RDP - Ln khủng từ các dự án BĐS, sắp có đột biến
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 12 của 12

    Threaded View

    1. #5
      Ngày tham gia
      Apr 2009
      Bài viết
      427
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Nhựa rạng đông: Tìm lại ánh hào quang (23/09, 15:12)



      Ngày 22/9/2009, 11,5 triệu cổ phiếu RDP, tương ứng vốn điều lệ 115 tỷ đồng của CTCP Nhựa Rạng Đông đã niêm yết trên HOSE. Ngay phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu RDP đã tăng kịch trần lên 18.000 đồng/CP.


      Sau đây là trao đổi với ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty để biết thêm về quyết tâm đưa “hào quang” Rạng Đông trở lại vị thế hàng đầu trong nước và khu vực Đông Nam Á.

      Với bề dày kinh nghiệm hơn 45 năm hoạt động, ông đánh giá thế nào về năng lực cạnh tranh – uy tín thương hiệu Nhựa Rạng Đông, nhất là sau 4 năm cổ phần hóa?

      CTCP Nhựa Rạng Đông tiền thân là Liên hiệp Các xí nghiệp Cao su Viễn Đông Pháp, được thành lập năm 1960, là một trong những DN lớn nhất Đông Dương, nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2005, Công ty chuyển đổi sang mô hình cổ phần, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại biên chế.

      Trước cổ phần hóa, Nhựa Rạng Đông có khoảng 800 lao động thực hiện được 260-270 tỷ đồng doanh thu, đến nay chỉ còn khoảng gần 500 lao động nhưng doanh thu đạt trên 470 tỷ đồng, như vậy năng suất lao động tăng lên gấp 3 lần.

      Đến nay, chúng tôi đã trở thành DN đầu ngành nhựa với các dòng sản phẩm đã khẳng định thế mạnh tại thị trường nội địa như bao bì chiếm từ 10-12% thị phần, giả da khoảng 30%, màng mỏng EVA 60%, tôn ván nhựa 70-80%.

      Đặc biệt, sản phẩm mang thương hiệu Rạng Đông đã cạnh tranh tốt với sản phẩm Trung Quốc, Đài Loan và xuất khẩu sang các nước trong khu vực, trong đó có một số sản phẩm thế mạnh như giả da mang nhãn hiệu con ó truyền thống đã chiếm lĩnh được thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nam Mỹ, Nhật Bản, châu Phi…và xuất gián tiếp qua các công ty FDI đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay, cơ cấu doanh thu của RDP là 80% nội địa và 20% xuất khẩu.

      Được biết, ĐHCĐ năm 2009 của RDP đã thông qua kế hoạch lợi nhuận năm 2009 tăng đột biến so với năm 2008. Kế hoạch này căn cứ vào đâu?

      Chúng tôi đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 16,5 tỷ đồng, tăng 513% so với thực hiện năm 2008. Sở dĩ như vậy là vì lợi nhuận năm 2008 thấp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng nếu dựa trên mức lãi ròng bình quân hàng năm khoảng 13-15 tỷ đồng thì chúng tôi đề ra chỉ tiêu tăng ổn định từ 20-30% hàng năm. Năm 2009, ĐHCĐ RDP thông qua việc chi trả cổ tức 8% bằng tiền mặt. Tính đến hết tháng 8/2009, RDP đạt 10 tỷ đồng lợi nhuận và phấn đấu hoàn thành kế hoạch cả năm.

      RDP niêm yết trong thời điểm VN-Index đang khởi sắc, tại sao giá khởi điểm chỉ có 15.000 đồng/CP? Nhận định của ông về giá trị cổ phiếu RDP trong thời gian tới?

      Đúng là tại thời điểm này TTCK tăng điểm rất ấn tượng. Chúng tôi đưa ra giá khởi điểm khá khiêm tốn so với các DN cùng ngành vì theo quan điểm của tôi cũng như HĐQT, khi lên sàn DN nào cũng muốn giá cổ phiếu của mình cao, nhưng cao phải bền vững, chính vì vậy cổ phiếu RDP lên sàn đúng với giá trị sổ sách, rất minh bạch, còn sau đó để NĐT tự đánh giá.

      Ông có thể cho biết đôi nét về tình hình tài chính của Công ty hiện nay?

      Năm nay, chúng tôi hoạt động rất tốt, dòng tiền ổn định và tốt hơn rất nhiều so với năm trước là do thuận lợi từ gói kích cầu của Chính Phủ. Đúc kết kinh nghiệm từ khủng hoảng, chúng tôi đã rút ra được bài học về quản trị dòng tiền, quản lý công nợ và hàng tồn kho. Chính vì vậy, năm 2009, nếu nhìn vào bản cáo bạch thì chúng ta thấy nguồn hàng dự trữ, công nợ và sản phẩm dở dang giảm rất nhiều.

      Đa số DNNN cổ phần hóa đều sở hữu lượng lớn đất đai, nhà xưởng trong nội thành, khi di dời vào khu công nghiệp sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển sang lĩnh vực bất động sản. Ông có thể cho biết thực tế tại RDP?

      RDP đã chuẩn bị một khu đất rộng lớn ở Long An để chuẩn bị di dời, do đặc thù của Công ty là máy móc thiết bị rất lớn và nhiều nên phải có thời gian chuẩn bị. Trước mắt, RDP chưa có kế hoạch sử dụng văn phòng nhà xưởng tại địa chỉ 190 Lạc Long Quân, Phường 3, Quận 11 rộng 1,4 héc-ta vào mục đích thương mại, nhưng về lâu dài thì việc di dời để đầu tư phát triển bất động sản là tất yếu. Riêng ở phía Bắc, RDP đã di dời nhà máy ra Tiên Sơn và hợp tác với Vinaconex triền khai đầu tư dự án bất động sản gồm 02 block cao 15 và 17 tầng trên diện tích 5.000 m2 tại 57 Vũ Trọng Phụng , Thanh Xuân , Hà Nội trong đó RDP đóng góp 40%, dự kiến hoàn thành sau năm 2010.

      Xin ông cho biết tình hình đầu tư đổi mới công nghệ, kế hoạch tăng vốn, lợi nhuận và chia cổ tức đến năm 2010?

      Sau cổ phần hóa, tốc độ đầu tư chiều sau của RDP rất cao, cụ thể Công ty đã đầu tư nhà máy bao bì nhựa mới 100% trên 2 héc-ta ở Củ Chi, đầu tư 3 triệu USD cho toàn bộ hệ thống dây chuyền mới làm giả da, hiện 2 dự án này hoạt động rất tốt. Tôi khẳng định, trình độ công nghệ của RDP đã bắt kịp tốc độ phát triển của các nước tiên tiến, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

      Hiện nay RDP chưa có kế hoạch tăng vốn, hy vọng trong tương lai chúng tôi sẽ có cơ cấu lại nguồn vốn, tạo cơ hội cho NĐT bên ngoài tham gia. Về lợi nhuận và cổ tức đến năm 2011, chúng tôi xây dựng kế hoạch không tăng quá “nóng” mà tăng trưởng ổn định như năm nay trên cơ sở phát triển bền vững.
      Last edited by TZ_hn; 01-12-2009 at 10:58 AM.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình