Thế đây là gì:

Sông Đà 9)Sau hơn 2
năm kể từ ngày chính thức triển khai dự án (2/12/2005) các đơn vị tham
gia xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La đã thực hiện thành công nhiều
khối lượng lớn công việc quan trọng, như:765.000m3 bê tông
thường (CVC), khoan phun 54.800m dài (md) xi măng chống thấm, lắp đặt
52.572 tấn thiết bị công nghệ, lắp đặt được 20 tấn vòng thiết bị đường
ống áp lực tổ máy số 1 và 25 vòng thiết bị tổ máy số 2. …. Trong đó đặc
biệt phải kể đến việc hoàn thành khối bê tông đầm lăn thứ 1 triệu vào
ngày 16/9/2008 vừa qua do Công ty TNHH một thành viên Sông Đà 9.08 chịu
trách nhiệm thi công, vượt 25% kế hoạch năm đề ra.



Ông
Dương Khánh Toàn - TGĐ Công ty Sông Đà cùng ban lãnh đạo Công ty CP
Sông Đà 9, các chuyên gia GS nước ngoài và các quan khách tại buổi lễ
Chào mừng mét khối bê tông đầm lăn thứ 1 triệu


Đầu
năm 2008, Công ty TNHH một thành viên Sông Đà 9.08 – đơn vị được Công
ty CP Sông Đà 9 và Tổng Công ty Sông Đà giao nhiệm vụ thi công đập dâng
bê tông không tràn theo công nghệ mới: bê tông đầm lăn(RCC) đã đổ khối
bê tông đầu tiên vào công trình chính. Từ đó đến này, chỉ sau gần 8
tháng lao động miệt mài, bỏ ra cả tâm huyết, sức lực của mình, tập thể
CBCNV Sông Đà 9.08 đã hoàn thành xuất sắc 1 triệu m3 bê tông đầm lăn
trong tổng số 3,078 triệu m3 được giao đến năm 2010.



Sông Đà 9.08: tiến hành đổ khối bê tông đầm lăn (RCC) thứ 1 triệu

Thu
qua đông tới, kéo theo không ít khó khăn lên công trường thuỷ điện Sơn
La, nhưng điều đó không thể đánh bật được ý chí, sự quyết tâm cao độ
cũng như đầy sức sáng tạo – khoa học của toàn thể CBCNV Sông Đà 9. 08 -
nhằm hoàn thành 2,078 triệu m3 bê tông đầm lăn còn lại đúng
tiến độ, đưa tổ máy số I hoà vào mạng lưới Quốc gia vào năm 2010 - đúng
như Nghị quyết số 44/2001/NQ-QH 10 và số 13/2002/NQ-QH1 được Quốc hội
thông qua về chủ trương triển khai dự án này.



KS.
Nguyễn Hoàng Cường (thứ 2 từ trái sang) - GĐ Công ty TNHH 1 TV Sông Đà
9.08 làm việc với thành viên GSNN tại công trường thủy điện Sơn La Công nghệ bê tông đầm lăn (RCC)*


tông đầm lăn (RCC) là bê tông được đầm chặt bằng máy đầm lăn, được trộn
với thiết bị liên tục có năng suất cao vận chuyển bằng băng chuyền và
rải bằng xe ủi thành từng lớp dày 35cm trước khi đầm.

Ông
Vũ Đức Thìn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trưởng ban
Quản lý Dự án xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sơn La cho biết: về yêu cầu
của bê tông đầm lăn so với yêu cầu bê tông thường thì giống như nhau về
cường độ kháng nén, về mức độ chống thấm; chỉ khác bê tông thường ở
chỗ: cỡ khoảng 2/3 lượng xi măng sẽ được thay bằng lượng tro bay. Chính
vì thay tro bay, nên làm giảm nhiệt lượng toả ra trong 1 khối bê tông.
Cho nên, khi thực hiện đổ bê tông đầm lăn là đổ cả một khối lượng lớn,
chứ không phải chia từng khối nhỏ như đổ bê tông thường. Chính vì vậy,
việc đổ bê tông đầm lăn đưa năng suất của việc xây dựng đập lên rất
nhanh. Với cách như vậy, công trình thuỷ điện Sơn La có thể thực hiện
giảm bớt được thời gian thi công mà do Quốc Hội yêu cầu ( thực hiện
khoảng 2 năm theo tiến độ thi công).

Với
công nghệ mới (RCC) lần đầu tiên được đưa vào ứng dụng tại Việt Nam,
đặc biệt còn rất mới đối với hầu hết CBCNV Sông Đà 9.08 khi chuyển từ
thi công cơ giới sang làm bê tông, do đó ngay từ giai đoạn thiết kế sơ
bộ Công ty TNHH một thành viên Sông Đà 9. 08 đã ý thức tự tìm hiểu về
công nghệ qua các phương tiện truyền thông, đồng thời tham khảo, học
hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia – là thành viên giám sát nước ngoài,
để từ chỗ còn bỡ ngỡ thì nay Công ty TNHH Sông Đà 9.08 đã hoàn toàn làm
chủ được công nghệ mới, bằng chứng là 1 triệu m3 được hoàn thành đúng
với tiêu chuẩn đặt ra chỉ sau 8 tháng triển khai vào đầu tháng 9/2008
trên công trình Thuỷ điện Sơn La.