Chủ đề: Ai xả hàng? Ai gom hàng?
-
07-07-2011 11:15 AM #3081
1 cái tát rất mạnh vào mẹt quáng g à, lục bát:
http://vneconomy.vn/2011070602421547...ot-voi-cpi.htm
-
07-07-2011 11:24 AM #3082
Thêm 1 cái vả vào mõm phe vé:
http://vneconomy.vn/2011070608582397...n-cung-cau.htm
-
07-07-2011 03:29 PM #3083
Silver Member- Ngày tham gia
- May 2010
- Bài viết
- 843
- Được cám ơn 261 lần trong 202 bài gởi
Bác down235 cứ chửi bác quang gia thế này thảo nào bác ấy không dám lên 4room làm mất đi 1 thành viên tích cực. Đề nghị các bác dĩ hòa vi quý!!!
Có cái này đáng quan tâm:
Lãi suất liên ngân hàng nhiều kỳ hạn vượt 14%/năm Thứ năm, 7/7/2011, 15:00 GMT+7 Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất bình quân liên ngân hàng nhiều kỳ hạn đã vượt 14%/năm trong những ngày gần đây.
Cụ thể, dữ liệu cập nhật đến ngày 4/7 cho thấy lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng đã lên 14,23%, từ mức 13,31% của ngày 1/7. Trước đó, ngày 29 và 30/6, lãi suất kỳ hạn 3 tháng cũng đều vượt 14%/năm, cá biệt ngày 27/6 còn lên tới 14,92%.
Trong khi đó, lãi suất kỳ hạn 6 tháng ngày 1/7 lên tới 15%/năm và sau đó giảm về 13,5%/năm vào ngày 4/7.
Riêng lãi suất qua đêm liên ngân hàng thì có xu hướng giảm rõ rệt và ở mức 11,68% vào ngày 4/7.(Nguồn: NDHMoney, 7/7)
-
07-07-2011 03:34 PM #3084
Silver Member- Ngày tham gia
- May 2010
- Bài viết
- 843
- Được cám ơn 261 lần trong 202 bài gởi
Thứ 5, 07/07/2011, 15:22
Ông Pogson Keith: "Ngoài nợ xấu, còn nhiều vấn đề khác trong hệ thống NH"
Theo GĐ khối dịch vụ tài chính châu Á-TBD của Cty Ernst & Young, nợ xấu đang có xu hướng xấu hơn, lạm phát và cạnh tranh quyết liệt trên thị trường NH gây áp lực cho hệ thống NH.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 10/6 vừa qua, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đã tăng lên mức 2,72% trong tổng dư nợ từ mức 2,17% trước đó.
Nhiều ý kiến lo ngại tỷ lệ nợ xấu này đang có xu hướng gia tăng mạnh hơn về cuối năm. Lí do không chỉ ở tình hình doanh nghiệp làm ăn khó khăn trong thời kỳ lạm phát, mà còn đến từ nội tại của các ngân hàng.
Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Bản tin Tài chính Kinh doanh đã có cuộc phỏng vấn ông Pogson Keith, Giám đốc khối dịch vụ tài chính khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Công ty Kiểm toán Ernst & Young, người đã có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về nợ xấu trong ngân hàng.
Hiện tại, theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang ở mức 2,72%. Tuy nhiên, theo tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Rating, tỷ lệ này lại là 13%. Chúng ta nên nhìn nhận 2 con số rất khác nhau này như thế nào thưa ông?
Đây là một câu hỏi hay.
NHNN tính tỷ lệ nợ xấu theo một tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt. Họ tính nợ xấu từ thời điểm khi người vay không trả được nợ, phân loại nợ xấu theo số ngày tính từ ngày người vay đáng ra phải trả nợ.
Các tiêu chuẩn quốc tế trên khắp thế giới tính tỷ lệ nợ xấu khác một chút. Thay vì chờ đến khi các khoản nợ không thể trả được, họ ước đoán những công ty nào có thể không trả được nợ, nên họ xem xét quá trình hoạt động của công ty này, họ có sử dụng tiền hợp lý không, họ quản lý tốt không, hay giá trị tài sản của họ có giảm đi không. Họ có thể ghi nhận nợ xấu sớm hơn theo cách của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo tôi, sự chênh lệch trong cách tính nợ xấu này có thể cho thấy rằng, nợ xấu thực tế có khả năng cao hơn mức mà NHNN đưa ra.
Fitch Rating có cách tính toán nợ xấu theo cách nhìn từ nước ngoài vào Việt Nam, thông qua những câu chuyện về Việt Nam, ví dụ như các câu chuyện như Vinashin có thể cho thấy, có những trường hợp tương tự như vậy đang ẩn mình trong nền kinh tế. Trong khi đó, NHNN có cái nhìn từ bên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và rõ ràng là họ hiểu rõ hơn hệ thống này.
Một lãnh đạo của NHNN đã cho biết, mục tiêu nợ xấu của ngân hàng Việt Nam là dưới 5%, nghĩa là nhiều khả năng nợ xấu sẽ còn tăng từ mức 2,72% hiện nay. Trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ, lãi suất cao, nhiều DN phá sản hoặc chịu lỗ, ông có cho rằng vấn đề nợ xấu gia tăng tại Việt Nam cho đến cuối năm nay đáng lo ngại hay không?
Tôi nghĩ có nhiều nhân tố dẫn đến nợ xấu. Để đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu, như nhiều nước khác, Việt Nam đã nới lỏng tiền tệ cho nền kinh tế. Từ đó, một lượng tiền đã chảy vào các doanh nghiệp yếu, những doanh nghiệp mà bình thường sẽ không thể vay được vốn vì không đủ hiệu quả, các doanh nghiệp này sẽ tạo ra các khoản nợ khó đòi.
Tuy nhiên, chính sách kích thích của Việt Nam chưa lớn như các nước khác nên tôi không cho rằng, đây là nhân tố quan trọng nhất tạo ra nợ xấu.
Có thể phải cần đến 2 năm để một khoản nợ biến thành nợ xấu trên thị trường. Nên ngay cả khi hiện tại, một số ngân hàng giảm cho vay, thì một số vấn đề của các năm trước có thể nổi lên và tạo ra nợ xấu vào lúc này.
Các nhân tố chính phải kể đến là thứ nhất, tỷ lệ lạm phát cao khiến các DN khó làm ăn hơn. Có một số DN sẽ tồn tại được, nhưng một số khác lại rất khó khăn, chính những DN này tạo ra các khoản nợ xấu.
Thứ hai là, ở Việt Nam vài năm qua, các ngân hàng phải tăng vốn rất nhiều. Sau khi rót thêm tiền vào ngân hàng, các cổ đông quay lại gây áp lực đòi cổ tức cao đối với khoản đầu tư của họ, nên nhiều ngân hàng đã tìm mọi cách để tăng trưởng rất nhanh.
Mà ở 1 thị trường ngân hàng cạnh tranh như Việt Nam thì để phát triển nhanh, cần nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay ra. Đáng lo ngại ở đây là họ đã nới lỏng quá nhiều. Điều này dẫn đến khả năng nợ xấu sẽ tăng nhanh.
Nhưng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam năm nay bị khống chế ở mức 20%, như vậy không thể là tăng trưởng quá nhanh?
Từ kinh nghiệm giám sát nợ xấu tại các thị trường châu Á-TBD, tôi thấy rằng, có thể phải cần đến 2 năm để một khoản nợ biến thành nợ xấu trên thị trường. Nên ngay cả khi hiện tại, một số ngân hàng giảm cho vay, thì một số vấn đề của các năm trước có thể nổi lên và tạo ra nợ xấu vào lúc này.
Theo NHNN thì tỷ lệ nợ xấu nhóm 3, 4 và 5 đang gia tăng, nghĩa là nợ xấu đang có xu hướng xấu hơn. Ông có cho rằng, đây là vấn đề đáng lo ngại nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam?
Tôi nghĩ đây là vấn đề quan trọng, nhưng tôi nghĩ còn các vấn đề khác đang gây áp lực cho hệ thống ngân hàng.
Thứ nhất là quản lý ngân hàng trong điều kiện lạm phát, nếu không cho vay ra được, giá trị không gia tăng thì đồng tiền nằm im trong thời lạm phát sẽ mất giá trị. Rõ ràng là quản trị ngân hàng thời lạm phát khó khăn hơn nhiều, và chúng tôi đang giúp một số ngân hàng làm điều này.
Thứ hai, sự cạnh tranh trong thị trường ngân hàng Việt Nam rất lớn. Có hơn 100 ngân hàng. Như ở sân bay, các bạn có thể thấy rất nhiều máy ATM của các ngân hàng khác nhau. Các ngân hàng rất khó cạnh tranh. Cạnh tranh bằng giá ư? NHNN đã áp trần lãi suất rồi. Cạnh tranh bằng tín dụng ư? Trần cho vay cũng có rồi. Và họ không còn cách nào khác là phải hạ tiêu chuẩn cho vay xuống. Nên tôi cho rằng, nợ xấu là một vấn đề, nhưng còn nhiều vấn đề khác nữa như lạm phát, cạnh tranh quá quyết liệt trên thị trường.
Xin cảm ơn ông.
-
07-07-2011 03:52 PM #3085
Silver Member- Ngày tham gia
- May 2010
- Bài viết
- 843
- Được cám ơn 261 lần trong 202 bài gởi
Gia đình Thành lé STB quyết tâm xả STB hay chơi trò làm giá STB?
Thứ Năm, 07/07/2011 | 11:27
Sacombank: Người nhà Chủ tịch HĐQT đồng loạt bán hết cổ phiếu
(Vietstock) - Con gái và con dâu ông Đặng Văn Thành đồng loạt đăng ký thoái hết 8.7 triệu cổ phần tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (HOSE: STB) từ 11/07.
Cụ thể, bà Hồ Thị Phương Thảo, vợ ông Đặng Hồng Anh - Thành viên HĐQT STB, con dâu ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch HĐQT STB đăng ký bán toàn bộ 3,674, 917 cp đang sở hữu từ ngày 11/07 đến 11/09.
Ngoài ra, bà Đặng Huỳnh Ức My, con gái ông Thành, đăng ký bán toàn bộ 5,096,185 cổ phiếu STB đang có. Thời gian giao dịch từ ngày 11/07 đến 11/09.
Được biết, hiện ông Thành đang sở hữu 37,127,051 cp. Cá nhân ông Anh đang nắm giữ 32,301,339 cp STB.
Trước đó, ông Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh, em của ông Nguyễn Ngọc Thái Bình - Ủy viên HĐQT STB cũng đăng ký bán toàn bộ 1,776,026 cp đang nắm giữ.
Trái lại, CTCP Sản xuất - Thương mại Thành Thành Công lại đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu STB từ ngày 01/06 đến ngày 01/08. Chủ tịch HĐQT của Thành Thành Công, bà Huỳnh Bích Ngọc, là vợ ông Thành.
Trong các phiên gần đây, STB luôn có khoảng 4 triệu đơn vị thỏa thuận giá sàn/phiên.
-
07-07-2011 04:22 PM #3086
Silver Member- Ngày tham gia
- Jan 2009
- Bài viết
- 935
- Được cám ơn 182 lần trong 132 bài gởi
Chứng khoán ngày 7/7: Lại chơi bài cũ
07/07/2011 14:52 (GMT+7)
VN-Index phản ánh không rõ nét xu hướng giá của đa số cổ phiếu hôm nay
Giao dịch được trông đợi nhất trên HSX hôm nay có lẽ là SSI. Hôm qua, cổ phiếu này đã có một đợt đóng cửa tương đối mạnh khi bên mua đổ tiền đẩy giá khớp lên mức 18.000 đồng/cổ phiếu. Lượng chặn mua 17.900 đồng cũng được xem như nỗ lực đỡ giá của lực lượng bắt đáy.
SSI sau vài phút chập chững đầu phiên đã được đẩy lên mức 18.200 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên thực tế giao dịch ngay cả ở thời điểm tốt nhất cũng chỉ đạt 18.100 đồng/cổ phiếu. Giá đỉnh 18.200 đồng chỉ hình thành do bên mua khớp lấn lên 2.200 đơn vị bằng hai lệnh trong vài giây.
Sổ lệnh cho thấy lực đẩy tại SSI là không mạnh. Thanh khoản tập trung nhiều nhất ở dưới tham chiếu. Tại ba mức giá từ 17.800 đồng đến 18.000 đồng chiếm gần 91% tổng giao dịch. Tính chung cho cả đợt đóng cửa, tỉ trọng khối lượng khớp do bên bán thoát hàng chiếm 64% khối lượng tại 3 mức giá nói trên. Đặc biệt trong đợt khớp lệnh liên tục, ngưỡng tham chiếu bị chặn bằng khối lượng lớn và cung hết lại có. Không rõ lực đẩy đã đuối sức, hay chủ động thoái lui khi nhận thấy áp lực bán vẫn còn nhiều sau phiên đóng cửa tích cực hôm qua.
Trên HNX, 3 cổ phiếu tập trung nhiều nhất khối lượng giao dịch là KLS, PVX và VND. Riêng số này đã chiếm gần 41,5% tổng thanh khoản của HNX hôm nay. Biến động của các cổ phiếu tín hiệu trên cả hai sàn khá trùng hợp về diễn biến. Điểm chung là lực cầu không đủ mạnh để kéo giá qua tham chiếu.
Riêng tại hai mã thanh khoản cao nhất là KLS và PVX. KLS giằng co ở mức 10.800 đồng với 1,49 triệu cổ phiếu, chiếm trên 49% tổng thanh khoản. Đặc biệt trong 30 phút cuối cùng, KLS không thể vượt qua nổi ngưỡng này dù khối lượng chặn bán không hẳn là lớn so với mức thanh khoản bình thường của cổ phiếu này.
Tương quan biến động của Index trên cả hai sàn hôm nay khá trái ngược, đặc biệt là từ sau 10h. VN-Index được nâng đỡ bởi các mã vốn hóa lớn, đặc biệt là BVH, VIC và MSN. Trong khi đó, HNX-Index lao dốc tương đối mạnh vì các cổ phiếu vốn hóa lớn đều giảm, nhất là BVS, VND, KLS, PVX, VCG, bất chấp ACB hết lùi lại tiến quanh tham chiếu.
Sự trở lại của 3 cột trụ tại HSX trong phiên hôm nay đã góp phần “giảm xóc” khá tốt cho VN-Index. Đặc biệt MSN được kéo trần đợt ba với khối lượng thấp giúp chỉ số đóng cửa cao hơn nhiều so với mức đáy.
Dĩ nhiên thanh khoản khiến nhà đầu tư không thể an lòng với mức tăng của chỉ số. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn phiên thứ hai liên tục rơi xuống dưới mức 500 tỷ đồng. Rất nhiều mã hôm nay đã xác nhận một bull-trap trong phiên nhôm qua khi lực mua chỉ đủ đẩy lên để tạo sự hồi giá ngắn ngủi. Nỗ lực kéo qua tham chiếu đã thất bại mặc dù thanh khoản chỉ ở mức trung bình thấp so với bình thường.
Lực mua từ khối ngoại trên HSX hôm nay tiếp tục “nằm thở” với phiên thứ 3 liên tục dưới ngưỡng 30 tỷ đồng. Trong khi đó lực bán đã tăng lên khá mạnh. Khối này không tham gia vào hoạt động kéo giá của nhóm trụ, ngoại trừ VIC. VIC được mua ròng trên 4 tỷ đồng nhưng rất khó nhận diện lực mua có thực sự từ nhà đầu tư nước ngoài hay không. BVH, MSN, VNM đều bị bán ròng mạnh và thêm cả SSI, KBC, HAG, CII.
Thị trường đang trong tình trạng loạn về thông tin. Ngay việc giá lương thực, thực phẩm biến động cũng rất trái chiều, trong khi kỳ vọng cơ hội giảm giá xăng dầu càng mờ mịt. Biến động lãi suất có chiều hướng giảm nhưng phản ứng của nhà đầu tư vẫn dè dặt. Dòng tiền vận động trở lại ngưỡng thấp vẫn là biểu hiện đáng chú ý, chứng tỏ yếu tố ngừa rủi ro vẫn đang được đặt lên hàng đầu.
Rứa là hết chiều ni em phi mãi
Còn mong chi ngày vùng đáy VNI ơi?
-
08-07-2011 11:14 AM #3087
Titan Member- Ngày tham gia
- Feb 2010
- Bài viết
- 1,471
- Được cám ơn 307 lần trong 243 bài gởi
Những mẫu “xế hộp” phổ biến nhất thế giới
Xe cỡ nhỏ là một lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng thế giới hiện nay - Ảnh: CNBC.
09:53 (GMT+7) - Thứ Sáu, 8/7/2011
Không hào nhoáng, xa xỉ, phần lớn những mẫu xe lọt vào danh sách này là ôtô cỡ nhỏ, tiết kiệm năng lượng và giá bán hợp túi tiền của nhiều người.
Và cũng nhờ khả năng tiết kiệm năng lượng, nên các mẫu xe Nhật chiếm thế thượng phong trong top 10. Có tới 5/10 sản phẩm thuộc về hai hãng xe Honda và Toyota của Nhật Bản, trong khi các nhà sản xuất Mỹ có 3 mẫu xe và Đức là 2.
Dưới đây là top 10 mẫu xe thông dụng nhất thế giới:
Chevrolet Cruze
Giá tham khảo: 17.000 USD
Cũng được biết đến dưới các tên gọi khác như Holden Cruze hay Daewoo Lacetti Premiere, tùy thị trường mà mẫu xe này được tiêu thụ. Cruze là mẫu xe được tiêu thụ toàn cầu đầu tiên của GM, sau khi tập đoàn này rơi vào cảnh phá sản năm 2009 và tái cấu trúc sau đó. Mẫu xe này hiện khá phổ biến tại Mỹ cũng như trên thế giới
Jim Campbell, Phó chủ tịch tại Mỹ phụ trách tiếp thị của GM cho biết: “Cruze thực sự là chiếc xe toàn cầu với những đòn bẩy về thiết kế và chế tạo của Chevrolet. Kết quả là chúng tôi có thể đem lại cho khách hàng nhiều tính năng an toàn hơn, khả năng tiết kiệm nhiên liệu hơn, và nhiều tính năng cao cấp hơn so với các đối thủ chính của chúng tôi”.
Ford Fiesta
Giá tham khảo: 14.000 USD
Trình làng từ năm 1976, với tổng doanh số tiêu thụ hơn 20 triệu chiếc, Fiesta là một trong những model thành công nhất trong gia đình Ford. Được thiết kế và sản xuất dành riêng cho thị trường châu Âu nhưng dưới chủ trương đồng nhất các sản phẩm trên toàn thế giới của Ford, Fiesta lần đầu tiên tấn công thị trường Mỹ vào hè năm 2010.
Ford Fiesta mang đến cho người ngồi trong xe sự thoải mái tối đa, có cảm giác như chiếc xe được thiết kế cho chính mình. Ford Fiesta được thiết kế để tiết kiệm nhiên liệu tối ưu. Nhiều trang web chuyên về ôtô đã đánh giá cao về mức tiết kiệm nhiên liệu này, coi Ford Fiesta là sự lựa chọn hợp lý trong thời điểm giá năng lượng leo thang. Và đó cũng có thể là lý do khiến Fiesta được xếp vào danh sách này.
Ford Focus
Giá tham khảo: 17.000 USD
Focus là dòng xe cỡ nhỏ được rời bệ phóng vào năm 1998 ở châu Âu, một năm trước khi trình làng tại thị trường Mỹ. Năm 2009, Ford Focus là mẫu xe bán chạy thứ 3 ở Mỹ, sau Toyota Corolla và Honda Civic.
Được xem như mẫu xe con xuất sắc của ngành chế tạo xe hơi Mỹ trong nỗ lực cạnh tranh với xe Nhật Bản, Ford Focus cũng cho thấy sự chậm trễ trong việc thay đổi của các hãng xe Mỹ, khi nó không được thiết kế lại trong suốt 9 năm kể từ lần đầu ra mắt, dù đã có những cải tiến quan trọng vào năm 2008.
Honda Accord
Giá tham khảo: 22.000 USD
Mẫu xe này rất thông dụng trên thế giới. Đây được coi là một minh chứng xuất sắc cho thấy Honda đã toàn cầu hóa thương hiệu của họ như thế nào. Điểm đặc biệt của Honda Accord chính là số lượng thị trường phân phối nhiều hơn bất kỳ mẫu xe nào khác trên thế giới.
Ngoài ra, mẫu xe Nhật Bản đầu tiên được sản xuất tại Mỹ cũng là Honda Accord. Từ khi ra đời đến nay, Honda Accord đã trải qua rất nhiều phiên bản và kiểu dáng khác nhau. Ban đầu là hatchback hạng nhỏ, sau đó đến wagon, sedan và coupe.
Honda Civic
Giá tham khảo: 16.000 USD
Cũng như Honda Accord, hầu như ai cũng nhận ra chiếc Civic trên đường phố. Honda ra mắt dòng xe Civic này vào thập niên 1970. Theo thời gian, Civic được cải tiến với nhiều tùy chọn mới, nhưng về cơ bản đây vẫn là dòng xe nổi tiếng tiết kiệm nhiên liệu nhưng cũng có động cơ mạnh mẽ và dáng vẻ thể thao.
Toyota Camry
Giá tham khảo: 20.500 USD
Có tới ba mẫu xe của Toyota lọt vào danh sách này và đây là chiếc đầu tiên. Trong tiếng Nhật, cái tên Camry có nghĩa là “vương miện”. Toyota Camry giành được cảm tình đặc biệt của rất nhiều khách hàng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Toyota Corolla
Giá tham khảo: 16.300 USD
Tương tự như người anh em Camry, Corolla cũng là một trong những dòng xe bán chạy hàng đầu của Toyota. Bắt đầu có mặt trên thị trường vào năm 1966, Corolla đến nay vẫn là mẫu xe được nhiều khách hàng lựa chọn. Theo ước tính, trung bình cứ 40 giây lại có một chiếc Toyota Corolla được bán ra thị trường.
Toyota Yaris
Giá tham khảo: 13.500 USD
Mẫu xe này còn được biết đến dưới cái tên Vitz ở châu Âu và Nhật Bản. Trong chiến lược phát triển Yaris, Toyota luôn muốn mẫu xe cỡ nhỏ này đạt mức tiêu thụ nhiên liệu tiết kiệm nhất có thể để cạnh tranh với các đối thủ khác tại quê nhà. Và đây cũng là một ưu điểm nổi bật giúp Yaris giành được sự quan tâm của khách hàng, đặc biệt trong những giai đoạn bão giá năng lượng.
Volkswagen Golf
Giá tham khảo: 18.000 USD
Volkswagen Golf từng đạt giải chiếc xe của năm 2009 với 26 triệu chiếc được tiêu thụ. Mặc dù từng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nhận dạng thương hiệu tại Mỹ, nhưng Golf vẫn hấp dẫn khách hàng nhờ thiết kế cỡ nhỏ mà hiện đại.
David Di Girolamo, lãnh đạo cơ quan phân tích dữ liệu JATO từng nói rằng, xu hướng của khách hàng ngày càng thực tế, hợp lý hơn và Volkswagen Golf đã đáp ứng được tất cả những tiêu chí về một mẫu xe dành cho khách hàng trẻ tuổi, năng động và cả nhu cầu sử dụng của một gia đình hiện đại.
Volkswagen Polo
Giá tham khảo: 15.700 USD
Năm 2010, một hội đồng gồm 59 thành viên đến từ 23 nước khu vực châu Âu đã bình chọn mẫu xe Volkswagen Polo là mẫu xe của năm dựa theo các tiêu chí về mẫu mã, độ an toàn kỹ thuật, cũng như giá cả.
Mẫu Volkswagen Polo là mẫu xe nhỏ hatchback 3 cửa, được thiết kế với vẻ ngoài trông gọn gàng với những đường nét khá mượt mà. Nội thất thoải mái với khoang hành lý rộng rãi. Đặc biệt mẫu xe này được thiết kế với tiêu chí tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.
Ngoài các tiêu chí kỹ thuật, mẫu xe này còn gây ấn tượng bởi doanh số bán trong năm 2009 tăng 10%, chứng tỏ sức hút của nó đối với khách hàng, bất kể thời buổi kinh tế đang khủng hoảng.
-
08-07-2011 03:21 PM #3088
Senior Member- Ngày tham gia
- Mar 2010
- Bài viết
- 766
- Được cám ơn 86 lần trong 71 bài gởi
Mua Cổ phiếu Bất động sản - Bài học cay đắng vì ôm bom:
Thứ 6, 08/07/2011
Cổ phiếu bất động sản: Của giữ là của lo
NĐT cho rằng cổ phiếu ngành ngân hàng mới là của để dành chứ không phải cổ phiếu BĐS. Vì công bằng mà nói cổ phiếu nhiều NH đang ở dưới giá trị thực.
Năm 2010, dù kinh doanh khó khăn nhưng nhiều nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoài nước vẫn tin tưởng vào tiềm năng lâu dài của các doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS). Vì thế, họ tiếp tục là cổ đông chiến lược hoặc đầu tư thêm vốn vào các DN này. Nhưng nay, dường như BĐS trở thành trái đắng ngay cả với những người lạc quan nhất.
Nợ cao quá cổ
Bước sang năm 2011, khi thị trường bộc lộ thêm một số khó khăn thì nhiều NĐT trong nước đã bắt đầu bán ra nhiều cổ phiếu BĐS. Cách đây không lâu, thị trường rớt điểm liên tục trong 13 ngày (kể từ ngày 13/5 đến 25/5), cổ phiếu của các công ty BĐS đều sụt giảm lớn (một vài công ty liên tục giảm kịch sàn).
Ngoài VIC, HAG, một số cổ phiếu BĐS cũng lâm vào tình cảnh tương tự như: Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR), Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA), Công ty CP Phát triển đô thị Từ Liêm (NTL), Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX)...
Cổ phiếu BĐS rớt giá và bị nhiều NĐT chê là do tình hình kinh doanh của hầu hết các công ty này đều thua lỗ, thậm chí ngừng giao dịch.
Bên cạnh đó, NĐT không còn thấy tương lai của cổ phiếu BĐS hấp dẫn trong bối cảnh thắt chặt tín dụng, lãi suất đang cao và thị trường BĐS đóng băng, áp lực lãi vay trở thành gánh nặng lớn đối với các DN BĐS sử dụng vốn vay nhiều.
Thực vậy, theo thống kê của Vietstock, xét về hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (DER), dẫn đầu toàn ngành là SCR khi nợ phải trả lên đến 5.370,6 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu khoảng 2.267,4 tỷ đồng, tương ứng DER=2,36.
Trong quý I, DN này chịu khoản chi phí lãi vay hơn 51 tỷ đồng. Đứng thứ hai về hệ số DER toàn ngành là HQC khi hệ số này bằng 2,07. Trong quý I, HQC phải chịu chi phí lãi vay hơn 11 tỷ đồng.
Kết thúc quý I, DN này đạt 118,8 tỷ đồng doanh thu thuần, trong đó doanh thu tài chính 18,7 tỷ đồng, và 28,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Ngoài SCR, HQC, nhiều đại gia BĐS khác cũng đang gánh những khoản nợ khủng khiếp nhưng nhờ vốn chủ sở hữu lớn nên hệ số DER vẫn xếp ở “chiếu dưới”. Với tình hình lãi suất đang ở mức rất cao như hiện nay, thị trường BĐS chưa có dấu hiệu khởi sắc thì việc vay nợ nhiều của các DN này là một vấn đề cần quan tâm hàng đầu.
Ban Nghiên cứu chính sách đầu tư của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, trong kịch bản xấu nhất, thị trường có thể sẽ lâm vào tình trạng đóng băng, các dự án sẽ đình trệ, DN sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn toàn diện.
Của để dành trong tay?
Phải thừa nhận về lâu dài, thị trường BĐS vẫn được đánh giá lạc quan. Thậm chí, cuối tháng 6, trong nỗ lực giải cứu thị trường, Bộ Xây dựng chính thức đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu và hướng dẫn các ngân hàng thương mại điều chỉnh tỷ trọng các khoản vay đối với lĩnh vực BĐS.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, giới phân tích vẫn khuyên rằng, NĐT trước khi mua cổ phiếu cần xác định được giá trị nội tại của DN và tìm những cổ phiếu đang bị thị trường định giá thấp.
Có 2 nguyên nhân cơ bản được giới này đưa ra lý giải cho sự sụt giảm giá cổ phiếu BĐS. Thứ nhất, do DN đang gặp khó khăn lớn về vấn đề nguồn vốn khiến tính thanh khoản bị ảnh hưởng.
Thứ hai, do môi trường kinh doanh không thuận lợi, lãi suất cao, hơn nữa, với đặc điểm của ngành chiếm dụng vốn, DN BĐS nói chung và nhóm cổ phiếu BĐS đang niêm yết nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2011 do chi phí tài chính tăng cao.
Bằng chứng là từ đầu năm đến nay, nhóm cổ phiếu này đã giảm giá trung bình từ 30 - 50%, trừ một số cổ phiếu lội ngược dòng như: ASM, VIC, VPL.
Điều này giải thích vì sao trong bối cảnh khó khăn chung, NĐT lại cho rằng cổ phiếu ngành ngân hàng (NH) mới là của để dành chứ không phải cổ phiếu BĐS. Vì công bằng mà nói cổ phiếu nhiều NH đang ở dưới giá trị thực.
Ngay cả những NH nhỏ, mới chào đời chưa lâu, cũng kinh doanh có lãi. Có NH chia cổ tức 10 - 12%/năm tiền mặt mà thị giá chỉ 7.000 - 8.000 đồng/cổ phiếu. Hơn nữa, từ trước đến nay chỉ có NH Mê Kông đã giải thể, còn lại chưa có NH nào phá sản.
Những người mua kỳ vọng trong vòng từ 6 - 12 tháng tới, giá cổ phiếu NH sẽ tăng. Ngược lại, thị trường BĐS đang chịu sức ép nặng nề từ việc thắt chặt tài chính tiền tệ của Chính phủ thì ước tính sự phục hồi của thị trường sẽ lâu hơn các ngành tài chính khác.
Tuy vậy, đó cũng chỉ là suy luận của một nhóm người, vì cũng có những ý kiến cho rằng, về trung và dài hạn, cổ phiếu ngành BĐS vẫn có nhiều tiềm năng tăng trưởng và có khả năng tạo “sóng”. Đặc biệt là nhóm cổ phiếu có thế mạnh về tài chính để đón đầu khi thị trường sôi động trở lại...
-
10-07-2011 11:51 AM #3089
VN trả nợ 3 đời con cháu cúng chưa hết nợ:
Việt Nam đang nợ nước ngoài 835.000 tỉ đồng, bằng 42,2% GDP
Thứ bảy, 9/7/2011, 13:33 GMT+7
Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) vừa có báo cáo về tình hình nợ công của VN.
Theo số liệu cập nhật mới nhất, tính đến ngày 31-12-2010, tổng số dư nợ công ở VN là 1.122 nghìn tỉ đồng, tương đương 56,7% GDP năm 2010. Dự kiến, tổng số nợ công sẽ ở mức khoảng 1.375 nghìn tỉ đồng, bằng khoảng 58,7% GDP năm 2011.
Riêng nợ nước ngoài, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết đang ở mức 835.000 tỉ đồng, bằng 42,2% GDP năm 2010. Đặc biệt, theo đánh giá của Bộ Tài chính, do chính sách tiền tệ, tín dụng trong nước thắt chặt, huy động vốn trong nước khó khăn nên các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp trong những tháng đầu năm 2011 đang có xu hướng gia tăng. Vì vậy, dự kiến nợ nước ngoài của quốc gia sẽ ở mức 44,5% GDP năm 2011.(Nguồn: TT, 9/7)
<li class="title">Các tin liên quan Việt Nam nợ nước ngoài 29 tỉ USD
Nợ nước ngoài có lãi suất cao tăng mạnh
Mỗi năm Việt Nam trả nợ nước ngoài hơn 1 tỷ USD
Nợ nước ngoài của Việt Nam: Những con số mới nhất
Cu quáng g à chia ra cho anh xem mỗi 1 người VN bất kể già trẻ lớn bé xem mỗi người nợ bao nhiêu ( 1375 nghìn tỷ đồng/86 triệu dân)? Có đúng là 3 đời nhà quang già cũng *** trả nổi?
-
10-07-2011 11:56 AM #3090
Có đúng Thủ tướng đã thấu hiểu nỗi khổ đau của dân chúng thời kỳ bão giá cùng khổ?
http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/94662/index.aspx
-
10-07-2011 01:42 PM #3091
Member- Ngày tham gia
- Mar 2011
- Bài viết
- 427
- Được cám ơn 100 lần trong 86 bài gởi
-
10-07-2011 04:26 PM #3092VN_BUFFET
Guest
Tổng số nợ của VN ( 1375 ngàn tỷ đồng) là số liệu cập nhật đến 31/12/2010, nếu cộng thêm cả nửa năm 2011 thì số nợ còn tăng rất nhiều. Ngay cả số nợ 1375 ngàn tỷ đồng này là chưa tính đến số nợ của các cty trong nước, các ngân hàng, kể cả số nợ của các tổng cty nhà nước như Vinashin cũng chưa tính vào, nếu được tính trọng vẹn cả nhà nước và cty thì việc trả nợ khó như bắc thang gặp ông trời. Có lẽ chây ì rồi quỵt nợ như Vinashin cũng là 1 phương án hay!!!!!
-
10-07-2011 04:39 PM #3093VN_BUFFET
Guest
Lạm phát của VN 2011 dự kiến tăng khoảng 20% ( cao nhất thế giới tương đương Venezuela). Lạm phát thời kỳ này đứng sau giai đoạn 1985-1989 lạm phát phi mã từ 200-500%. Đến nỗi năm 1985 CP đổi tiền từ 10 đ cũ ăn 1 đồng mới sau vài tháng tiền lại mất giá y như cũ!!!
Lịch sử những lần đổi tiền ở Việt NamKể từ ngày 1/12/1945, khi nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành đồng tiền đầu tiên kể từ sau Cách Mạng Tháng Tám, lúc đó là đồng tiền nhôm loại 2 hào, cho đến nay chúng ta đã có rất nhiều các loại tiền xu, tiền giấy, tiền polime khác nhau. Đi cùng lịch sử phát hành tiền là những lần chúng ta thực hiện đổi tiền, có thể tổng kết những lần đổi tiền từ sau Cách Mạng Tháng Tám cho đến nay như sau:
Lần thứ nhất: Ngày 15 tháng 5 năm 1947, Chính phủ ra sắc lệnh 48/ SL cho phép lưu hành trong cả nước giấy bạc 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 500 đồng. Giấy bạc Tài chính thời kì này được in LITÔ hay TIPÔ, ốp sét trên giấy in xấu nên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng từng mẫu tiền. Đồng thời nhà nước thực hiện thu đổi đồng bạc Đông Dương, tỷ lệ 1 đồng Việt Nam lấy 1 đồng bạc Đông Dương
Lần thứ hai: Ngày 6/ 5/ 1951 tại sắc lệnh số 15/ SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký chuẩn y việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt nam (NHQG VN) (để thay thế “Nha ngân khố quốc gia” và “Nha tín dụng sản xuất” trực thuộc Bộ Tài Chính đã thành lập trước đó trên cơ sở “Việt nam quốc gia Ngân hàng” thuộc Bộ Tài chính được thiết lập theo sắc lệnh số 86/SL ngày 17/9/1947 của Chủ tịch Chính phủ dân chủ cộng hoà Việt nam). Ngay khi ra đời, theo sắc lệnh số 19/SL và 20/SL ngày 12/5/1951 NHQG đã chính thức phát hành đồng tiền giấy mang tên: "NHQG Việt Nam" thay đồng tiền Tài chính. Đổi 10 đồng tiền Tài chính ăn 1 đồng tiền NHQG - Một cuộc đổi tiền diễn ra tới 20 tháng, dài nhất trong lịch sử đổi tiền của NHVN.
Lần thứ ba: Vì tiền NHQG đầu tiên được in ra năm 1951 là để đổi đồng Tài chính trước đó nên hầu hết những người có tiền đổi là thuộc khu vực công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên đến tháng 2 năm 1959 Chính Phủ quyết định phân phối lại thu nhập và đã đổi tiền lần thứ 2 với tỷ lệ 01 đồng NHQG mới ăn 1000 đồng NHQG cũ. Với giá trị mới này, vào thời điểm từ tháng 2/1959 đến tháng 10/1960 một đồng NGQGVN bằng 1,36 Rúp Liên Xô và cũng tương đương 1,2 USD. Cuộc đổi tiền năm 1959 được đánh giá là “ngoạn mục” nhất trong lịch sử tiền tệ Việt Nam. Đến tháng 10/ 1961 đồng tiền NHQG VN ở miền Bắc được đổi tên thành đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt nam (NHNN VN) với cùng một mệnh giá để tránh trùng tên với đồng tiền NHQG ở miền Nam của chính phủ nguỵ quyền Sài Gòn.
Lần thứ tư: Trong 3 năm đầu sau ngày miền Nam giải phóng, để có một thời gian đệm cần thiết và quan trọng, hai miền vẫn dùng hai đồng tiền khác nhau: Miền Bắc vẫn là tiền NHNN Việt Nam, miền Nam tiếp tục dùng tiền của chính quyền cũ. Ngày 3/5/1975 chính quyền cách mạng tiếp quản NHQG của Nguỵ quyền Sài Gòn và vẫn sử dụng đồng tiền của chế độ cũ trong lưu thông để không gây rối loạn trong lưu thông tiền tệ ở miền nam những ngày đầu giải phóng. Ngày 6/6/1975 - 5 tuần sau ngày giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra Nghị định số 04/PCT - 75 về thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do Ông Trần Dương làm Thống đốc. Đến ngày 22/ 9/1975, dưới sự lãnh đạo của Bộ chính trị và Trung Ương **** lao động Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hoà miền nam Việt Nam đã tổ chức cuộc đổi tiền trên qui mô toàn miền nam để đưa đồng tiền mới lấy tên là "Tiền Ngân hàng Việt Nam" (còn gọi là tiền giải phóng) vào lưu thông với tỷ lệ 1 đồng NHVN ăn 500đ tiền của chế độ cũ và tương đương với 1 USD
Lần thứ năm: Ngày 2/5/ 1978 - Đúng dịp kỷ niệm 3 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam công bố đổi tiền lần thứ 3 trên phạm vi toàn quốc, thống nhất tiền tệ cả nước với tỷ lệ 1đồng tiền NHNN cũ ở miền Bắc hoặc 0,8 đồng tiền Giải phóng ở miền Nam ăn 1đồng NHNN mới.
Lần thứ sáu: Trước tình hình diễn biến phức tạp của lưu thông hàng - tiền và nạn khan hiếm tiền mặt nghiêm trọng trong thanh toán, ngày 14/9/1985 Nhà nước lại phải công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền NHNN cũ ăn 1 đồng tiền NHNN mới phục vụ cuộc cách mạng về giá và lương. Nhà nước đã cho phát hành thêm vào lưu thông một khối lượng lớn tiền tương đương với 1,38 lần khối lượng tiền mới đã phát hành trong đợt đổi tiền trước đó để phục vụ công cuộc cải cách lương và giá.
2011-2012???
-
11-07-2011 08:55 AM #3094
Silver Member- Ngày tham gia
- May 2010
- Bài viết
- 843
- Được cám ơn 261 lần trong 202 bài gởi
Nên dùng từ nào để chỉ TTCKVN là thích hợp nhất: "ngủ gật", "hôn mê" hay "chết lâm sàng"?
Thứ 2, 11/07/2011, 08:44
Khốc liệt chứng khoán
Số lượng CTCK, Cty quản lý quỹ lỗ tăng vọt. Số vốn huy động qua TTCK tụt mạnh chưa từng có và khối ngoại đã bán ròng CP suốt 5 tháng qua…
Những nét phác hoạ này được UBCKNN (SSC) đưa ra trong một bản tổng hợp gần đây.
Hơn cả “ngủ gật”
Tháng 9.2002 khi chỉ số VN-Index giảm sâu, trả lời phỏng vấn báo chí, ông Bùi Nguyên Hoàn - Vụ trưởng - Trưởng văn phòng đại diện SSC tại TPHCM - nhận xét, “thị trường đang ngủ gật”. Bây giờ, tệ hơn cả hồi ấy, TTCK không chỉ “ngủ gật” mà còn chìm trong “hôn mê”. Những số liệu chỉ ra cơn “hôn mê” là có thực.
Theo SSC, 62/105 CTCK lỗ trong ba tháng đầu năm và đến đầu tháng 6 số Cty có lũy kế lỗ là 61. Trong khi đó đến cuối năm ngoái, số CTCK thua lỗ chỉ có 20. Không ít Cty đã phải liên tục tăng vốn vì lỗ lã “ăn” vào vốn chủ sở hữu. Con số Cty thua lỗ có lẽ chưa dừng lại vì với giao dịch ảm đạm hiện nay, nhiều đơn vị sẽ còn phải trích dự phòng rủi ro giảm giá CP.
Những Cty may mắn đã thoái phần lớn vốn khỏi CP niêm yết như Kim Long thì kiên quyết đứng ngoài thị trường. Một số Cty còn tiền mặt thì kiên trì ở vị trí quan sát. TTCK hiện tại dưới con mắt của một số tổ chức, kể cả quỹ đầu tư, giống như một cái bẫy, giải ngân là nhìn thấy tiền vơi đi.
Cùng chung số phận với các CTCK là Cty quản lý quỹ. Sáu tháng vừa qua, 27/47 Cty quản lý quỹ lỗ, đến nỗi SSC phải gửi công văn khuyến cáo 10 đơn vị có mức lỗ từ 30% VĐL trở lên thận trọng trong hoạt động đầu tư, quản trị rủi ro và tăng vốn để đảm bảo các chỉ tiêu tài chính.
Để không lỗ thêm, chỉ còn cách cắt lỗ, bán ra CP vì càng để lâu, giá CP càng có nguy cơ giảm. Còn giải ngân thêm, đương nhiên là quỹ nào cũng e ngại. Nhiều quỹ tái cơ cấu danh mục, chuyển từ CP DN làm ăn kém sang DN làm ăn hiệu quả, nhưng giá CP không vì thế mà tăng trưởng vì trên thị trường Việt Nam giá giảm/tăng đồng loạt không phân biệt tốt xấu.
Từ DN, sự “nguội lạnh” của CK đang ảnh hưởng tiêu cực đến việc huy động vốn và cải cách DNNN. Tổng mức huy động vốn trên TTCK đến đầu tháng 62011 qua phát hành CP, đấu giá cổ phần, đấu thầu trái phiếu chỉ vỏn vẹn 27.200 tỉ đồng, trong đó riêng trái phiếu là 22.700 tỉ đồng. Phát hành CP giảm 80% và đặc biệt đấu giá CPH giảm tới 100% so với cuối năm 2010.
Hầu hết các đợt bán cổ phần ra công chúng của DN CPH đều thất bại do không bán hết lượng CP dự định bán. Đó là chưa kể giá bán rất thấp, chỉ tương đương mệnh giá. Giá bán thấp, tiền Nhà nước thu về ít đi. Ngày 20.7 tới, NH Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) IPO CP với giá ban đầu 11.000 đồng. Bốn - năm năm trước, không nhà đầu tư nào dám mơ mua được CP NH với giá rẻ như vậy.
Bàn tay mạnh và hỗ trợ mạnh
CK là hàn thử biểu của nền kinh tế. Kinh tế vĩ mô chưa ổn định thì CK vẫn còn bất ổn. Lý thuyết là thế, thực tế CK Việt Nam đang tỏ ra khốc liệt hơn nhiều. Từ đầu quý II, những dấu hiệu cải thiện kinh tế vĩ mô đã xuất hiện: Tỉ giá ổn định và đồng Việt Nam lên giá dần đều so với đôla Mỹ. Ngày 9.7.2011 lần đầu tiên kể từ khi điều chỉnh tỉ giá ngày 11.2.2011, tỉ giá liên NH do NHNN công bố rớt xuống 20.608 đồng/đôla Mỹ. Bất chấp những dự báo của một số chuyên gia tài chính về cung cầu ngoại tệ cuối năm có thể căng thẳng do tín dụng ngoại tệ vẫn ở mức cao, tiền đồng đang chứng tỏ ưu thế của nó là phương tiện nắm giữ, sinh lời vượt trội hiện nay. Bên cạnh đó, lãi suất bắt đầu giảm.
Có khả năng lãi suất thị trường mở sẽ còn “xuống thang” trong tương lai gần, bởi doanh số giao dịch của kênh này đang giảm nhanh. Đến ngày 4.7.2011, tổng dư nợ qua kênh này chỉ còn 15.000 tỉ đồng, thấp nhất trong vòng sáu tháng. Tuần trước, lần đầu tiên trong vòng hai tháng qua, NHNN bơm ròng qua thị trường mở sau tám tuần liền hút ròng tiền về. Thanh khoản NH đang trong tình trạng cân bằng và không nhiều NH chạy lên thị trường mở nữa, khi mà lãi suất tại đây vẫn còn ở mức 14%/năm cho kỳ hạn 7 ngày, trong khi lãi suất trái phiếu chính phủ đợt phát hành cuối tuần trước lại giảm thêm 10 điểm phần trăm, chỉ còn 12,2%/năm.
CK đã không phản ứng tích cực với những chuyển động vĩ mô vì hậu quả của trào lưu đầu cơ trước đó và cả hiện tại. Những đợt đầu cơ các CP thị giá thấp, VĐL nhỏ trên sàn Hà Nội năm ngoái đã bào mòn lòng tin của nhà đầu tư. Cùng với các “đội lái” là những đợt “bơm” vốn ồ ạt cho CK từ một số Cty bằng cách cho sử dụng ký quỹ ở mức cao. Kết quả là dòng tiền đầu cơ rủi ro thống lĩnh thị trường. Các đợt giải chấp tháng 4, tháng 5 vừa qua đã khiến thị trường gần như ngã quỵ.
Sau đó khi thị trường suy thoái, từ đầu năm đến nay lại dấy lên trào lưu bán khống. Mặc dù bán khống bị cấm, nó vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức mà luật không bắt bẻ được. Nhà đầu tư A cho nhà đầu tư B vay CP để bán. Mọi giao dịch diễn ra bình thường trên tài khoản nhà đầu tư A. Quan hệ giữa hai nhà đầu tư là dân sự. Luật làm sao khống chế? Có thời điểm bán khống đã trở thành “chiến lược” của một số CTCK và nó đã đẩy VN-Index phá vỡ những ngưỡng chống đỡ còn lại – ngưỡng chống đỡ của niềm tin.
CK bây giờ cần hai thứ: Bàn tay mạnh và sự hỗ trợ mạnh của Nhà nước. Một bàn tay mạnh để giải quyết rốt ráo những rơi rớt của tình trạng đầu cơ còn sót lại và bán khống đang thịnh hành. Ai đó nói rằng “độc trị độc”. Bán khống là con dao cắt nốt trào lưu đầu cơ thiếu lành mạnh năm ngoái, trả lại cho thị trường sự minh bạch và trong sạch. Song rất nhiều nhà đầu tư không đồng tình như vậy, bởi bán khống, xét ở một góc độ nào đó, cũng là hành vi đầu cơ.
Sự hỗ trợ mạnh là một lộ trình cụ thể về việc thực hiện các nghiệp vụ mới, các quy định mới đã được đề cập từ lâu. Đã 11 năm CK Việt Nam không thể cứ mãi trong tình trạng “làm vườn rồi mới lo thả gà” như thời gian đầu. Đứa trẻ CK đã lớn, không thể cứ mãi bắt nó dạo chơi chỉ trong một cái sân hẹp!
Hãy cho CK một cơ hội phát triển vì cơ hội của CK cũng là cơ hội cho thị trường tài chính Việt Nam!
Theo Lao động
-
11-07-2011 04:07 PM #3095
Senior Member- Ngày tham gia
- Mar 2010
- Bài viết
- 766
- Được cám ơn 86 lần trong 71 bài gởi
BMC: 6 tháng đạt 33,9 tỷ đồng LNTT, vượt 21% kế hoạch cả năm
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2011, BMC đạt 27,43 tỷ đồng LNST, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2010.
Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định (BMC) công bố kết quả kinh doanh quý II/2011.
Cả doanh thu và LNST quý II/2011 của BMC đều đạt trên gấp đôi so với cùng kỳ năm 2010. Cụ thể:
- Doanh thu thuần đạt 83,99 tỷ đồng, tăng 137,39%
- LNST đạt 20,99 tỷ đồng, tăng 237%
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2011, BMC đạt 27,43 tỷ đồng LNST, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2010. Đây là mức tăng đáng kể trong bối cảnh công ty không hề phát hành tăng vốn kể từ giữa năm 2008 đến nay.
LNTT 6 tháng đầu năm 2011 đạt 33,9 tỷ đồng, vượt 5,9 tỷ đồng tương đương vượt 21,07% so với kế hoạch 28 tỷ đồng LNTT cả năm 2011 đã được ĐHCĐ thông qua.
TK của em chỉ có 2 em: STB và BMC. Cả TT hoa phựơng đỏ mà STB đã có lúc áp trần, BMC cửng trần mới đê mê làm sao....chỉ cần 1 phiên như hôm nay là em có lời...2 phiên như hôm nay ..... 3 phiên như hôm nay....thì cua trong lỗ không còn chỗ mà đứng...BMC 25 trong tầm tay...STB phi ngay 2x...khà khà...
-
12-07-2011 04:28 PM #3096
Silver Member- Ngày tham gia
- Jan 2009
- Bài viết
- 935
- Được cám ơn 182 lần trong 132 bài gởi
Đất nền phía Nam tiếp tục phá giá
Thứ ba, 12/7/2011, 15:20 GMT+7
Vào thời điểm này, tại các tỉnh phía Nam như: Long An, TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, … hầu hết các chủ đầu tư tiếp tục tung màn phá giá cho dự án đất nền. Tuy nhiên, thị trường này vẫn “án binh bất động”, ế ẩm chờ cơ hội người mua.
Nhà đầu tư đồng loạt hạ màn phá giá
Nếu như năm 2010, bất động sản tại các tỉnh phía Nam sôi động bao nhiêu thì bước sang năm 2011 dường như “đóng băng” toàn phần. Theo các chủ đầu tư BĐS tại đây thì họ chỉ còn cơ hội gỡ gạc từ các dự án đất nền giờ mang ra bán. Thế nhưng đến thời điểm này, thì đất nền cũng lâm vào bước “tiến thoái lưỡng nan”. Các nhà đầu tư bất động sản mạnh tay tung ra chiến lược “hạ màn phá giá” chấp nhận lỗ nhằm cải thiện tình hình khó khăn hiện nay.
Tỉnh Bình Dương được xem là nơi khởi xướng cho cuộc hạ màn phá giá đất nền nhiều và sớm nhất, ngay từ những tháng đầu năm 2011.
Anh Hòang Nam, chủ đầu tư của một dự án đất nền tại Bình Dương cho biết: “Một lô đất nền diện tích 110 m2 so với thời điểm này năm ngoái bị hụt đi mất 3 triệu đồng/m2. Biết là lỗ nhưng vẫn nhắm mắt chấp nhận bán. Bởi với lãi suất tín dụng hiện nay siết chặt quá chịu không nổi, nếu cứ để các dự án đất nền chết vậy thì chỉ còn nước phá sản chạy làng. Vì thế, công ty chúng tôi chấp nhận lỗ nhưng vẫn bán để còn có cơ hội cứu vãn cho các dự án còn dang dở, rồi tính tiếp".
Công ty cổ phần Đất Xanh Bình Dương cho hay, hiện công ty đang có đợt xả hàng chỉ với 1,3 triệu/m2 tại khu đất liền kề với trung tâm thành phố tại Thủ Dầu Một- Bình Dương. Theo anh Lê Huy Cường (nhân viên môi giới công ty Đất Xanh Bình Dương) cho hay: "5 năm làm kinh doanh bất động sản, đây là lần đầu tiên tôi thấy mức giá đất nền thấp đến mức chạm đáy và có lẽ không còn giá nào rẻ hơn hiện nay. Bên cạnh đó, dự án đất nền An Tây (gần khu Du lịch Đại Nam) chỉ với 155 triệu đồng khách hàng có thể sở hữu được một nền với diện tích 110 m2".
Người săn đất nền hiện đang quan tâm đến dự án Khu Công nghiệp Mỹ Phước 3, nằm hai bên đường Đại Lộ Bình Dương thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, gần khu du lịch Đại Nam, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 40 km về phía Bắc.
Đây đang là điểm nóng cho những mức giá rẻ bất ngờ dành cho người mua. Giá đất nền tại đây chỉ có từ 1,5- 2 triệu đồng/m2 có sổ đỏ, 100% đất thổ cư, giấy tờ mua bán thuận lợi, có nhiều hướng và nền đất đẹp cho người tiêu dùng lựa chọn.
Không chỉ ở Bình Dương, tại Đồng Nai hiện đất nền cũng đang được các nhà đầu tư tung ra nhiều chiêu thức phá giá để thu hồi vốn.
Công ty Phúc Khang tung ra 400 nền đất thuộc khu đô thị mới, giá 2,3- 3,5 triệu đồng mỗi m2 cho nền đất có diện tích trung bình 100 m2. Theo đơn vị này, sản phẩm đất nền giá mềm chủ yếu thu hút các dòng vốn nhỏ, trung bình 300- 500 triệu đồng, từ trung đến dài hạn và khách hàng chủ yếu có nhu cầu mua để ở hoặc tích lũy tài sản trong vòng 5-10 năm tới.
Đáng chú ý hơn cả, giá đất nền ven đô của TP.HCM cũng đang có đợt xả hàng không phanh khiến những ngày gần giới BĐS theo dõi và bám sát giá liên tục. Theo ông Lương Trí Thìn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ xây dựng địa ốc Đất Xanh cho biết: "Điểm chung của thị trường đất nền ven TP HCM là giá rẻ, đều có khu công nghiệp, khu dân cư hiện hữu lân cận. Vì đất nền hút khách nên trong thời gian tới nguồn cung sẽ rất dồi dào, mức độ cạnh tranh thị phần càng mạnh mẽ hơn".
Hiện nay các dự án ven đô được người tiêu dùng chú ý nhất như giá đất nền tại hàng loạt dự án nằm trong khu vực quận 9, một trong những khu vực từng một thời là mảnh đất màu mỡ cho hoạt động “lướt sóng”. Các dự án này có thể kể đến như Trí Kiệt, Nam Long, Khang Điền, Phú Nhuận, Bắc Rạch Chiếc, Trường Thạnh, Thiên Lý, Gia Hòa đều giảm giá mạnh trong thời gian gần đây.
Tương tự, các dự án tại khu vực quận 2 như Thạnh Mỹ Lợi, Huy Hoàng... đều giảm từ 1- 2 triệu đồng/m2 so với thời điểm đầu năm đến nay.
Trong đó, dự án Gia Hòa (Quận 9) đang thu hút người thăm quan và đầu tư nhiều hơn so với các dự án trên. Anh Lê Văn Nam (người mua) đến thăm quan đất tại đây cho hay, những tháng đầu năm nay giá đất vẫn giữ ở mức 19- 23 triệu đồng/m2 nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ còn 16-19 triệu đồng/m2. Thậm chí, nhiều lô chào mua chỉ còn 14,5- 15 triệu đồng/m2. Với giá đất như hiện nay đã giảm giá so với đầu năm từ 3- 5 triệu đồng/m2.
Bên cạnh đó, các vùng ven đô như Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè… các chủ đầu tư đều chấp nhận lỗ để thu hồi vốn. Giá đất nền tại đây giảm từ 1,5- 2 triệu đồng. Thậm chí có nhiều nơi giảm tới 3,7 triệu đồng/m2.
Lý giải cho hiện tượng trên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp phía Nam đều dựa vào nguồn vốn vay tín dụng của ngân hàng là chủ yếu nên khi chính phủ đưa ra chính sách thắt chặt tín dụng thì đây là khó khăn lớn nhất của các nhà đầu tư BĐS.
Thậm chí nhiều DN bất động sản bày tỏ, với mức lãi suất trên 20%, thậm chí phải vay đến mức 24-25%, là vượt so với mức độ chịu đựng của doanh nghiệp bất động sản.
Giá đã chạm đáy nhưng vẫn ế
Một số nhà kinh doanh BĐS của TP.HCM cho biết, thực tế các dự án đất nền tại các tỉnh khu vực phía Nam hiện đã đứng giá. Nhiều doanh nghiệp phải bán với giá thấp hơn so với giá mua vào ban đầu nhằm giải cứu cho các dự án còn dang dở.
Có thể thấy, mặc dù hiện nay nhiều dự án ven đô TP.HCM đang thu hút nhiều người thăm quan và mua bán. Tuy nhiên số lượng bán ra vẫn chưa thấm tháp vào đâu.
Tại Đồng Nai, dự án khu đô thị mới Nhơn Trạch những năm trước sôi động bao nhiêu bao nhiêu thì hiện, việc mua bán diễn ra ảm đạm. Anh Hùng Nam, một người môi giới đất tại đây cho biết, cách đây 3 năm vào thời điểm đất sốt 6 triệu/m2 không có đất cho mà bán. Thế nhưng hiện nay giá đã đã rẻ đi một nửa. Đất ở sâu trong khu vực dân cư như Long Thọ, Phước An hiện giá đã rẻ hơn một nửa mà vẫn không có ai mua. Chỉ trừ một vài dự án có vị trí đẹp, giá rẻ mới có người quan tâm.
Tại khu đô thị mới Nhơn Trạch (Đồng Nai) hiện hơn 80 dự án nhà ở và đất nền. Các dự án này hầu hết đã được đầu tư. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế nhiều về cơ sở vật chất hạ tầng như, trường học, chợ, bệnh viện,… nên những người mua có tâm lý e ngại chưa chịu ở.
Anh Văn Thành, Giám đốc một công ty môi giới BĐS tại Bình Dương cho hay: "Nhiều đô thị xây lên bỏ hoang, không ai mua. Cứ tưởng là của để dành cho các đại gia nhà đất phòng trừ khi gặp khó khăn hay bất trắc gì, ngờ đâu đến thời điểm này của để dành tung ra cứu cánh mà cũng không ăn thua. Hiện chúng tôi còn khoảng hơn 30 dự án mà các chủ đầu tư và khách hàng nhờ bán".(Nguồn: VTC, 12/7)Rứa là hết chiều ni em phi mãi
Còn mong chi ngày vùng đáy VNI ơi?
-
12-07-2011 04:36 PM #3097
Silver Member- Ngày tham gia
- Jan 2009
- Bài viết
- 935
- Được cám ơn 182 lần trong 132 bài gởi
Giá thực phẩm tăng chóng mặt vì thương nhân Trung Quốc?
Nhiều loại thực phẩm trong nước tăng giá chóng mặt.
10:26 (GMT+7) - Thứ Ba, 12/7/2011
Doanh nghiệp đang “phát sốt” vì thiếu nguyên liệu sản xuất, người dân thì “chóng mặt” với giá thực phẩm ngày càng cao…, và không ít ý kiến cho rằng việc tiểu thương và doanh nghiệp Trung Quốc sang thu mua nông sản của Việt Nam là một trong những nguyên nhân quan trọng.Rứa là hết chiều ni em phi mãi
Còn mong chi ngày vùng đáy VNI ơi?
-
12-07-2011 04:53 PM #3098
6 tháng cuối năm lạm phát còn bốc hỏa hơn nhiều...hố hố hố...
Thứ 3, 12/07/2011, 15:04 6 yếu tố gây sức ép lạm phát 6 tháng cuối năm
Các chuyên gia tham dự Hội thảo đều cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục kiên trì với chính sách tiền tệ thắt chặt, ít nhất là cho đến cuối năm 2011, để lạm phát không bùng phát trở lại.
Sáng nay (ngày12/7/2011) Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Viện Kinh tế – Tài chính đã tổ chức Hội thảo khoa học “Diễn biến thị trường 6 tháng đầu năm và dự báo 6 tháng cuối năm 2011”.Theo đánh giá của Cục quản lý giá, 6 tháng đầu năm nay giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường có xu hướng tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm 2011 tăng 16,03% so với cùng kỳ năm 2010 và so với tháng 12 tăng 13,29%.Ông Nguyễn Lộc An – Phó vụ trưởng – Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) phân tích, trong cơ cấu chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm nay thì 2 nhóm có mức tăng cao nhất và đóng góp vào mức tăng chung khá lớn là nhóm hàng ăn và dịch vụ đồ uống (chiếm tỷ trọng 39,93%) và nhóm giao thông (chiếm 8,87%), với mức tăng lần lượt là 18,68% và 18,74%. Tiếp đến là nhóm vật liệu xây dựng, các nhóm hàng còn lại có mức tăng không cao so với mức tăng chung.Từ đó có thể thấy rằng, giá nhiều loại hàng hóa nguyên nhiên liệu chủ chốt như: Xăng dầu, phôi thép, khí dầu mỏ... trên thị trường thế giới tăng cao chính là nguyên nhân tác động đến giá các mặt hàng này trong nước.Để đạt được các mục tiêu mà Chính phủ đề ra cho năm nay là: Tăng trưởng GDP khoảng 6%, nhập siêu/xuất khẩu dưới 16%, tăng trưởng tín dụng dưới 20%, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán dưới 15%, cắt giảm chi ngân sách 10%... các diễn giả tham gia Hội thảo cho rằng, Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều các yếu tố gây sức ép làm tăng giá trong những tháng còn lại của năm 2011.
Cụ thể, (1) giá nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng vào dịp cuối năm, cùng với tình trạng lạm phát tiếp tục gia tăng tại nhiều nước sẽ gây tình trạng tăng giá lan tỏa của hàng hóa qua biên giới.(2) Nguồn cung thực phẩm chưa thể nhanh chóng phục hồi do cần có độ trễ nhất định để tái sản xuất sau dịch bệnh. Ngoài ra, dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi, lãi suất vay vốn ngân hàng tăng cao cũng đang hạn chế người dân tái đàn, mở rộng chăn nuôi.(3) Giá điện tiếp tục được điều chỉnh theo xu hướng tăng để bù đắp chi phí tăng.(4) Lãi suất cho vay hiện nay vẫn ở mức cao, tỷ giá sau một thời gian ổn định có thể tăng nhẹ vào cuối năm khi mà nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng.(5) Cùng với chu kỳ tăng giá hàng hóa vào cuối năm thì hiện tượng mưa bão có thể gây đứt nguồn cung hàng hóa và làm tăng giá cục bộ tại một số địa phương.Đặc biệt, nhiều mặt hàng, nhất là (6) các mặt hàng lương thực, xăng dầu, thực phẩm như thịt lợn, thủy sản đã bị gom và xuất khẩu qua biên giới với khối lượng khá lớn đã gây mất cân đối nguồn cung hàng hóa trong nước trong thời gian qua nếu không có giải pháp thích hợp sẽ tiếp tục tái diễn trong thời gian tới.Bổ sung thêm ý kiến, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng đến từ ĐHKTQD chỉ ra rằng, việc thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa chắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô có thể đạt được mục tiêu trong ngắn hạn song không thể giữ nguyên các biện pháp đó trong dài hạn vì nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu tăng trưởng, việc làm của dân cư; do đó giai đoạn 6 tháng cuối năm sự thắt chặt đó có thể sẽ được nới lỏng từng bước.Đây là điều kiện để đẩy giá cả trong nước tăng lên khi tương quan và cân đối cung – cầu chưa được duy trì ổn định và bền vững.Tuy nhiên, theo T.S Lạng, vẫn có khả năng các biện pháp thắt chặt tín dụng và tài khóa vẫn còn tiếp tục áp dụng kéo dài trong thời gian tới để giảm thiểu các tác động bất lợi từ bên ngoài.Hậu quả là sản xuất – kinh doanh của các DN trong nước có thể bị thu hẹp thậm chí bị đóng cửa vì tình trạng thiếu vốn, khả năng tạo lợi nhuận khó khăn và dòng chảy của các giao dịch kinh tế bị chậm lại. Điều đó vô hình dung lại tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước thông qua mở rộng đầu tư, tăng thị phần và tăng khả năng cạnh tranh.Các chuyên gia tham dự Hội thảo đều cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục kiên trì với chính sách tiền tệ thắt chặt, ít nhất là cho đến cuối năm 2011, để lạm phát không bùng phát trở lại.Ngoài ra, cũng cần cân nhắc việc xóa bỏ trần lãi suất huy động để tăng tiết kiệm nhằm tăng nguồn cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, giảm tiêu dùng của dân cư, minh bạch hóa thị trường tín dụng để giúp lãi suất cho vay và lãi suất huy động gần nhau hơn điều đó vừa có lợi cho người gửi tiền vừa có lợi cho doanh nghiệp.
-
13-07-2011 09:52 AM #3099
- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 27
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Hôm nay thị trường lên
Không Spam quảng cáo tại chữ ký
-
13-07-2011 10:35 AM #3100
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
thuchi (14-07-2011)
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks