Công nghệ Blockchain sẽ thay đổi ngành logistics như thế nào?
Truyền thông và logistics là hai khía cạnh thiết yếu cho sự tồn tại của con người. Đồng thời còn được xem như xương sống của việc chuyển giao hàng hoá, dịch vụ và giá trị. Khi thương mại quốc tế và ngành logistics ngày càng mở rộng, nhiều phương pháp hiệu quả hơn đang được phát triển và triển khai trên toàn cầu. Và với công nghệ Blockchain, ngành công nghiệp logistics sẽ được nâng lên một tầm cao mới, minh bạch và hiệu quả hơn.

Công nghệ Blockchain tiến vào ngành chăm sóc sức khỏe
5 xu hướng Blockchain đáng mong đợi trong năm 2018
Một ngành công nghiệp thiết yếu trên toàn cầu
John Monarch, giám đốc điều hành Shipchain, nhấn mạnh lĩnh vực dịch vụ logistics có mặt ở hầu hết tất cả mọi nơi trên thế giới.

Monarch chia sẻ với Cointelegraph:

“Các thiết bị được kết nối xung quanh Internet of Everything (IoE) cần mức bảo mật cao hơn. Công nghệ Blockchain là giải pháp tối ưu nhất trong lĩnh vực này. Nó cung cấp tính năng bảo vệ tốt nhất thông qua sổ cái phân tán, mã hóa tiên tiến, smart contract và giảm thiểu đi bên trung gian thứ ba. Do đó, điều này sẽ khắc phục hiện trạng tham nhũng, mã độc tống tiền, trộm cắp, phí bảo hiểm,…”

Ông kết luận, một khi các network Blockchain bắt đầu được triển khai, chúng sẽ tiết kiệm cho ngành thương mại quốc tế ít nhất 50 tỷ USD mỗi năm. Và khi dần đi vào quỹ đạo, con số này sẽ tăng lên 500 tỷ USD mỗi năm.

Vai trò thực tế của Blockchain
Chuyên gia vềBlockchain, ông Aleksandar Matanovic cho biết:

“Cũng như trong nhiều ngành công nghiệp khác, Blockchain không phải là công cụ hỗ trợ gia tăng hiệu suất. Bản thân Blockchain hoạt động hiệu quả hơn hẳn các hệ thống dựa trên chúng. Tôi xem công nghệ này như một cách để làm cho các hệ thống minh bạch, mạnh mẽ và ít phụ thuộc hơn vào các bên trung gian.”

Chìa khóa dẫn đến giá trị của Blockchain là giải quyết sự thiếu minh bạch trong hệ thống, khi mà mỗi phần trong quá trình giao dịch đều công khai, minh bạch và không liên quan đến trung gian.



Tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc
COO từ BitLand, Christopher Bates, khẳng định một trong những vấn đề làm người ta đau đầu là không biết rõ nguồn gốc cũng như lịch sử của món tài sản mà mình muốn mua.

Bates nêu lên một ví dụ như sau:

“Bạn cảm thấy thế nào nếu mua một chiếc xe đã được cải tạo lại toàn bộ vì vỡ nát trong một tai nạn nghiêm trọng? Nếu có một cách gì giúp người mua biết rõ lịch sử của chiếc xe đó, nhân viên bán hàng sẽ không thể nào dùng lời hoa mỹ để dụ chúng ta mua phải một món hàng rởm.”

Bên cạnh đó, Bates cũng cho biết quyền sở hữu đất cũng là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất. Ở một số nơi, đất đai được lưu giữ trên giấy tờ và thường không rõ ràng. Một thửa đất được bán đi bán lại nhiều lần cho nhiều người là một chuyện hết sức bình thường. Trong những trường hợp này, người mua thường dễ mắc lừa bởi những thủ đoạn bịp bợm tinh vi.

Dễ dàng hơn khi truy cứu trách nhiệm
Một vấn đề khác của ngành logistics là rất khó để truy cứu trách nhiệm của một cá nhân nào đó. Ví dụ trong trường hợp thất thoát tài sản. Nếu có một bản ghi ghi lại đầy đủ lịch sử vận chuyển của món hàng đó, người ta sẽ dễ dàng hơn khi truy cứu trách nhiệm. Các dịch vụ chuyển phát hiện có thường theo dõi các món hàng dọc theo tuyến đường vận chuyển. Nhưng các phương pháp như vậy quá hao tốn và không hiệu quả.

Bates nói:

“Vấn đề ở đây là mọi hình thức giấy tờ tay đều có thể thay đổi được. Hồ sơ vận chuyển có thể được giấu kín hoặc chỉnh sửa cho mục đích gian dối. Chính phủ các nước có thể ẩn chi tiêu ngân sách của họ bằng cách xóa các hồ sơ vận chuyển hoặc không công bố chi tiết. Một mặt, các chính phủ sẽ lập luận đây là vì an ninh quốc gia. Nhưng mặt khác, những người đóng thuế hậu thuẫn cho các ngân sách này xứng đáng có được sự minh bạch trong chi tiêu.”

Do đó, nếu ứng dụng công nghệ Blockchain vào ngành công nghiệp logistics, khách hàng có thể theo dõi lộ trình, xem thời gian giao hàng chậm trễ và ước tính thời gian giao hàng đến từng phút. Khi công ty bắt đầu tự động hóa nhập lên Blockchain từng hoạt động của họ, khách hàng sẽ có toàn quyền truy cập xem xét lịch sử của công ty một cách an toàn.



Mặc dù Blockchain chưa được thực hiện trên quy mô lớn nhưng một số công ty công nghệ đã thí điểm thử nghiệm. IBM đã hợp tác với Walmart, Unilever và 7 công ty thực phẩm khác trong tháng 8 năm ngoái để ứng dụng công nghệ này trong chuỗi cung cấp thực phẩm để giảm nguy cơ thực phẩm bị hư hỏng.

Và cùng với AOS SAS, một công ty giải pháp kinh doanh của Colombia, IBM đã thí điểm chương trình trang bị cho xe tải bộ cảm biến để đo trọng lượng, dung tích và thời gian giao hàng ước tính.