Nếu có kịch bản xấu AVS sẽ về 12-13

Nếu kịch bản xấu xảy ra, VN-Index có thể rơi xuống 450 điểm


(ATPvietnam.com) - Có 2 kịch bản thị trường theo từng trường hợp cụ thể để NĐT tham khảo vào có chiến lược phù hợp. Nếu kịch bản xấu xảy ra, VN-Index có thể rơi xuống 450 điểm. Ngược lại, nếu kịch bản tốt hơn xảy ra thì VN-Index có thể dao động trong khoảng 500-560 điểm.

Theo nhìn nhận của các chuyên gia chứng khoán tới từ CTCK Rồng Việt (VDSC) thì yếu tố vĩ mô chính hỗ trợ cho tình hình thị trường hiện tại là chính sách tiền tệ.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2010, tổng dư nợ tín dụng chỉ tăng 4.73% (khá thấp so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 25%), đặc biệt là tổng dư nợ tín dụng chỉ tăng 4.73% (khá thấp so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 25%), đặc biệt là tổng dư nợ bằng VND chỉ tăng 1.98% so với cuối năm 2009.


Tuy nhiên, nếu tính riêng tháng 4 thì tăng trưởng tín dụng đạt 1.73% khá khả quan nếu so với các tháng đầu năm. Bên cạnh đó, với những nỗ lực kiềm chế lạm phát của Chính Phủ, kỳ vọng chỉ số CPI tháng 5 tiếp tục có mức tăng thấp tương tự tháng 4. Vì vậy chính sách tiền tệ tháng 5 sẽ tiếp tục được nới lỏng, các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất cho vay cũng như huy động, vốn cho nền kinh tế có thể được cung ứng nhiều hơn.
Xu hướng chủ đạo của tháng 5 là khó đoán với các yếu tố tích cực từ tình hình vĩ mô trong nước và tiêu cực do ảnh hưởng của thị trường tài chính thế giới. VDSC đã xây dựng 2 kịch bản thị trường theo từng trường hợp cụ thể để NĐT tham khảo vào có chiến lược phù hợp.

Kịch bản 1: Khủng hoảng trên thị trường tài chính quốc tế

Kịch bản tiêu cực xảy ra khi mối lo ngại lớn nhất đối với kinh tế thế giới hiện tại là khủng hoảng nợ ở các nước Châu Âu lan rộng, làm ảnh hưởng đến đà phục hồi của kinh tế toàn cầu, gián tiếp tác động đến khả năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, những diễn biến tiêu cực và kéo dài của thị trường tài chính thế giới sẽ tác động không nhỏ đến tâm lý NĐT Việt Nam.
Nếu kịch bản trên xảy ra, nhiều khả năng VN-Index sẽ chịu một đợt suy giảm lớn, có thể xóa bỏ thành quả đã đạt được từ đầu năm đến nay và thị trường sẽ chạm mốc 450 điểm. Hành động tốt nhất cho NĐT (Cả ngắn và dài hạn) là gia tăng tỷ lệ nắm giữ tiền mặt lên mức tối đa có thể và chờ đợi các dấu hiệu tích cực từ kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, có thể tình hình không quá mức nghiêm trọng. Liên minh Châu Âu và IMF đã thông qua gói cứu trợ gần 1.000 tỷ USD để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ từ Hy Lạp tấn công sang các quốc gia khác. Đồng thời, Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) và Cục Dực trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phối hợp hành động nhằm đảm bảo thanh khoản và chiều sâu cho các thị trường tài chính. Hy vọng, với phản ứng nhanh và quyết liệt như vậy, cuộc khủng nợ châu Âu có thể được ngăn chặn.

Kịch bản 2: Kinh tế trong nước ổn định và tăng trưởng

VDSC cho rằng đây là kịch bản có xác suất xảy ra cao. Trong kịch bản này, thị trường có khả năng điều chỉnh (do hoạt động chốt lời sau giai đoạn thị trường tăng điểm của tháng 4 hoặc do thông tin tiêu cực từ thị trường tài chính thế giới). Tuy nhiên, xu hướng chủ đạo của thị trường vẫn là tích cực do tình hình vĩ mô trong nước đã tương đối ổn định, mặt bằng lãi suất giảm dần để thúc đẩy cung ứng vốn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế.
Với kịch bản này, VN-Index dự đoán sẽ dao động trong khoảng 500-560 điểm. NĐT nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu tư ở mức cao. Đối với NĐT ngắn hạn, thị trường điều chỉnh là cơ hội lướt sóng. Đối với NĐT dài hạn, thị trường điều chỉnh là cơ hội để tích lũy cổ phiếu tốt giá rẻ.
KQKD của một số doanh nghiệp đã được công bố, VDSC cho rằng có một số ngành nên được xem xét đầu tư trong tháng tới.
Vận tải biển: cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu gia tăng, hoạt động xuất nhập khẩu trong nước tăng trưởng mạnh, đồng thời giá cước vận tải tăng là những điều kiện thuận lợi đối với các doanh nghiệp vận tải, nhất là các doanh nghiệp vận tải hàng khô. KQKD quý I/2010 của một số doanh nghiệp vận tải biển tương đối khả quan và VDSC kì vọng sẽ còn tiếp tục được cải thiện trong các tháng tới.

Nguyên liệu cơ bản:
kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất ngày càng tăng do đó các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này sẽ được hưởng lợi khá nhiều từ việc tăng giá đầu vào.