Mình vào diễn đàn www.nhomsfr.com của nhóm SFR - nhóm sinh viên nghiên cứu tài chính thấy các bạn có đăng 1 bài nhận định về thị trường chứng khoán tuần sau rất hay. Mọi người vào tham gia bàn luận cho vui!

Link: http://diendan.nhomsfr.com/viewtopic.php?f=26&t=237


Đầu tiên là bài của bạn Hội!


-----------------------------------------------


Kết thúc phiên giao dịch hôm nay 4/9, thị trường khép lại với mức giảm 12,32 điểm, VN-Index tiến lui về 528,49 điểm. Câu hỏi nhiều nhà đầu tư đặt ra bây giờ là: "Liệu số phận VN-Index trong tuần tới sẽ ra sao? Sóng 5 eliot liệu đã kết thúc?"

I> Trước hết, chúng tôi sẽ điểm qua tình hình thế giới trong thời gian qua:

Tại Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới:

> Một báo cáo hôm thứ ba cho thấy khu vực sản xuất đã tăng trưởng trở lại trong tháng 8, sau 19 tháng liên tiếp giảm. Doanh số bán nhà đã tăng được trong vài tháng gần đây. Chỉ số của lĩnh vực sản xuất, hay còn được biết đến với tên là “The purchasing managers index” (PMI) - chỉ số tổng hợp về tình hình sản xuất của Mỹ, tăng 52.9% từ mức 48.9% trong tháng 7. Bất kỳ chỉ số nào trên 50% là chỉ ra sự tăng trưởng.
> Trong tháng 8, những nhà sử dụng lao động đã cắt giảm 216000 việc làm, ít hơn so với dự báo, mức cắt giảm trong tháng 7 vừa qua là 276000 việc làm, theo các báo cáo của Bộ Lao động đưa ra trong ngày hôm nay. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 9.4% lên 9.7%.
> Doanh thu của hầu hết các nhà bán lẻ đều giảm trong tháng vừa rồi, vì người tiêu dùng hạn chế mua các sản phẩm dùng cho năm học mới, mà chủ yếu tập trung mua sản phẩm thiết yếu. Trong khi đó, khu vực dịch vụ tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã gần chạm tới tăng trưởng dương trong tháng 8 nhưng vẫn trở thành tháng 11 liên tiếp ngành công nghiệp này bị thu hẹp. Chỉ số dịch vụ ISM bao gồm các bệnh viện, nhà bán lẻ, các công ty dịch vụ tài chính và một số khác đã tăng từ 46.4 trong tháng 7 lên 48.4 trong tháng 8. Mặc dù vậy chỉ số này vẫn ở dưới mức 50 cho thấy khu vực này vẫn còn đang “chìm”.
> Kích thích của Chính Phủ trong chương trình “Cash for Clunkers” đã mang lại sức sống trong doanh thu cho ngành ô tô.

Châu Âu:

> Số người thất nghiệp tại Đức đã giảm một cách bất ngờ vào tháng 8, điều này được trợ giúp bởi chương trình kích thích của Chính Phủ và những khoản trợ cấp nhằm khuyến khích những công ty giữ lại nhân viên. (Nhấp vào đây)
> Niềm tin kinh doanh của người Đức đã tăng ở tháng thứ 5 liên tiếp - tháng 8 và tâm lý của nhà đầu tư tăng lên ở mức cao nhất trong hơn 3 năm qua. Tiêu dùng cá nhân tại Châu Âu quý 2 tăng lần đầu tiên trong hơn một năm qua và xuất khẩu cũng giảm chậm lại làm dịu bớt cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong hơn 60 năm qua.
> Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) đã tăng mức dự đoán cho sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực dùng đồng Euro và vẫn giữ lãi suất tại mức thấp 1%. Kể từ khi quyết địng cuối cùng của ngân hàng ECB tiếp tục giữ lãi suất không đổi, thì có những hình ảnh cho thấy nền kinh tế của Pháp và Đức đang nổi lên từ trong cuộc khủng hoảng kéo dài đã lâu. (Nhấp vào đây)
> Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi sớm hơn so với dự đoán. Tuy nhiên OECD cho biết nền kinh tế Anh sẽ sụt giảm 4.7% trong năm nay, so với dự báo trước đó là 4.3%. Con số này cũng tệ hơn so với mức dự báo về sụt giảm của Bộ Tài chính Anh là 3.5%. OECD dự kiến cả Mỹ và khu vực Châu Âu sẽ thoát ra khỏi khủng hoảng trong quý 3 năm nay, và sự cải thiện trong những tháng gần đây là khá thuận lợi.
> Tuy nhiên, tổ chức này cũng cảnh báo còn rất nhiều khó khăn phía trước như tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao và giá nhà giảm mạnh. Điều này có nghĩa là sự phục hồi sẽ chỉ ở mức độ từ từ. (Nhấp vào đây)

Úc:

> Chỉ số lòng tin người tiêu dùng và kinh doanh đã tăng mạnh lên mức cao nhất trong vòng hai năm sau khi chính phủ cung cấp hơn 20 tỷ đô la úc cho các hộ gia đình kể từ vụ sụp đổ của Lehman Brothers gần một năm trước.
> Chỉ số này tiếp tục gia tăng khi chính phủ chi tiêu thêm 22 tỷ đôla Úc khác cho việc nâng cấp đường xá, trường học, bệnh viện và đường xe lửa.

Châu Á :

> Nhật Bản đã xuất hiện sự tăng trưởng trở lại từ tháng 4. Nếu như đà tăng trưởng kinh tế cả năm được duy trì như trong tháng 4, nền kinh tế của Nhật sẽ tăng 3.7%. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực đó, vẫn còn rất nhiều thử thách và e ngại. Các công ty Nhật đã cắt giảm chi tiêu tháng thứ 9 liên tiếp vì lợi nhuận bị đóng băng do suy thoái. Ngay cả khi các dấu hiệu phục hồi đã xuất hiện trên phạm vi toàn cầu, doanh thu vẫn chưa bật lên lại đủ để kích thích các doanh nghiệp mua thiết bị máy móc.
> Nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng nhanh hơn mong đợi trong quý II, làm tăng hi vọng rằng nền kinh tế lớn thứ 4 Châu Á đang trên đường hồi phục. Ngân hàng Hàn Quốc cho biết trong một báo cáo, tổng sản phẩm quốc nội tăng 2.6% trong quý II từ 3 tháng trước so với một sự ước tính trước đó khoảng 2.3%.
> Sản xuất của Trung Quốc trong tháng 8 đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 16 tháng qua, nguyên nhân do thị trường tín dụng đã tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm nay. Chỉ số quản lý thương mại chính thức PMI được điều chỉnh theo mùa đã tăng lên 54, cao hơn so với mức 53.3 trong tháng 7. Chỉ số PMI do tổ chức HSBC Holdings đưa ra cũng đã tăng so với tháng trước.


Quay lại với chỉ số Dowjones. Chúng tôi một lần nữa khẳng định rằng xu hướng uptrend của Dowjones chưa từng bị phá. Nó vẫn đang trên đà chinh phục những mốc điểm cao hơn. Những phiên điều chỉnh là hoàn toàn cần thiết, để làm điểm tựa bứt phá những đỉnh mới.




II> Tình hình kinh tế trong nước:

> Nguồn từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng công nghiệp trong tháng 8 đã được cải thiện đáng kể. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng lên 10.6% so với cùng kỳ năm trước, đây là tháng tăng mạnh nhất trong năm nay. Tính chung 8 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5.6% so với cùng kỳ năm 2008.
> Khả năng có gói kích cầu thứ 2 cho nền kinh tế Việt Nam là rất cao. Khác chăng chính là ở cách thức thực hiện và đối tượng nhắm đến trong gói kích cầu 2, nhằm gia tăng hiêu quả kích thích sản xuất.
> Bước sang tháng 9, thị trường được hỗ trợ bởi một số thông tin vĩ mô tích cực: NHNN chỉ đạo duy trì tăng trưởng tín dụng với tỷ lệ khoảng 30%. CPI trong tháng 8 tăng khoảng 0,24% so với tháng trước và mức tăng này được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì trong tháng 9.
> Một số công ty niêm yết vừa công bố tình hình kinh doanh, doanh thu ổn định trong tháng 8 vừa qua.

Phân tích kĩ thuật VN-Index




525 điềm sẽ là mốc kháng cự của VN-Index


Như bài phân tích part 2 ra ngày 21/8 của chúng tôi, sau khi VN-Index hoàn thành mẫu hình vai đầu vai đảo ngược 5 tuần. Thì cái mốc chinh phục tiếp theo sẽ là 575 điểm. (Xem lại Part 2)

"Trong 1 con sóng lớn, có thể sẽ là những sóng nhỏ kết hợp hoặc chí ít cũng là những điểm gấp khúc nhỏ, nhưng đó vẫn sẽ là một con sóng." Đây là điều chúng tôi đã từng nói, và bây giờ chúng tôi xin được lặp lại. Như vậy là 40% khả năng VN-Index bứt phá và tăng sau khi mẫu hình vai đầu vai đảo ngược hoàn thành đã xảy ra. Bằng chứng là thị trường đã từng lên đến 549 điểm vào ngày 01/09.

Phiên giao dịch ngày 4/9 đã chứng kiến một phiên điều chỉnh của VN-Index xuống 528,49 điểm. Vậy thị trường sẽ diễn biến ra sao vào tuần sau?

Dựa vào PTKT VN-Index, chúng ta thấy rằng việc điều chỉnh kĩ thuật tại sóng thời gian 7 của fibonaci time zone là điều tất yếu. Điều này đã từng xảy ra tại sóng 1 và sóng 3 của thuyết Eliot, và lần này là đợt điều chỉnh tại sóng 5 Eliot. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng, mức cản 525 điểm là khá vững chắc. Điểm kháng cự này chính là đỉnh của sóng 3, đồng thời nó cũng là đường kháng cự fibonaci 38.2% được xác lập tại điểm điểm cắt đứt đường viền cổ của mô hình vai đầu vai đảo ngược. Trường hợp xấu nhất, là trường hợp mốc kháng cự 525 bị phá vỡ thì mốc 512 là một mốc cực mạnh và hầu như không thể xuyên thủng. Tuy nhiên quan điểm của chúng tôi vẫn là "khó xuyên thủng 525 và tiếp túc chinh phục 575 sau một sự điều chỉnh chiến lược".

Lời kết: Chúng tôi thấy rằng, nền kinh tế thế giới đã dần dần phát ra dấu hiệu hồi phục càng lúc càng rõ rệt. Qua rất nhiều chỉ báo kinh tế, chúng tôi nhận thấy cơ hội trong những thời gian tiếp theo. Điểm ì của nền kinh tế thế giới hiện tại không còn nhiều, vấn đề thất nghiêp gia tăng là vấn đề nổi cộm nhất. Tuy nhiên, sự gia tăng này chỉ là gia tăng về số tổng lượng thất nghiệp, về bản chất tỷ lệ thất nghiệp hàng tháng đang giảm đi dần dần một cách rõ rệt. Nó giống như một cuộc chạy đua maraton, và sắp đến những bước cuối cùng, khi tỷ lệ thất nghiêp đạt mức cực đại, ko thể gia tăng nữa (cân bằng giữa năng suất và nhu cầu...). Lúc này lãi suất sẽ được nâng lên, và theo nguyên lý kinh tế thông thường, thất nghiệp sẽ giảm đi --> đưa về cân bằng xã hội, khủng hoảng qua đi.

Notes: Tất cả nhận định của chúng tôi nên được xem dưới góc nhìn tham khảo và cùng kiểm chứng. Mọi quyết định mua và bán là của quý nhà đầu tư. Các bạn sẽ luôn và luôn là người ra quyết định cuối cùng.


Quang Hội (Theo www.xuhuongthitruong.com)