[quote user="ckupupup"]

Các Bác nghĩ gì về đánh giá của Bác PhongTM như ở dưới (tôi copy lại từ Topic của PVI).


Ồ, trả lời câu hỏi của bạn là một vấn đề hắc búa và rất ... nhạy cảm, bởi lẽ theo đánh giá của tôi, thì hình như trên diễn đàn đã hình thành 2 chiến tuyến: Bảo Việt và PVI. Nên việc trả lời câu hỏi của bạn là cả một vấn đề khó khăn, vì sẽ đụng chạm tới nhiều người có các quyền lợi gắn bó với hoặc bên này, hoặc bên kia. Vì thế theo tôi, không nên giải đáp câu hỏi này là thượng sách, vì các lý do:


+ So sánh giữa BVI và PVI thì giống như so sánh hoa hậu Lào và CĂm Pu Chia: Người Lào có cách đánh giá hoa hậu theo quan niệm thẩm mỹ và văn hóa riêng của người Lào, còn người Căm Pu chia lại có quan niệm khác về cái đẹp theo quan điểm đánh giá kiểu Căm Pu Chia. Hỏi một người Thái Lan là "Theo ông thì hoa hậu nước LÀo hay Căm Pu Chia đẹp hơn?" Người Thái Lan sẽ không thể trả lời.


+ Đến ngày nộp tiền của PVI, sẽ vẫn có bỏ cọc: Những người bỏ giá trên mức giá 76 có lẽ vẫn chọn giải pháp bỏ cọc, giống hệt trường hợp Bảo Việt. Tuy nhiên, các NDT tham gia PVI bỏ giá rất chụm, cho phép dự đoán tỷ lệ bỏ cọc thấp hơn BV là chắc chắn.


+ Về đánh giá thế mạnh kinh doanh của BVI và PVI: cũng giống như câu Hoa hậu Lào đẹp hơn hoa hậu Căm Pu Chia, vì nó phụ thuộc vào tiêu chí đánh giá của mỗi người. Riêng tôi luôn luôn bám sát tiêu chí đánh giá theo giá trị, có nghĩa đầu tư theo chỉ số tài chính. Nếu NDT nào có quan điểm đầu tư theo giá trị, thì họ chắc chắn sẽ chọn PVI giống tôi, nếu phải lựa chọn giữa 2 em này. Riêng cá nhân tôi, nếu với cùng 1 mức giá mua CP, thì tôi sẽ chọn PVI, chứ không phải BVI.



[b]+ Sơ bộ về nghành nghề kinh doanh: Phạm vi bảo hiểm của Bảo Việt đa phầm nằm trong các nghành đã "saturated", ở vào cuối chu kỳ phát triển (Product LifeCycle), khả năng tăng trưởng và giá trị gia tăng tạo ra trong sản phẩm thấp hơn PVI. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh quá cao, cộng với bộ máy nặng nề và khó chuyển biến sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của BV về lâu dài. Nên nhớ rằng, dù BV có bán hết CP cho các CDCLNN, thì Nhà nước vẫn luôn luôn nắm trên 65% Vốn điều lệ, có nghĩa là CDCLNN không có khả năng chi phối và cải tạo bộ máy nhân sự này, vì theo luật CTCP, thì đại diện cổ đông Nhà nước (BTC) vẫn đơn phương quyết định được nghị quyết HDQT, mà không cần các CD khác có chấp nhận hay không. Đây là rủi ro lớn nhất cho các CD của BVI. Vì bản chất trước và sau CPH vẫn là "bình thì là bình mới, nhưng rượu trong đó vẫn là rượu cũ". Nên nhớ là ở VN đang có "hội chứng": các nghành đều đua nhau thành lập công ty tài chính riêng, công ty BH riêng, công ty [url="/CSC_Advertisement/Ad/Default.aspx?id=7">