bản tin ngày 3/11 nói Ngân hàng Gia Định đã thông qua việc đổi tên thành Ngân hàng Bản Việt.
“Đại hội cổ đông bất thường sáng ngày 3/11 của ngân hàng TMCP Gia Định (GiaDinhBank) đã thông qua sửa đổi điều lệ đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) và tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng (95 triệu đôla) lên 3.000 tỷ đồng (142 triệu đôla)”.
Đại hội này cũng thông qua việc bầu bổ sung bà Nguyễn Thanh Phượng làm thành viên HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2010-2014.
Công ty chứng khoán Bản Việt chính là công ty tư vấn cho GiaDinhBank để chào bán 100 triệu cổ phần nhằm tăng vốn hồi cuối tháng Bảy năm nay.
Bản tin trích điều họ gọi là nguồn tin của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online nói một nhóm cổ đông đã mua với tỷ lệ tối thiểu 30% vốn điều lệ của GiaDinhBank.
“Cổ đông lớn nhất của GiaDinhBank là Vietcombank cũng đã cơ bản hoàn tất thương vụ bán hết 30% vốn cho một số cổ đông”.
Thông tin trên website của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt nói bà Phượng từng làm Giám đốc đầu tư của quỹ Vietnam Holding, một quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán London.
“Ngoài ra, bà Phượng từng giữ vị trí Phó Giám đốc tài chính của Công ty Liên doanh Holcim (Việt Nam), một tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ”.
Chồng bà Nguyễn Thanh Phượng là ông Nguyễn Bảo Hoàng (Henry), thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt.
Ông Hoàng, người Mỹ gốc Việt, hiện là Tổng Giám đốc của Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam (IDGVV), chuyên đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng, truyền thông và công nghệ kể từ năm 2004.
Trong cuộc Bấm phỏng vấn dành cho báo Tuổi Trẻ cách đây 5 năm, Nguyễn Thanh Phượng nói "Tôi yêu nghề đầu tư tài chính vì theo quan điểm cá nhân, tôi cho nó là đỉnh cao của rất nhiều nghề".
"Tôi nghĩ có vài điều mà người ta cũng có thể học được từ một cô gái tuổi đôi mươi như tôi....là nên làm nhiều và nói ít thôi", Phượng nói thêm.
‘Người năng động’
Hiếm khi thấy Thủ tướng Dũng và phu nhân (bên phải) xuất hiện cùng con cái trước công chúng.
Trong các điện tín ngoại giao Sứ quán Hoa Kỳ gửi về nước bị trang web Wikileaks tiết lộ mới đây, cũng có bức điện liên quan tới con cái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Tp HCM, ông Seth Winnick trong Công điện ngày 26/12/2006 đã tóm lược tin tức thu thập được về các người con của ông Nguyễn Tấn Dũng trong đó có Nguyễn Thanh Phượng.
Báo Người Việt gần đây trích lời ông Winnick viết: “Phượng giống cha như đúc, và dường như trong ba người con ông thủ tướng, Phượng là người năng động nhất. Trong câu chuyện với chúng tôi, cô tỏ ra cởi mở, tò mò, và chăm chú. Rõ ràng cô là một người có tài.”
“Tuy thế, việc thăng tiến vượt trội của Phượng, và những cánh cửa rộng mở đón chào Phượng và anh em của cô,” là “bằng chứng cho thấy cách thức mà tầng lớp lãnh đạo (Việt Nam) bảo đảm cho con cái họ những vị trí đầy lợi thế về giáo dục, chính trị và cả kinh tế.”
Công điện đơn cử một vài ví dụ, “Tháng 1/2006, lúc mới hơn 25 tuổi, Phượng đã là giám đốc đầu tư của công ty Vietnam Holding Asset Management, quản trị vốn đầu tư 112 triệu đôla của các nhà đầu tư Thụy Sĩ.
Ðến tháng 11 cùng năm, Phượng lên làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Ðầu Tư Chứng Khoán Bản Việt với nhiều trăm tỷ đồng Việt Nam đến từ các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.”
Tại sao người ta có thể tin tưởng để giao một số vốn không lồ như thế cho một người trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm như Phượng?
Tổng Lãnh Sự Seth Winnick trả lời câu hỏi này thay cho lời kết của công điện: “Tất nhiên, về mặt chính trị, giao quỹ đầu tư cho cô con gái cưng của thủ tướng quản lý, là một điều khôn ngoan, nhất là khi quỹ này tập trung vào việc đầu tư trong những ngành mà nhà nước kiểm soát, như dầu khí, ngân hàng và công nghệ thông tin.”
Bức điện này cũng nói về việc Tổng Thống Bush làm Thủ tướng Dũng hơi ngỡ ngàng khi ông Bush đột nhiên đề cập đến mối quan hệ giữa các con ông Dũng với phía Hoa Kỳ trong chuyến thăm Việt Nam của ông Bush hồi năm 2006 để dự hội nghị thượng đỉnh APEC tại Hà Nội.
Bức điện có đoạn mô tả rằng “Theo một nguồn tin đáng tin cậy ở thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Tướng Dũng giật mình khi Tổng Thống Bush hỏi han về việc học hành cũng như những liên hệ khác của các con ông tại Hoa Kỳ”.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...ter_bank.shtml
Ca dao cổ: " Con Vua thì lại làm Vua, con Sãi ở chùa lại quét lá đa"
New ca dao" " Con quan thì lại làm quan, quáng già vẫn mãi quáng g à mà thôi".
-
05-11-2011 12:49 PM #3663
Silver Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 908
- Được cám ơn 224 lần trong 167 bài gởi
phát hiện mới: thèng quáng ham mê chơi chứng và yếu sinh lý mà vợ thèng quáng lại bị cuồng dâm mơi bị sát hại
Cụ bà cuồng dâm 68 tuổi bị trai bao 20 tuổi cắt cổ
Bà lão bi cat co o dak lak – Vụ án mạng kinh hoàng xảy ra vào chiều qua (8-10). Một cụ già 68 tuổi được phát hiện bị cắt cổ chết tại tiệm spa. Ai cũng nghĩ rằng chắc hẳn nó là vụ án giết người cướp của. Nhưng ẩn sau cái chết đau đớn ấy lại là cả một câu chuyện động trời…
Hình ảnh minh họa – ba lao bi cat co o dak lakBa lao bi cat co o dak lak – Cuốn “nhật ký mây mưa” tố cáo “phi công trẻ” giết “máy bay bà già” hoang dâm…
Đứng trước hiện trường vụ án ba lao bi cat co o dak lak , ai cũng ngỡ rằng nguyên nhân vụ án chắc chắn phải là cướp của giết người. Có nằm mơ, những người tham gia phá án lúc đó cũng không nghĩ rằng sự thật chỉ vì bất đồng trong việc không được thỏa mãn sinh lý và không cho tiền “phi công trẻ” như hứa hẹn, bà lão đã cãi vã với người tình và bị tình nhân kém mình đến 40 tuổi sát hại.
Hiện trường vụ án – ba lao bi cat co o dak lakBa lao bi cat co o dak lak -Cái chết bi thảm.
Chiều ngày 8/10 vừa qua, một nhân viên của quán spa – Phòng khám chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp trên đường Đinh Tiên Hoàng (phường Tự An, TP Buôn Mê Thuột) khi tới nơi làm việc đã phát hiện nơi này có dấu hiệu bất thường. Cửa khóa trái, lại có dấu máu từ phía trong ra ngoài. Gọi điện cho bà chủ nhà thì không thấy nghe máy mà “Điện thoại ngoài vòng phủ sóng”, nhân viên này vội vàng báo cho những người thân và cơ quan chức năng.
Phá cửa vào nhà, người ta nhìn thấy một cảnh tượng kinh hoàng phía bên trong. Bà chủ nhà 68 tuổi đã nằm chết từ bao giờ, trên cơ thể có 2 vết đâm vào cổ. Trong nhà, dấu máu vương vãi từ tầng trệt lên đến lầu 1.
Hiện trường tuy không xáo trộn nhiều, nhưng kiểm tra đồ đạc trong nhà, người ta thấy điện thoại của nạn nhân cùng một khoản tiền trên lầu đã biến mất. Nhận định ban đầu là nạn nhân đã bị giết người cướp tài sản.
Nạn nhân được xác định là bà Trần Thị B. (68 tuổi, thường được gọi là T), là chủ căn nhà nêu trên. Cơ sở chăm sóc sắc đẹp là do con gái bà kinh doanh, nạn nhân thường ở căn nhà phía sau và hiện nghỉ ngơi dưỡng già chứ không làm việc gì.
Qua khám nghiệm hiện trường và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắc Lắc nhận thấy: Nạn nhân dù đã nhiều tuổi nhưng có nhiều mối quan hệ phức tạp, lại sống gần như biệt lập với bà con hàng xóm.
Từ những mối quan hệ phức tạp này, rất có thể sẽ nảy sinh vấn đề tình cảm và tiền bạc. Tuy nhiên qua việc điều tra, truy tìm hung thủ giết người gặp rất nhiều khó khăn, vì bà B thường sống một mình trong căn nhà tầng có tường bao quanh nằm phía sau tiệm spa nên ít người để ý; mặt khác, hiện trường vụ án gần như không bị xáo trộn. Vậy ai đã giết bà B? Kẻ thủ ác có quan hệ như thế nào với nạn nhân? Phải chăng kẻ thủ ác giết người để lấy tài sản hay còn vì động cơ nào khác?
Ba lao bi cat co o dak la - Phá án bằng công nghệ cao
Đầu mối để phá án duy nhất lúc này chỉ có những dấu vân tay, vân chân để lại hiện trường. Chiếc điện thoại bị lấy mất thì đã ở trong tình trạng không xác định được vị trí, hung khí gây án được xác định là vật sắc nhọn (dự đoán có kiểu dáng giống con dao gọt hoa quả) thì không tìm thấy.
Phạm Trường Pha tại cơ quan công an
Bất ngờ, bộ phận khám nghiệm hiện trường phát hiện những “chi tiết” động trời: Họ tìm thấy một … bộ phận sinh dục nam bằng cao su trong đồ đạc cá nhân của nạn nhân. Bàng hoàng hơn nữa, nạn nhân còn có một cuốn nhật ký tiết lộ “cuộc sống mây mưa” thầm kín của mình.
Trong cuốn nhật ký bé hơn bàn tay, các điều tra viên đọc được những dòng chữ dường như là được nạn nhân đã ghi chép từ tin nhắn điện thoại ra, dạng như “Khoảng 5h thì đến nhé?”, “Hôm nay đến có được không?”… và những tên người viết tắt dạng như T, H, D,… Trong số đó, đặc biệt thời gian gần đây có thấy xuất hiện cái tên P rất nhiều lần.
Bộ phận lưu trữ tàng thư ngay lập tức được chỉ đạo tra cứu những người nào có tên P ứng với dấu chân, vân tay để lại hiện trường. Chỉ bằng một cú nhấp chuột và vài giây chờ đợi, hệ thống đã cho biết dấu nhận dạng này phù hợp với đặc điểm của đối tượng Phạm Trường Pha (SN 1991, hiện là sinh viên một trường Trung cấp, ngụ thôn 1, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc).
Các điều tra viên đã không khỏi băn khoăn khi tra cứu nhân thân của đối tượng Pha, công an nhận thấy Pha chưa từng có tiền án, tiền sự và vừa mới nhập học Trường Trung cấp Luật được 1 tuần. Cậu trai mới 21 tuổi này đâu có gì mâu thuẫn với nạn nhân? Cũng không ở trong trường hợp “túng quá hóa liều” mà đi cướp tài sản. Tuy nhiên, một tổ công tác cũng đã lên đường để đi tìm đối tượng.
Tại nhà riêng, khi thấy bóng công an, cậu thanh niên trẻ tuổi quỵ chân xuống sợ hãi. Đối tượng ngay lập tức được di lý về cơ quan công an và từ đây sự thật bàng hoàng đã được hé lộ.
Ba lao bi cat co o dak lak – Cái giá phải trả
Tại cơ quan điều tra, Phạm Trường Pha khai nhận suốt từ năm 2010 đến nay, Pha là … bạn tình của bà lão 68 tuổi. Tình cờ gặp bà lão và được bà lão gạ gẫm, hắn đã “nhắm mắt làm liều” để nhận vài trăm ngàn sau mỗi lần “phục vụ tình dục” và từ đó đến nay trở thành “mối ruột”.
Khoảng 9h sáng ngày 8/10, Pha nhắn tin cho bà B và “máy bay bà già” này đã cho người làm việc tại spa về nghỉ sớm. Pha đã đến nhà bà B và tại đây, cả hai đã có quan hệ tình dục với nhau.
Hung thủ khai nhận, sau cuộc “mây mưa”, vì cậu trai này vẫn chưa làm cho bà lão “thỏa mãn” nên bà lão đã làu bàu nhấm nhẳng. Thấy bà lão đưa tiền “thù lao” ít hơn mọi lần nên hắn đã vặc lại, rồi sau đó hai người đã xích mích với nhau, bị bà lão chửi bới. Chịu không nổi, hắn tình cờ nhìn thấy con dao Thái Lan để trên tủ lạnh nhà và cơn điên nổi lên, hắn vung dao vào nạn nhân. Dính hai nhát dao vào cổ gây đứt động mạch cảnh, nạn nhân đã chết tại chỗ.
Gây án xong, tên sát thủ bàng hoàng sợ hãi. Hắn khai nhận để bình tĩnh, hắn còn mở tủ lạnh kiếm nước uống (và chính dấu tay để trên tủ lạnh đã tố cáo hắn). Sực nhớ ra điện thoại của nạn nhân còn lưu tin nhắn của mình trước đó, hắn mò mẫm đi kiếm điện thoại. Tìm khắp tầng trệt không thấy đâu, Pha lấy điện thoại của mình nhá vào máy của nạn nhân thì thấy tiếng chuông reo trên lầu. Hắn chạy lên để lấy chiếc điện thoại mang đi, tình cờ lại nhìn thấy khoản tiền 8 triệu đặt bên cạnh nên nhét luôn vào túi mình. Xong việc, hắn tìm khóa và khóa trái cửa lại, bỏ về nhà. Con dao gây án và chùm chìa khóa được hắn vứt xuống một hồ nước gần nhà hắn sinh sống. Điện thoại và quần áo đã mặc khi gây án, Pha đã đốt đi, còn 8 triệu đồng lấy được đem đi trả nợ.
Ba lao bi cat co o dak lak – Bà lão mắc bệnh hoang dâm
Đánh giá về vụ án, Đại tá Đoàn Quốc Thư, Phó Giám đốc công an tỉnh Đắc Lắc, người trực tiếp chỉ đạo điều tra phá án cho biết: “Với đối tượng Phạm Trường Pha, động cơ ban đầu giết nạn nhân không phải vì mục đích cướp tài sản mà vì hai người có xích mích. Nhưng khi đi tìm và lấy đi chiếc điện thoại để phi tang, Pha đã tình cờ thấy 8 triệu trên tủ trong phòng riêng của nạn nhân nên lấy luôn. Vì vậy, Pha đã phạm vào cả tội “Giết người” và “Cướp tài sản”.
Một vấn đề khác khiến các điều tra viên tham gia phá án trăn trở, đó là việc bà lão này đã quyến rũ khá nhiều các chàng trai đến phục vụ tình dục cho thói hoang dâm vô độ của mình. Từ cuốn nhật ký chép tay và kiểm tra các đầu mối thông tin khác, công an phát hiện nạn nhân dù đã 68 tuổi nhưng có hàng chục tình nhân, hầu hết trong độ tuổi sinh những năm 1980, 1990, là những thanh niên “ăn chưa no, lo chưa tới”. Pha chỉ là một trong nhiều “bồ nhí” của bà B nhưng cũng đã có quan hệ với bà B từ lâu. Khi có quan hệ với người nào đó, bà B đều có viết nhật ký và mỗi người đều có ký hiệu riêng.
Cơ quan công an đã triệu tập 8 đối tượng là người tình của nạn nhân lên để xác định có ai là đồng phạm trong vụ án này không. Từ lời khai của các “phi công trẻ”, người ta biết được những chuyện không thể tin nổi của nạn nhân. Thậm chí có cậu trai của bà không thể đáp ứng nổi “nhu cầu sinh lý” của bà lão nên đã tìm cách “chạy làng”, tránh mặt với lý do đi học, hay đi đâu đó, từ bỏ cả “mức lương” mà bà lão trả là khoảng 6 – 8 triệu đồng một tháng. Tổng hợp lời khai từ các người tình, người ta thấy bà B có nhiều cách để tìm người tình trẻ, hầu như đối tượng này đều được bà lão “nuôi” hoặc cho tiền và không ai biết ai.
-
Có 2 thành viên đã cám ơn thuchi :
downdown235 (05-11-2011)
-
05-11-2011 06:01 PM #3664
-
Có 2 thành viên đã cám ơn downdown235 :
thuchi (06-11-2011)
-
06-11-2011 09:16 AM #3665
Senior Member- Ngày tham gia
- Mar 2010
- Bài viết
- 766
- Được cám ơn 86 lần trong 71 bài gởi
Thứ Sáu, 04/11/2011 | 16:14
Đọc sách | Thảo luận: 4 | A A A
STB sẽ mua lại khoảng 107 triệu cổ phiếu quỹ
(Vietstock) - HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (HOSE: STB) vừa công bố quyết định mua lại cổ phiếu quỹ khoảng 10% vốn điều lệ (tương đương với 107 triệu cổ phiếu quỹ).
Nếu tính theo mức giá đóng cửa của STB ngày 04/11 là 13,200 đồng thì Sacombank phải bỏ ra số tiền hơn 1,417 tỷ đồng để mua lại lượng cổ phiếu này.
Nguồn vốn thực hiện sẽ trích từ thặng dư vốn cổ phần và quỹ dự trữ bổ sung. HĐQT ủy quyền cho Tổng giám đốc thực hiện vấn đề này.
Bình luận về kế hoạch mua cổ phiếu quỹ của Sacombank, TS. Đinh Thế Hiển Giám đốc Viện Nghiên cứu Tin học và kinh tế ứng dụng cho rằng, dưới góc độ là một ngân hàng thì việc Sacombank mua cổ phiếu quỹ hiện nay là điều khá bất thường khi mà hệ thống ngân hàng có nhiều biến động về thanh khoản và lãi suất.
Trước đó, STB đã đăng ký bán 48,130,000 cp SBS của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, tương đương 38% vốn điều lệ công ty này bằng phương thức thỏa thuận từ ngày 02/11 đến 12/11. Mục đích của giao dịch nhằm giảm tỷ lệ sở hữu tại SBS theo tinh thần Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2010. Dự kiến sau giao dịch, STB chỉ còn nắm giữ 13,870,000 cp, chiếm tỷ lệ 10.95% vốn điều lệ tại SBS.
Theo ông, ở thời điểm này, không chỉ các ngân hàng nhỏ mà cả những ngân hàng lớn cũng cần bảo toàn vốn để đối phó với rủi ro về thanh khoản và các bất trắc có thể có vào cuối năm, thì việc Sacombank “vung” một lượng tiền lớn để mua cổ phiếu quỹ là điều không nên làm. Tuy vậy, ông Hiển cũng cho biết thêm mỗi ngân hàng đều có chiến lược riêng. Mọi việc đều phải chờ tiếng nói chính thức từ phía Sacombank mới có thể đưa ra cái nhìn chính xác.
Ngoài ra, với một ngân hàng lớn và có lượng vốn dồi dào như Sacombank thì việc đầu tư vào cổ phiếu của chính mình sẽ an toàn hơn việc đầu tư những cổ phiếu khác hoặc các kênh đầu tư khác vốn chứa đựng nhiều rủi ro.
Ông Hiển cho biết thêm, nếu đứng dưới góc độ doanh nghiệp bình thường thì việc mua cổ phiếu quỹ là để giúp cổ phiếu của mình khởi sắc hơn khi họ nhận thấy cổ phiếu đã xuống thấp hơn giá trị thực. Tuy nhiên, ông Hiển cũng cho rằng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm như hiện tại thì việc mua một lượng lớn cổ phiếu quỹ sẽ tạo lực đẩy cho cổ phiếu trong ngắn hạn, sau đó mọi việc vẫn theo xu hướng của thị trường.
Ăn toác mỏ chuyến này nếu đúng STB mua đủ 17tr. STB phi 4x thì em nhân 3 tk....chẹp chẹp
-
06-11-2011 05:32 PM #3666
Silver Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 908
- Được cám ơn 224 lần trong 167 bài gởi
Chủ Nhật, 06/11/2011
Chứng khoán tiếp tục 'khiếm thị'
Trong tuần tới, điều gì có thể ngăn chặn hoặc hãm bớt đà giảm của chỉ số chứng khoán? Liệu việc giảm thuế đối với nhà đầu tư chứng khoán - nội dung của một nghị định mới nhất mang tính "kích cầu" - có trở nên một động lực nào đó cho thị trường?
Không còn gì để nói về thị trường chứng khoán! Với phiên lao dốc ngày 2/11, chỉ số sàn Hà Nội đã chính thức phá đáy gần nhất, dịch chuyển niềm hy vọng từ đáy chữ W sang sự thất vọng của chữ M - một biến dạng của chữ W lộn ngược.
Lời chứng giải cho chữ M đã diễn ra ở ngay những phiên giao dịch sau đó. Trò chơi "xanh vỏ đỏ lòng" vẫn tiếp tục diễn ra không một chút hổ thẹn, đi kèm với giá trị thanh khoản sụt giảm đều đặn càng như cứa vào chút hy vọng sót lại của nhà đầu tư.
Cần nhắc lại là chỉ mới vào phiên giao dịch thứ Sáu tuần trước nữa, giới đầu tư nhỏ lẻ trong thị trường đã hồ hởi như thế nào trước triển vọng chỉ số HNX đã giảm về gần sát đáy cũ 65 điểm, mà từ đó xuất hiện giả thuyết về mô hình chữ W hai đáy được hình thành, tạo ra thế tiến bền vững cho giá cổ phiếu.
Tuy nhiên mọi dự đoán lạc quan đều có vẻ trở nên lạc lõng. Những chỉ báo kỹ thuật đã lại một lần nữa bị một vài phiên hồi phục đánh lừa. Cùng lúc đó, thị trường xuất hiện khá nhiều tin tức không tốt đẹp. Tình hình thanh khoản tại một số công ty chứng khoán nhỏ bắt đầu "có vấn đề".
Thật ra từ tháng 5/2011, vấn đề thanh khoản tại nhiều công ty chứng khoán đã là một vấn đề đau đầu đối với họ. Tuy vậy, hiện tình còn tệ hơn khi dòng tiền đầu cơ vào nhóm cổ phiếu nhỏ đã gần như biến mất trong tuần trước, để lại nhiều con thuyền cổ phiếu nhỏ chơ vơ trên mặt biển chao nghiêng bởi bão tố.
Bao giờ thì niềm vui trở lại với các nhà đầu tư chứng khoán? (ảnh minh họa - SGTT)
Hiện tượng thanh khoản chung giảm sút gắn liền với hiện tượng tốc độ suy giảm của nhóm cổ phiếu nhỏ cao hơn nhóm cổ phiếu vừa và lớn, đã cho thấy khá rõ ràng sự lặp lại của các giai đoạn vận động trong lịch sử khi thị trường chưa chạm đáy. Lần này cũng vậy, ngay cả trong những phiên giằng co, một số cổ phiếu nhỏ vẫn dễ dàng giảm sàn. Tuần qua, trong khi nhóm cổ phiếu lớn giảm gần 2% thì nhóm cổ phiếu nhỏ lại mất đến 4-5%. Đó là một dấu hiệu nhà đầu tư nhỏ lẻ đang dần rút ra, thay vì tham gia vào thị trường.
Kết quả của sự biến dạng từ chữ W sang chữ M là vào cuối tuần trước, chỉ số sàn Hà Nội đã giảm về rất gần đáy cũ 65 điểm (lập vào giữa tháng 8/2011). Chỉ một chút nữa thôi, HNX sẽ chính thức phá đáy này, để thị trường lại tiếp diễn trò chơi dò dẫm tìm đáy mới.
Tuy nhiên khác với mấy tuần trước đây, tuần qua đã kết thúc không hẳn bằng sắc xanh. Màu xanh gượng ép đã được điểm xuyết trên HOSE, nhưng vẫn chỉ là những mã có vốn hóa siêu lớn. Còn HNX vẫn hành trình đi xuống. Hiện tượng "bất thường" này nói lên điều gì?
Nếu đã có sự bất thường xảy ra vào cuối tuần trước, thì cũng có thể theo logic mà một điều bất thường khác xảy ra vào đầu tuần này. Có nghĩa là trái với thông lệ đầu tuần giảm của những tuần trước, đầu tuần này thị trường có thể tăng.
Thế nhưng trên HNX, một chi tiết đáng chú ý là cạnh bên phải của chữ M đã bị kéo xuống khá sâu, tạo nên một mô hình chữ M hoàn toàn mất cân đối. Trong lịch sử vận động của các chỉ số chứng khoán quốc tế, chẳng hạn như của Dow Jones, cứ sau khi thị trường hình thành mô hình chữ M như thế, chỉ số sẽ tiếp tục suy giảm hoặc lao dốc rất mạnh.
Cũng thường là sau mô hình chữ M như thế, đồ thị chứng khoán kéo dài sự suy giảm. Chữ M càng lớn, thời gian suy giảm càng dài, có khi với chu kỳ đến 6-8 tháng.
Nếu loại trừ khả năng lao dốc mạnh vì điều đó có thể khá vô lý khi mặt bằng giá cổ phiếu đã thấp một cách không tưởng, khả năng còn lại chỉ có thể là việc chỉ số chứng khoán Việt Nam sẽ trôi dần với góc trượt nhỏ. Với tiền lệ chữ W khá lớn và lộn ngược biểu hiện gần đây nhất, trên con đường trượt xuống, có thể chỉ số chứng khoán sẽ còn được "tạo hình" bằng những chữ M nhỏ khác.
Có lẽ với giới phân tích, việc nhận định thị trường hàng tuần đã trở nên một nỗi ám ảnh với màu sắc bi quan. Tâm trạng của chúng tôi cũng không vui vẻ gì khi bắt buộc phải nêu ra những dự báo kèm dẫn chứng về xu thế tiếp tục "khiếm thị" của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đó lại là một sự thật đã được minh chứng gần trọn năm nay, khi chỉ số chứng khoán chỉ có một chiều xuống và xuống.
Khoảng thời gian còn lại của năm 2011 là khá ít ỏi để chứng khoán thực hiện một đợt phục hồi có ý nghĩa. Xét ra trong năm nay, thị trường đã chưa hề có một lần hồi phục đáng kể nào (tăng ít nhất 30%). Những thông tin tích cực về lãi suất tiết kiệm được kéo giảm, chỉ số CPI giảm ổn định và kênh vàng suy thoái đã hầu như không có tác động tích cực nào đối với thị trường. Ngược lại, những tin tức tiêu cực luôn tạo ra mức độ ảnh hưởng tức thì đến giá cổ phiếu.
Vậy thì trong tuần này, điều gì có thể ngăn chặn hoặc hãm bớt đà giảm của chỉ số chứng khoán? Vào cuối tuần trước, một nghị định của Chính phủ đã chính thức được ban hành, thực hiện một số giải pháp về thuế, trong đó có việc giảm thuế đối với nhà đầu tư chứng khoán, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân. Liệu bản nghị định mới nhất mang tính "kích cầu" này có trở nên một động lực nào đó thị trường chứng khoán?
Nếu lịch sử của gói kích cầu năm 2009 được lặp lại, chỉ số chứng khoán sẽ phản ứng tích cực trong không bao lâu nữa, có thể vào tháng 12/2011 hoặc tháng Giêng năm 2012. Vào cuối tháng 3/2009, một phần tiền kích cầu đã trực tiếp chảy vào kênh chứng khoán và kích hoạt thị trường này.
Ẩn số sắp tới sẽ là việc dòng tiền từ cơ chế miễn giảm thuế thu nhập cá nhân có dịch chuyển vào cổ phiếu, và nếu dịch chuyển thì có đủ nhiều để tạo ra một bước ngoặt thay đổi về chất cho giá cổ phiếu hay không.
chứng khoán không có tội, chứng khoán không "khiếm thị" chỉ có người chơi chứng khoán mới bị khiếm thị.
chắc bị khiếm thị.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
-
07-11-2011 09:03 AM #3667
Silver Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 908
- Được cám ơn 224 lần trong 167 bài gởi
xanh vỏ thì lại đỏ lòng, đỏ vỏ thì cũng đỏ lòng bạn ơi
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
-
07-11-2011 11:19 AM #3668
Senior Member- Ngày tham gia
- Mar 2010
- Bài viết
- 766
- Được cám ơn 86 lần trong 71 bài gởi
Báo động đỏ: Bác nào có tiền có chứng ở các cty ck có vấn đề khẩn trương rút ngay kẻo lại mất sạch:
Thứ 2, 07/11/2011
Căng thẳng thanh khoản lan tới các công ty chứng khoán
Dự báo sẽ có một đợt rút vốn mạnh của khách hàng để tránh rủi ro bởi hiện tại đang phát sinh hai vấn đề mà các nhà đầu tư không thể yên tâm.
Tiếp sau sự căng thẳng thanh khoản của hệ thống tín dụng đen và hệ thống ngân hàng trong những tuần trước, tình trạng này bắt đầu lan tới các công ty chứng khoán.
Theo nguồn tin từ trung tâm Lưu ký chứng khoán, tính đến chiều ngày 1.11.2011, công ty chứng khoán (CTCK) SME đã không thể thanh toán được các khoản phải trả cho lệnh mua đến hạn thanh toán. Do vậy, uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã quyết định huỷ giao dịch chiều mua từ SME.
Rủi ro thanh khoản do không quản lý được dòng tiền
Rủi ro thanh khoản chính là rủi ro đáng sợ nhất dẫn đến nguy cơ phá sản, khi một công ty không có đủ tiền để thanh toán cho những nhu cầu phát sinh như nợ đến hạn hoặc khách hàng rút tiền.
Khi công ty không có đủ tiền trả cho một chủ nợ và nếu thông tin này được lan ra, nhiều chủ nợ khác sẽ đồng loạt đòi nợ do lo sợ bị mất vốn. Điều này khiến công ty mất thanh khoản nhanh chóng sụp đổ dù cho các tài sản vẫn đang có khả năng sinh lời.
Thông thường, do tiền và các khoản tương đương tiền là tài sản có tính sinh lời thấp nên các công ty có xu hướng nắm giữ ít tiền mặt. Nhưng xu hướng này sẽ gây ra nhiều rủi ro trong thời kỳ nền kinh tế bị bất ổn, tín dụng bị thắt chặt như trong năm 2011 của Việt Nam.
Đối diện với một thời kỳ mới mà đặc trưng là tài sản giảm giá, vay mượn khó khăn với lãi suất cao, nhiều CTCK đã không kịp thay đổi thói quen trên để nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Những công ty càng đẩy mạnh hoạt động tự doanh thì càng có nguy cơ bị thua lỗ.
Dựa trên báo cáo tài chính gần nhất thì có khá nhiều CTCK Việt Nam, đặc biệt là các CTCK nhỏ, đang có tỷ lệ tiền mặt/nợ ngắn hạn ở mức thấp. Các quy định tỷ lệ an toàn vốn mà UBCK đưa ra cũng còn nhiều CTCK chưa đáp ứng được.
Theo UBCK, tính đến đầu tháng 10.2011, số liệu các CTCK báo cáo về UBCK cho thấy có 12 CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180%. Trong số đó, có năm CTCK có tỷ lệ này ở dưới mức dưới 120% – mức có thể bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Theo báo cáo quý 3/2011 của CTCK SME, tiền và các khoản tương đương tiền của SME chỉ là 7,735 tỉ đồng. Trong đó, tiền của nhà đầu tư là 6,297 tỉ đồng, giảm mạnh so với quý 2/2011 (ở mức 44,6 tỉ đồng, tương đương 6,85% so với nợ ngắn hạn). Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu lên tới 2,91 lần. Những con số này cho thấy SME đang có khả năng thiếu tiền mặt để chi trả cho hoạt động hàng ngày cũng như các khoản nợ đến hạn nếu không bán được tài sản.
Tính đến hết quý 3/2011, một vài CTCK khác cũng rơi vào tình trạng tương tự như TAS có tỷ lệ tiền mặt và tương đương tiền so với nợ ngắn hạn là 12,27%, APG là 11,22%, GBS 3,02%… Lượng tiền giảm mạnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc gia tăng các khoản phải thu khó đòi, các khoản thua lỗ từ hoạt động đầu tư và tự doanh của CTCK.
Diễn biến này báo hiệu sẽ có một đợt rút vốn mạnh của khách hàng để tránh rủi ro bởi hiện tại đang phát sinh hai vấn đề mà các nhà đầu tư không thể yên tâm.
Thứ nhất, việc chiếm dụng vốn đã từng diễn ra do tài khoản của các CTCK không tách biệt với khách hàng. Nhà đầu tư khi rút tiền và nộp tiền thì đều thực hiện thông qua ngân hàng nhưng thực tế là nộp vào tài khoản tổng của CTCK tại ngân hàng đó. CTCK sẽ tách biệt từng tài khoản nhỏ của nhà đầu tư trong tài khoản tổng này.
Về bản chất, sự không tách biệt tài khoản của các nhà đầu tư và tài khoản CTCK khiến cho CTCK có thể sử dụng tiền của nhà đầu tư để cung cấp các dịch vụ tài chính hay đi gửi tiền qua đêm tại các ngân hàng để kiếm lãi.
Thứ hai, nhiều CTCK đã tự huy động tiền gửi từ các nhà đầu tư, các cá nhân bên ngoài để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng từ 2 – 3%/năm, thậm chí có thời điểm lên tới 4 – 5%/năm.
Trong khi đó, CTCK lại không có sự hỗ trợ về thanh khoản từ phía ngân hàng Nhà nước (NHNN), không có khả năng quản lý thanh khoản tốt như ngân hàng cùng với việc gia tăng các khoản phải thu khó đòi tại một số CTCK, thì việc thanh khoản khó khăn chỉ là vấn đề thời gian.
Khó khăn mới chỉ ở giai đoạn đầu
Nếu trong giai đoạn nửa đầu năm 2011, các CTCK có thể thoả thuận cùng các ngân hàng thương mại (NHTM) về các khoản vay, thậm chí xin hỗ trợ chia sẻ bớt gánh nặng, thì nay tình hình đã khác. Bản thân các NHTM cũng đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản rất lớn vì những bất ổn diễn ra tại các NHTM nhỏ.
Điều này rất dễ nhận thấy khi mà, theo báo Tuổi Trẻ, vẫn có ngân hàng phải đi vay với lãi suất liên ngân hàng lên tới 27% trong ngày 3.11.2011. Các NHTM thể hiện sự e ngại cho nhau vay vì lo lắng rủi ro không trả được nợ. Nhiều ngân hàng đã giảm hạn mức cho nhau vay hoặc chấp nhận cho vay nhưng với lãi suất cao hoặc phải có tài sản thế chấp, như trường hợp của Vietcombank yêu cầu thế chấp để giảm bớt rủi ro.
Các NHTM không chỉ giảm hạn mức cho vay lẫn nhau mà còn giảm cả việc cho vay đối với lĩnh vực chứng khoán. Điều này là do các NHTM đang phải hạ tỷ lệ cho vay phi sản xuất về mức 16% vào ngày 31.12.2011 theo đúng yêu cầu của NHNN.
Tuy nhiên, việc hạ tỷ lệ cho vay phi sản xuất này có lẽ không phải dễ dàng khi mà thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán đều đang trong giai đoạn suy giảm.
Nguồn tiền ở đâu có thể dễ dàng thu về nhất thì các NHTM sẽ thu về trước và do vậy, nguồn cho vay các CTCK có thể tiếp tục bị thu hẹp. Điều này càng khiến cho các CTCK gặp khó khăn hơn về thanh khoản. CTCK sẽ phải tăng cường thu hồi các khoản phải thu và nhà đầu tư tiếp tục chịu sức ép bán cổ phiếu.
Khi thông tin về SME bị mất thanh khoản lan rộng, các nhà đầu tư sẽ lo ngại không thể rút tiền được từ CTCK thanh khoản kém. Họ sẽ có thể rút tiền và chuyển sang những CTCK an toàn hơn hoặc những kênh đầu tư khác. Những nhà đầu tư dài hạn kỳ vọng có thể giải ngân được sẽ phải cân nhắc trước khi chuyển tiền vào CTCK.
Như vậy, lực cầu trên TTCK sẽ không có những dấu hiệu cải thiện nào và điều này khiến cho thị trường sẽ tiếp tục rơi vào trạng thái suy giảm. Viễn cảnh này khiến cho các CTCK khó khăn về thanh khoản lại càng khó khăn hơn. Hiện tượng SME trong tuần qua có lẽ mới chỉ là khúc nhạc dạo đầu cho tình trạng khó khăn về thanh khoản của các công ty chứng khoán trong thời gian tới.
Đối với thị trường tiền tệ, nhiều khoản cho vay của các ngân hàng với những CTCK rơi vào tình trạng kém thanh khoản có thể bị quá hạn. Việc không trả được tiền của các CTCK sẽ khiến cho nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng.
Rõ ràng là sau thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán chính thức trở thành một mối bất an mới cho hệ thống ngân hàng. Do các CTCK có mối quan hệ mật thiết với các ngân hàng nên bài toán tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Chính phủ sẽ khó có thể bỏ qua yêu cầu tái cấu trúc đồng thời hệ thống các công ty môi giới chứng khoán trong thời gian tới.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
-
07-11-2011 11:31 AM #3669taolaboqgia
Guest
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
thuchi (07-11-2011)
-
07-11-2011 11:39 AM #3670taolaboqgia
GuestXem bài viết trên Vietstock: Gần 50000 DN chết oan vì chính sách tiền tệ?
http://vietstock.vn/ChannelID/734/Ti...-chet-oan.aspx
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
thuchi (07-11-2011)
-
07-11-2011 02:56 PM #3671
Silver Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 908
- Được cám ơn 224 lần trong 167 bài gởi
-
07-11-2011 03:10 PM #3672
Silver Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 908
- Được cám ơn 224 lần trong 167 bài gởi
vẫn còn nhiều chú ham hố ck, ham bắt đáy, ham cổ tức, ham lợi nhuận ...thì quả là bó tay. 50000 dn đã phá sản mới từ đầu năm 2011, đến cuối năm và 2012 còn hàng trăm ngàn dn xóa sổ. khuyên thật: chạy càng sớm càng thoát lỗ.
-
07-11-2011 04:20 PM #3673
:)
Các cụ ở đây, cụ nào kêu nhiều là cụ ý mất nhiều. Về đấm lưng cho vợ thì vợ nó cho cháo ăn
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
thuchi (08-11-2011)
-
08-11-2011 06:04 AM #3674
Silver Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 908
- Được cám ơn 224 lần trong 167 bài gởi
-
08-11-2011 09:42 AM #3675
Silver Member- Ngày tham gia
- May 2010
- Bài viết
- 843
- Được cám ơn 261 lần trong 202 bài gởi
-
08-11-2011 10:40 AM #3676
Silver Member- Ngày tham gia
- May 2010
- Bài viết
- 843
- Được cám ơn 261 lần trong 202 bài gởi
-
08-11-2011 04:09 PM #3677
Member- Ngày tham gia
- May 2010
- Bài viết
- 228
- Được cám ơn 139 lần trong 96 bài gởi
Tình hình chứng khoán hiện nay: Xấu! Xấu quá!! Quá xấu!!!
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
STB phi 4x (08-11-2011)
-
08-11-2011 10:32 PM #3678
Senior Member- Ngày tham gia
- Mar 2010
- Bài viết
- 766
- Được cám ơn 86 lần trong 71 bài gởi
Thứ 3, 08/11/2011
"Ôm" cổ phiếu OTC, NĐT gần như mất trắng
Thị trường mất thanh khoản, giá sụt giảm mạnh khiến nhiều nhà đầu tư chót “ôm” những cổ phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết hay đăng ký giao dịch bị lỗ nặng, thậm chí giờ gần như mất trắng.
Anh Nguyễn Thái, nguyên là cổ đông của CTCP Peteccafe cho biết, hồi tháng 3 năm nay, anh đã bán lại 20.000 cổ phần cho Công ty với giá 12.500 đồng/CP. Số cổ phiếu này anh mua với giá 30.000 đồng/CP từ năm 2008, sau đó mỗi năm lĩnh cổ tức khoảng 20%, đến kỳ là Công ty lại gọi điện nhắc đi họp ĐHCĐ. Năm nay, cần tiền nên anh quyết định bán lỗ.
Tuy nhiên, bán được cổ phiếu OTC vào thời điểm này vẫn là may mắn. Nguyên nhân là cổ phiếu này còn có thanh khoản bởi Peteccafe có kết quả kinh doanh khá cao với cổ tức trả đều đặn hàng năm, ngay cán bộ nhân viên và cả công ty này cũng bỏ tiền mua vào.
"Tôi còn hơn 10.000 cổ phiếu của một công ty cảng mua từ mấy năm trước, giờ coi như quên luôn. Hai năm nay, cũng không thấy công ty mời họp ĐHCĐ, không biết thông tin công ty làm ăn hay trả cổ tức thế nào", anh Thái cho biết.
Số phận của 10.000 cổ phiếu công ty cảng mà anh Thái đang nắm giữ là trường hợp phổ biến đối với các cổ phiếu trên thị trường tự do hiện nay. Những cổ phiếu mà nhà đầu tư mua từ năm 2007 - 2008 với giá gấp vài ba lần, thậm chí là 15 lần mệnh giá, đến nay hầu hết đều giảm giá về ngang bằng mệnh giá.
Tuy nhiên, giá có thấp hơn mệnh giá đi chăng nữa thì cũng không có mấy người hỏi mua. Hầu hết cổ phiếu mất thanh khoản, công ty gần như không chi trả cổ tức hoặc trả cổ tức ở tỷ lệ nhỏ dưới 5%/năm. Lượng cổ phiếu sở hữu không nhiều, thủ tục nhiêu khê, nên nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng coi như quên luôn khoản cố tức còm cõi.
Vì thế, các khoản đầu tư cổ phiếu giá cao trước kia giờ gần như mất trắng. Như cổ phiếu của Ngân hàng Phương Đông (OCB) được nhiều nhà đầu tư mua từ năm 2007 với giá 150.000 đồng/CP, hiện nay chỉ còn xấp xỉ mệnh giá. Tỷ lệ cổ tức tiền mặt ngân hàng này chi trả cũng chỉ khoảng 5%/năm.
Một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Bảo Việt cho biết, cổ phiếu của Incomex Sài Gòn được vị này mua từ năm 2008 với giá 8 chấm nhưng chưa hề thấy thông báo chi trả cổ tức, dù trên trang web của Công ty vẫn thấy có các hoạt động sôi nổi. Cổ phiếu của Công ty Đường La Ngà mà nhiều nhà đầu tư đang nắm giữ cũng không thấy có hy vọng nào về ngày Công ty sẽ niêm yết hay trả cổ tức.
Trong khi phần lớn mã cổ phiếu chưa niêm yết mất thanh khoản thì một nhóm cổ phiếu tách tốp, có hoạt động mua bán. Trong đó, đa số là cổ phiếu ngân hàng như Đông Á, An Bình, Nam Á… Nhưng các mã này chỉ có thể giao dịch dưới mệnh giá khi người mua đầu tư để hưởng cổ tức.
Các ngân hàng này vẫn duy trì chính sách cổ tức tiền mặt đều đặn hơn 10%/năm, như Ngân hàng An Bình trả cổ tức tương đương 1%/tháng, 3 tháng trả một lần; Ngân hàng Liên Việt trả cổ tức 18%/năm… Cổ phiếu của Techcombank theo phản ánh của các môi giới thì thi thoảng mới có giao dịch một hai lô, giá khoảng 11.000 - 12.000 đồng/CP.
Cổ phiếu các ngân hàng khác như HD Bank, VIB đều ở trong tình trạng mất thanh khoản.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán gần như không xuất hiện giao dịch nào trên thị trường OTC. Cổ phiếu của Chứng khoán Đại Việt đang thua lỗ giá chỉ còn dưới 5.000 đồng/CP.
Chợ môi giới mua bán cổ phiếu tự do ở TP. HCM bây giờ rất đìu hiu. Mỗi ngày chỉ còn vài ba môi giới tụ họp, những người khác lâu lâu tạt qua rồi về. Những môi giới OTC chuyển nghề qua cho vay nặng lãi nay cũng đã hết đường làm ăn sau vụ lừa đảo của bà Huyền Như vừa qua. Số môi giới còn trụ lại thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mỗi ngày, ở chợ OTC TP. HCM không chốt nổi một lô cổ phiếu (tương đương 10.000 đơn vị).
Hy vọng về một thị trường cổ phiếu chưa niêm yết sôi động trở lại là quá xa xôi.
-
08-11-2011 10:44 PM #3679
Senior Member- Ngày tham gia
- Mar 2010
- Bài viết
- 766
- Được cám ơn 86 lần trong 71 bài gởi
Thứ 3, 08/11/2011
Nhà đầu tư kém được bảo vệ, nền kinh tế chịu thiệt thòi
Chưa bao giờ, thị trường chứng khoán lại chứng kiến những vi phạm nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, chỉ trong một thời gian ngắn, như trong vài tháng qua.
Điển hình là chủ tịch HĐQT công ty chứng khoán Hà Thành (HASC) bỏ trốn, để lại khoản nợ hơn 100 tỉ đồng; lãnh đạo cấp cao của công ty cổ phần Dược Viễn Đông (DVD) bị bắt, cổ phiếu của công ty này bị huỷ niêm yết; thành viên HĐQT công ty chứng khoán Phương Đông (ORS) Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo các tổ chức, cá nhân hàng ngàn tỉ đồng... Và gần đây nhất, là trường hợp công ty chứng khoán SME bị đình chỉ hoạt động lưu ký trong thời gian một tháng, từ 3.11.
Bên cạnh những vụ vi phạm này, là những thông tin tiêu cực về kết quả hoạt động chín tháng đầu năm của các công ty chứng khoán niêm yết: 18 công ty chứng khoán đang thua lỗ 1.350 tỉ đồng, chiếm hơn 60% tổng số lỗ của các doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM. Diễn biến này khiến cho nhà đầu tư không khỏi bất an, khi tiền, tài sản của họ đang được quản lý trong một môi trường đầy rủi ro.
Tất cả những vi phạm nói trên, hầu hết vỡ lở khi mức độ, quy mô đã rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của nhiều tổ chức, cá nhân, trong đó bao gồm cả các thành viên tham gia thị trường lẫn các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Tuy nhiên, trước tất cả những vụ việc này, thông tin, phản ứng chính thức từ cơ quan quản lý, bao gồm uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và hai sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và TP.HCM (HSX) là chậm chạp, thụ động.
Như vụ cổ phiếu DVD của công ty cổ phần Dược Viễn Đông bị huỷ niêm yết, cơ quan quản lý chỉ công bố trước ngày huỷ niêm yết đúng hai ngày, khiến cho hơn 1.700 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu này gần như “chết đứng”. Tuy nhiên, trong buổi trao đổi với báo chí, đại diện lãnh đạo uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng đã làm hết trách nhiệm. Phía kiểm toán cũng đưa ra tuyên bố tương tự.
Tình trạng giao dịch nội gián, làm giá cổ phiếu, công ty chứng khoán trục lợi tiền của nhà đầu tư... được giới đầu tư “rỉ tai” rất lâu. Tuy nhiên, kể từ khi thị trường chứng khoán đi vào vận hành đến nay, số vụ việc bị phát hiện chỉ “đếm trên đầu ngón tay”.
Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà mức độ “bảo vệ nhà đầu tư” – một trong những tiêu chí quan trọng để ngân hàng Thế giới xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam hàng năm – luôn ở hàng kém nhất thế giới. Trong ba năm liên tiếp 2009, 2010, 2011, mức độ “bảo vệ nhà đầu tư” của Việt Nam xếp hạng lần lượt 171, 172, 173 trong tổng số 183 quốc gia được xếp hạng.
Quả thật, với thực trạng hoạt động hiện nay của các công ty chứng khoán; sự thụ động và lỏng lẻo trong kiểm soát thị trường, việc một công ty chứng khoán có quy mô cỡ 100 tỉ đồng đang quản lý hàng chục ngàn tỉ đồng của nhà đầu tư tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, nhất là khi tài khoản của nhà đầu tư chưa được quản lý tách bạch bởi các ngân hàng.
Một nghiên cứu mới đây về các giao dịch cổ phiếu tư nhân đã cho thấy, ở những nước có rủi ro về việc lạm dụng vốn cao, tỷ trọng vốn đầu tư trong GDP chỉ bằng một nửa tỷ trọng ở những nước thực hiện tốt việc bảo vệ nhà đầu tư. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của thị trường cũng như sự phát triển bền vững của thị trường.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
stockdowntrend (11-11-2011)
-
09-11-2011 09:08 AM #3680
Silver Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 908
- Được cám ơn 224 lần trong 167 bài gởi
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
stockdowntrend (11-11-2011)
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)
Bookmarks