Kỳ thực em nghĩ bản chất chưa giảm được lạm phát vì một phần kinh tế VN chưa đạt theo kinh tế thị trường.

Lạm phát đơn giản là tăng giá, cầu lớn hơn cung. Bây giờ đi giảm dòng tiền ra nhưng nếu đúng kinh tế thị trường thì cầu giảm thì giá giảm nhưng kỳ thực cung cũng giảm theo luôn, nên việc giảm dòng tín dụng chỉ tác động ở một mức độ nhất định, khi mà lãi suất tăng cao đến ngưỡng nhất định thì đình đốn, cung giảm nhanh hơn cầu thì làm sao mà lạm phát giảm được nên cũng có lí do phải đưa lãi suất giảm bớt đi kích thích sản xuất thêm vì thế. Nói thêm, hệ thống phân phối bán lẻ cứ bảo hộ này nọ cho mệt chứ theo em mở cửa hết cho thông thống, mát mẻ, đỡ mấy đại bàng thao túng giá, thử xem lạm phát thế nào, ngon hơn là chắc, cái này cúng khó, lợi ích thiểu số chiếm đa số.

Sản xuất nhiều ngành hàng manh mún, theo phòng trào, thiếu định hướng, cái này lỗi ai, bảo dân làm sao đủ hết trình mà gia cát dự được, ai phải làm cái này ? nên chỉ qua 2-3 vụ thì hết vốn, nợ xấu em chuyển ngân hàng lãnh.
Như vừa qua nên khuyến khích tốt chăn nuôi, sx thực phẩm thì đâu nên nỗi, đơn giản mỗi việc trọng số CPI chiếm đến 35% mà k tập trung xử lý.

Về tài khóa em nghĩ không phải là cắt giảm chung chung, mà cắt giảm thèng nào hiệu quả kém, cái này khó lém, ai cắt có muốn thèng khác quay lại gọt mình không ? nên mới có chuyện đề xuất cắt đều theo pháp lệnh 10% đồng đều. Cái gốc như báo có nói là sửa lại Luật Ngân sách nhà nước. Phía các Tập đoàn cần phải tách thành 2 phần: phần Nhà nước chỉ đạo phải đầu tư và phần tự đầu tư vì nếu không thì không truy được, bây giờ hầm bà làng tất cả icor này nọ thì tại ai ?