Threaded View
-
28-12-2007 03:43 PM #11
Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 231
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: STP- cổ phiếu tốt nhất - đầu tư giá trị
Đá hoa trắng (white marble) hay còn gọi là đá cẩm thạch trắng có thành phần chính là canxit, có tỷ trọng 2.7
tấn/m3, độ cứng 3, dễ cưa cắt,
chế tác.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Canxit
Đá khối (block) dùng trong điêu khắc, mỹ
nghệ, sản xuất đồ nội thất hoặc xẻ tấm ốp lát. Đá block được khai thác bằng
cách khoan, cắt và bóc tách (khỏi núi), khối càng lớn càng đắt. Không dùng nổ
mìn trong khai thác đá block.
.
.
.
Đá xẻ dùng trong xây dựng, trang trí nội
thất, được cắt, xẻ từ các block nhỏ hoặc trung bình.
.
Bột đá siêu mịn dùng trong rất nhiều ngành
khác nhau: sơn, nhựa, cao su, dược, mỹ phẩm,....được nghiền từ các cục đá nhỏ,
đá vụn hoặc thu hồi từ quá trình sx đá block, đá xẻ.
Giá đá hoa trắng (white marble) hiện nay như sau:
-Đá khối (block):
khoảng 800$-1000/m3 tương đương 300$/tấn sản
phẩm, loại chất lượng cao nhất có thể có giá tới 1500$/m3 hay 500$/tấn
-Đá xẻ:
cỡ 30cmx30cmx1cm
:15$/m2 tương đương 1500$/m3 hay 555 $/tấn sản
phẩm
cỡ 45cmx45cmx1.5cm: 21$/m2 tương
đương 1400$/m3 hay 518 $/tấn sản phẩm
cỡ
40cmx40cmx2cm: 22$/m2 tương đương 1100$/m3 hay 407
$/tấn sản phẩm
cỡ 60cmx60cmx2cm: 26$/m2
tương đương 1300$/m3 hay 481 $/tấn sản phẩm
cỡ 180cm đến 200cm x 60cm x
2cm:40$/m2 tương đương 2000$/m3 hay 740 $/tấn sản phẩm
cỡ 180cm đến 200cm x 60cm x 3 cm:
50$/m2 tương đương 1666$/m3 hay 616 $/tấn sản phẩm
Tỷ lệ đá xẻ khoảng 20% tổng khối lượng khai
thác
Mời các bác tham khảo bản chào giá đá hoa
trắng (block và đá xẻ) của một cty:
Còn lại là đá cục, đá vụn
dùng để nghiền thành bột mịn và siêu mịn mà giá cả rất khác nhau tuỳ thuộc chất
lượng, độ mịn (giá bột đá hoa trắng siêu mịn hiện từ 1-2 triệu vnđ/tấn ở cỡ hạt
0.5-17micromet).
Mỏ đá hoa trắng An phú- Lục Yên - Yên Bái
được STP dự tính khai thác 200.000 tấn đá hoa trắng/năm
http://www.baobisongda.com/index.asp?vn=codong&cid=103
trong đó có thể tạm tính như sau:
25% tương đương 50.000 tấn là đá block, cho
doanh số 50.000tấn x 300$/tấn = 15.000.000 $
20% tương đương 40.000 tấn là đá xẻ,
cho doanh số 40.000tấn x 450$/tấn = 18.000.000 $
Phần đá cục, đá vụn dùng để nghiền bột siêu
mịn tạm thời chưa tính đến .
Như vậy nếu khai thác và tiêu thụ được
90.000 tấn sản phẩm gồm 50.000 tấn đá khối (block) và 40.000 tấn đá
xẻ/năm, mỏ An Phú có thể đem lại doanh số 33.000.000$/năm (hay 528 tỷ
VNĐ/năm).
Để có thể ước tính lợi nhuận trên doanh số
này, cần ước tính giá thành khai thác đá block, đá xẻ. Quy trình khai thác đá
block và đá xẻ không dùng nổ mìn mà dùng máy khoan, cắt, bóc tách khỏi núi,
cưa, xẻ, chi phí gồm có: khấu hao máy móc, chi phí vốn, chi phí nhiên liệu,
nhân công, thuế tài nguyên, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Để đầu tư khai thác đá block, đá xẻ cần đầu
tư máy xúc cỡ lớn (khối càng lớn càng được giá), xe nâng, máy cưa, cắt, nhà
xưởng.
Để nghiền bột siêu mịn, phải có thêm máy
nghiền siêu mịn, đóng bao.
Vào thời điểm này, chưa có các con số để tính
giá thành sản xuất đá, nhưng chắc chắn giá thành sản xuất đá khối, đá xẻ, bột
đá tính theo tấn sản phẩm phải thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất ximăng
vì công nghệ sản xuất ximăng cũng dựa trên khai thác đá vôi (gần giống đá hoa
về tính chất cơ lý) nhưng quy trình phức tạp và tốn kém hơn nhiều so với sản
xuất đá. Vì vậy chắc chắn giá thành sản xuất đá block, đá xẻ, bột đá rẻ hơn giá
thành của ximăng nhiều.
Có thể tham khảo quy trình sản xuất ximăng
tại link sau :
http://www.holcim.com/VN/VN/id/1610640555/mod/gnm20/page/editorial.html
Rõ ràng quy trình sản xuất ximăng (có 9
giai đoạn gồm cả xử lý cơ học, nhiệt, hoá, môi trường...) phức tạp và tốn kém
hơn khai thác đá hoa rất nhiều (chỉ cần bóc đá ra khỏi núi, cưa, cắt và nghiền
cục nhỏ thành bột).
Hiện nay giá bán ximăng là khoảng 1 triệu
VNĐ/tấn gồm cả VAT 10% hay 900.000vnđ/tấn không thuế VAT (đã gồm cả lãi).
Vậy có thể kết luận giá thành sản xuất đá
hoa (gồm đá block, đá xẻ, bột đá) thấp hơn con số 900.000đ/tấn (=56$/tấn)
nhiều. Tôi dự tính giá thành sx đá hoa chỉ khoảng 30$/tấn sản phẩm.
Thuế VAT của đá hoa là 10%.
Với 90.000 tấn sản phẩm đá hoa trắng (block
và đá xẻ) tương đương doanh số 33.000.000$, phải nộp thuế VAT khoảng
3.300.000$
Giá thành sản xuất (gồm tất cả các chi phí
trừ thuế VAT) của 90.000tấn đá hoa < 90.000tấn x 56$/tấn tức là <
5.040.000$
Tổng chi phí và thuế do đó sẽ < 5.040.000$
+ 3.300.000$ hay < 8.340.000$
Với doanh số 33.000.000$ mà tổng giá thành và
thuế VAT < 8.340.000$, vậy lãi sẽ > 33.000.000$ - 8.340.000$ hay
> 24.660.000$ (lãi > 75% doanh số).
Thực tế, tỷ lệ lãi/doanh số cao hơn 75% vì
giá thành sản xuất đá hoa thấp hơn con số 56$/tấn (56$/tấn giá bán của ximăng)
nhiều.
Với số lãi trước thuế 24.660.000$/năm từ
mỏ đá hoa trắng An Phú, STP sẽ được hưởng 27% tức là 6.658.000$ hay
106.528.000.000VNĐ nếu không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu phải nộp
28% thuế TNDN thì còn 76.700.000.000 vnđ, đem con số 76.700.000.000 vnđ
này chia cho 3,5 triệu cp của STP ta được con số 21.900 vnđ/cp.
Vậy là: nếu mỏ An Phú sản xuất và tiêu
thụ được 90.000 tấn đá block và đá xẻ / năm thì mỗi cổ phiếu trong số 3,5
triệu cp của STP sẽ nhận được khoản lãi xấp xỉ 22.000 vnđ.
Đây là trong trường hợp phải nộp thuế TNDN
28%, thực tế các doanh nghiệp sản xuất được miễn thuế trong khoảng 5 năm đầu
khi mới đi vào sản xuất và được giảm thuế trong mấy năm sau, STP cũng đang được
miễn thuế TNDN do là cty cổ phần hoá và lên sàn niêm yết, tức là với sản lượng
giữ nguyên, con số lãi trên có thể cộng thêm 28% nữa hoặc sản lượng có thể giảm
28% mà lợi nhuận của mỏ đá đem lại cho STP vẫn đạt 22.000đ/cp!!!.
Hoặc, có thể nói: trong thời gian được
miễn thuế TNDN, nếu mỏ An Phú sản xuất và tiêu thụ mỗi năm được 65.000
tấn đá hoa trắng dạng block và đá xẻ thôi thì mỏ này đem lại cho mỗi cp của STP
số lãi khoảng 22.000đ/năm (nếu giá thành sản xuất chỉ là 30$/tấn thì con số EPS
này tăng lên 23600đ/cp).
Ở trên chưa tính đến doanh số và lợi nhuận
do sản xuất bột đá siêu mịn từ đá vụn đem lại. Nếu hàng năm sản xuất và tiêu thụ thêm được khoảng
40.000 tấn bột siêu mịn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao giá 1-2 triệu đ/tấn thì
mỏ An Phú có thể cho thêm doanh số 40 tỷ- 80 tỷ và lợi nhuận khoảng 20 tỷ-40 tỷ
nữa (lãi = 50% doanh số).
Trong trường hợp có thêm khoản lãi từ 40.000
tấn bột siêu mịn này, STP nhận được thêm khoản lãi 5-10 tỷ nữa, tức là EPS tăng
thêm khoảng 1500-3000đ và lúc đó mỏ An Phú đóng góp cho STP một khoản lợi nhuận
25000-27000đ/cp mỗi năm.
Như vậy trong thời gian đang được miễn
thuế TNDN, nếu mỏ An Phú-Lục Yên-Yên Bái sản xuất và tiêu thụ được
65000 tấn đá block, đá xẻ + 40000 tấn bột siêu mịn / năm, khi đó chỉ tính
riêng mảng bao bì và mỏ Yên Bái, EPS của STP sẽ đạt khoảng 30.000đ !!!
Chưa tính đến lợi nhuận từ các dự án bất động
sản tại Hà Nội, Hà Tây.
Chưa tính đến lợi nhuận của mỏ Thanh Hoá mà STP
góp 51% vốn
Chưa tính đến lợi nhuận từ liên doanh với
HANIC thăm dò khai thác khoáng sản ở phía Nam trong đó STP có 51% cổ phần.
Chưa tính đến lợi nhuận của mỏ muối bên Lào
mà STP góp vốn với Tổng sông Đà
Chưa tính đến thu nhập từ các công trình thuỷ
điện STP góp vốn với Tổng Sông Đà
Một công ty tăng trưởng mạnh mẽ, khi mở
rộng định hướng kinh doanh từ sản xuất bao bì sang cả khai khoáng, bất động
sản, đầu tư, có EPS tăng từ 5000đ lên 30.000đ (600%) và vẫn còn tăng trưởng nữa
với nhiều dự án rất hấp dẫn, còn nhiều khả năng tăng vốn có lợi cho cổ đông
hiện hữu, sẽ được thị trường chấp nhận PE là bao nhiêu và tương ứng giá cổ
phiếu là bao nhiêu?
PE=30 và giá cổ phiếu đạt 1 triệu/cp ?
PE=50 và giá cp đạt 1.5 triệu/cp?
Liệu các đại gia trong và ngoài cty có tìm
cách đè giá để thu gom cp STP hay không đây?
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)
Bookmarks