Chủ đề: KHP: Điện lực Khánh Hòa
Hybrid View
-
19-08-2010 07:47 AM #1
Member- Ngày tham gia
- Apr 2007
- Bài viết
- 427
- Được cám ơn 10 lần trong 10 bài gởi
Giá điện sẽ được điều chỉnh theo quý
19/08/2010 1:40
Việc EVN vừa quản lý nhiều nhà máy điện, vừa mua điện rất khó để tổ chức thị trường phát điện cạnh tranh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Theo lộ trình vận hành thị trường phát điện cạnh tranh (dự kiến thí điểm vào quý 2/2011 và chính thức vào cuối năm 2011), Cục Điều tiết điện lực sắp trình Chính phủ giá điện theo cơ chế thị trường, điều chỉnh tăng giảm định kỳ hằng năm và hằng quý, theo biến động các yếu tố chi phí đầu vào.
Nhà đầu tư khó đàm phán giá với EVN
Giá bán điện được phân tách thành giá của 4 khâu: phát điện, truyền tải, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ, phân phối và bán lẻ điện. Tập đoàn điện lực VN (EVN) xem xét biến động các yếu tố đầu vào (nhiên liệu than, dầu, khí và tỷ giá ngoại tệ) so với thông số cơ sở, điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân quý và năm. Để tránh tình trạng giá điện tăng liên tục, khi tỷ lệ chênh lệch giá dưới một mức quy định sẽ không tiến hành thay đổi giá điện hằng quý. Mặt khác, nếu mức điều chỉnh tăng nhỏ hơn 5% sẽ do Bộ Công thương phê duyệt, nếu mức tăng trên 5% phải do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên, tại hội thảo thị trường phát điện cạnh tranh được tổ chức tại Bộ Công thương sáng 18.8, nhiều công ty phát điện vẫn tỏ ra băn khoăn về phương pháp xác định giá phát điện cũng như khung giá phát điện khi triển khai. Theo Cục Điều tiết điện lực, khung giá được xác định theo giá nhà máy điện chuẩn, là giá của nhà máy mới có chi phí thấp nhất theo từng nhóm có cùng quy mô, công nghệ, loại nhiên liệu. Nhưng trên thực tế, mô hình nhà máy điện chuẩn này vẫn đang trong lộ trình mà chưa được thực hiện.
Ông Trần Hữu Nam, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng cho rằng, nếu không sớm có phương án nhà máy điện chuẩn, không xác định được khung giá rất khó cho các nhà máy để có phương án điều chỉnh giá phù hợp.
Theo khẳng định của ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, khung giá xây dựng định hướng cho từng loại nguyên liệu, từng nhà máy tương đối tiện cho các nhà máy khi đàm phán với EVN. “Ban hành khung giá cao rất dễ cho EVN và các nhà đầu tư đàm phán hợp đồng, nhưng EVN sẽ sập tiệm vì thu từ bán lẻ không đủ tiền để trả cho nhà máy phát điện. Mặt khác, nếu làm theo điều này, giá điện mỗi năm sẽ tăng tới 20 - 30%, nền kinh tế không thể chịu được”, ông Thắng nói.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nam cho rằng việc chia nhiều khung giá đầu vào khác nhau sẽ khó cho nhà đầu tư trong đàm phán giá với EVN. Theo ông Nam, tính đầu vào nguyên liệu theo giá thị trường thì dễ, công khai cho Nhà nước, nhưng giá tính theo công suất nhà máy rất khó, mỗi nhà máy đầu tư một công nghệ khác nhau sẽ lấy gì làm chuẩn? Nếu không có chuẩn chính xác, đầu tư đắt không được lợi gì, đầu tư rẻ cũng không được lợi, sẽ không ai tính chuyện tiếp tục đầu tư. “Phải có giá chuẩn, nếu tôi đầu tư công nghệ cao, giá đắt thì tôi sẽ tiết kiệm, cân đối về sau này, nếu đầu tư rẻ được lợi lúc này nhưng về sau sẽ thiệt. Chủ đầu tư phải biết để cân đối mục tiêu đầu tư vào cái gì, cái đó mới là khó”, ông Nam chia sẻ.
Vẫn chưa thể minh bạch
Nhiều người cũng tỏ ra băn khoăn khi vai trò của EVN vẫn còn rất lớn khi vừa là người mua vừa là người bán, đặc biệt kiêm luôn cả vai trò điều hành hệ thống. Theo ông Thắng, “về nguyên tắc người bán và người mua phải tách biệt mới khách quan, nếu anh vừa bán vừa mua vừa điều hành nữa làm sao khách quan được. Đặc biệt người điều hành hệ thống, điều hành thị trường phải độc lập mới minh bạch. Như chứng khoán, anh vừa quản lý thị trường, vừa chào bán, đương nhiên anh sẽ xếp của anh trước. Luật ban hành ra, nhưng không phải lúc nào cũng kiểm soát được hết. Vấn đề cấu trúc lại như thế nào cho phù hợp là rất quan trọng, nhưng thực hiện không đơn giản”.
Ông Thắng cho biết, năm 2008 Bộ Công thương đã trình Đề án tái cơ cấu ngành điện lên Chính phủ, tách các nhà máy điện khỏi EVN, EVN chỉ còn làm truyền tải, phân phối và mua bán điện, quản lý một số nhà máy điện thuộc độc quyền của Nhà nước như các nhà máy điện lớn. Nhưng hiện nay đề án chưa được Chính phủ phê duyệt vì EVN phản đối. “Trên thế giới, khi phát triển thị trường phải thực hiện tái cơ cấu đầu tiên, phải có bước cấu trúc ngành phù hợp với vận hành thị trường thì thị trường mới vận hành hiệu quả. Còn nếu giữ cấu trúc như hiện nay, dù Thủ tướng giao nhiệm vụ thiết kế nhưng chúng tôi khẳng định thị trường sẽ rất khó vận hành minh bạch và càng khó mang lại lợi ích cho người tiêu dùng”, ông Thắng khẳng định.
Mai Hà
-
19-08-2010 08:39 AM #2
cứ múc điện thui! giá chỉ lên không giảm. Cả giá CP lẫn giá điện đều đang ở đáy roài!
Chúng ta đang ở ngay chân con sóng cực lớn.
Cứ SSI, HCM, HAG, GAS, CII, HUT, PVT ...mà chiến
-
19-08-2010 01:30 PM #3
Chưa thấy bác tân Chủ Tịch tạo dấu ấn hay có màn ra mắt ngoạn mục nào nhỉ? Ngoài việc KHP có đại gia bảo kê giá <12.
Các con đang chờ Bác Nhân lên tiếng đây ạ!!!Chúng ta đang ở ngay chân con sóng cực lớn.
Cứ SSI, HCM, HAG, GAS, CII, HUT, PVT ...mà chiến
-
19-08-2010 02:25 PM #4
Member- Ngày tham gia
- Apr 2007
- Bài viết
- 427
- Được cám ơn 10 lần trong 10 bài gởi
Giá điện không thể tăng quá cao
Phải tái cấu trúc ngành điện để tách bạch các khâu phát, phân phối và quản lý điều hành mới đạt được sự minh bạch, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng
Ngày 18-8 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo “Thiết kế, cơ chế vận hành và kế hoạch thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh VN”.
Một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển thị trường điện cạnh tranh là giảm áp lực tăng giá điện. Theo cơ quan lập dự án Erav, giá điện hiện nay có nhiều bất hợp lý, không phản ánh kịp thời chi phí vì giá do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, không điều chỉnh trong nhiều năm.
Giá bán lẻ điện bình quân hiện nay khoảng 5,3 UScents/KWh, quá thấp so với các nước trong khu vực, không thể thu hồi được chi phí sản xuất kinh doanh ở các khâu phát điện, truyền tải và phân phối, cản trở đầu tư trong lĩnh vực phát điện. Giá điện chưa phân tách được theo chi phí sản xuất ở các khâu nên chưa thể có tín hiệu thu hút đầu tư. Chưa chuyển được chi phí phát điện cao sang giá bán lẻ điện...
Chuyển sang cơ chế giá điện theo thị trường, giá điện sẽ được xem xét điều chỉnh tăng giảm định kỳ hằng năm và hằng quý theo biến động của các yếu tố đầu vào, phản ánh đúng và kịp thời chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh điện. Nếu theo cơ chế này, giá bán điện được phân tách thành giá của 4 khâu: phát điện, truyền tải, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ, phân phối và bán lẻ điện. Hằng năm, giá bán điện bình quân cơ sở được xây dựng và phê duyệt bảo đảm thu hồi được tổng chi phí cho sản xuất, kinh doanh điện trong năm của 4 thành phần giá điện tương ứng với các khâu nói trên.
Một trong những vấn đề được các chuyên gia quan ngại là giá điện theo cơ chế thị trường có tăng quá cao, gây sốc đối với nền kinh tế hay không. Lo ngại này là có cơ sở vì Hiệp hội Năng lượng VN (VEA) đang đề nghị Chính phủ tăng giá điện lên 7-8 UScents/KWh.
Ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, cho biết cơ quan nào cũng có thể đề xuất tăng giá điện nhưng theo quy định, chỉ có một cơ quan có trách nhiệm đề xuất là Tập đoàn Điện lực VN (EVN). VEA chỉ đại diện cho lợi ích của các thành viên trong hiệp hội gồm các nhà đầu tư xây dựng nguồn điện, không đại diện cho lợi ích của các thành phần khác.
Về phía đại diện cho người tiêu dùng lại yêu cầu giảm giá. VEA nói tăng giá để lấy vốn đầu tư chỉ đúng một phần. Không thể tăng giá điện quá cao theo yêu cầu bảo đảm đủ vốn đầu tư mà chỉ có thể tăng ở mức bảo đảm cho doanh nghiệp đủ tài chính hoạt động để vay vốn. “Nhu cầu vốn xây dựng nhà máy điện hiện nay quá lớn, tăng giá điện bao nhiêu cũng không đủ. Do đó, cần phải xây dựng giá ở mức phù hợp, làm hài lòng cả nhà sản xuất và người tiêu dùng” - ông Thắng nhấn mạnh.
Ông Thắng cho biết theo kinh nghiệm quốc tế, nhiệm vụ đầu tiên khi phát triển thị trường điện là thực hiện tái cơ cấu. Ở VN, nếu cứ giữ cấu trúc ngành điện như hiện nay với mô hình người mua, người bán và người điều hành là một thì khó đạt được sự minh bạch, không thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và không vận hành được theo cơ chế thị trường. Bộ Công Thương đang xây dựng cơ chế giá điện như cơ chế giá xăng dầu. Trong một khoảng thời gian nhất định, chi phí đầu vào tăng, giảm chưa đến mức lớn thì không điều chỉnh giá bán.
Nếu chi phí đầu vào tăng đến một ngưỡng nào đó sẽ điều chỉnh. Thời gian giãn cách giữa các lần điều chỉnh tăng giá điện được đề xuất là 3 tháng hoặc 6 tháng. Đó là giá bán điện. Riêng giá phát điện theo thị trường cạnh tranh sẽ thay đổi hằng giờ, hằng ngày. Thị trường điện cạnh tranh hoạt động theo cơ chế lên sàn chào giá và mua từ thấp đến cao. Mỗi nhà máy phát điện sẽ đưa bản chào giá từng giờ, cơ quan vận hành sẽ căn cứ giá chào để mua từ giá thấp đến giá cao.
======================
Gác qua giá KHP hiện tại và cũng không mong chờ nó tăng trong ngắn hạn, hiện nay các tin tức cải tổ về ngành điện đang xuất hiện dồn dập chủ yếu yêu cầu cải tổ, EVN không còn ôm đồm như trước, khả năng EVN chỉ còn nắm giữ truyền tải và phân phối, các nhà máy phát điện tách ra độc lập hoặc giao cho nơi khác..., nghĩa là từ nay EVN sẽ dồn sức cho khâu truyền tải và phân phối, và KHP sẽ trở thành cty cổ phần ít ỏi còn lại của EVN trên sàn và các đại gia trong EVN sẽ không còn bận tâm gì đến PPC, VSH.... để chăm lo cho em nó.
-
20-08-2010 11:21 AM #5
Đại gia biểu roài! KHP <=12 cứ gom thoải mái, gom cật lực sẽ có ăn!
Hôm nay anh gom giá 11.6 của chú Thỏ nào thế!Chúng ta đang ở ngay chân con sóng cực lớn.
Cứ SSI, HCM, HAG, GAS, CII, HUT, PVT ...mà chiến
-
20-08-2010 05:42 PM #6
KHP LẠI CÓ THÊM 1 KHÁCH HÀNG VIP
Thứ Sáu, 20/08/2010 | 08:56
Phản hồi: 0 | A A A
Eurowindow xây resort 1.000 tỷ tại Khánh Hòa
Tập đoàn Euro Window vừa khởi công xây dựng khu khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp Ocean Window Spa & Resort tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần Đầu tư du lịch Eurowindow Nha Trang làm chủ đầu tư. Địa điểm xây dựng được đặt tại lô D12 Bãi Dài, khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, thuộc địa bàn xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, với diện tích 34,2ha, bao gồm các hạng mục chính như khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, spa, nhà hàng và bar, khu mua sắm, thể thao, bãi biển, công viên cây xanh...
Đối với hạng mục khách sạn và biệt thự được chủ đầu tư thiết kế thành một quần thể khách sạn với hơn 500 phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao, bao gồm 1 tòa nhà cao tầng và 178 biệt thự nằm dọc theo bờ biển. Tất cả các phòng khách sạn của tòa nhà cao tầng được thiết kế có hướng nhìn ra biển.
Các biệt thự trong dự án cũng được bố trí so le và chênh lệch về bình độ giữa các lớp nhà khoảng 3m để đảm bảo tất cả các biệt thự đều có hướng ra biển.
Ngoài ra, các hạng mục khác như khu spa (có diện tích 4.159m2) với các phòng dịch vụ xông hơi, massage, vật lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, khu nhà hàng và ba, sân golf, sân tennis...
Dự kiến dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2013.
Vào đầu tháng 8 vừa qua, Eurowindow cũng đã khởi công khu nghỉ dưỡng cao cấp Hòn Ngang – Bãi Cát Thấm tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) với tổng mức đầu tư 5.800 tỷ đồng.
Từ Nguyên
TBKTVNChúng ta đang ở ngay chân con sóng cực lớn.
Cứ SSI, HCM, HAG, GAS, CII, HUT, PVT ...mà chiến
-
21-08-2010 01:01 PM #7
Khp vẫn giậm chân tại chỗ mãi. Lợi nhuận thế nào sao không bật được vây.
SVS: Sở hữu của ...........................
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Bán 10.000 CP Cty Điện tử - Điện lạnh MITSUSTAR
By cuongcu1978 in forum SÀN OTC CỔ PHIẾUTrả lời: 1Bài viết cuối: 20-06-2010, 03:19 PM -
Bán 2.500CP thủy điện Bình Điền
By cong_teci in forum SÀN OTC CỔ PHIẾUTrả lời: 0Bài viết cuối: 23-02-2007, 03:57 PM -
Bán 2.000 CP thủy điện Bình Điền giá 210.000đ/CP
By cong_teci in forum SÀN OTC CỔ PHIẾUTrả lời: 0Bài viết cuối: 11-02-2007, 01:39 PM -
Điện lực Tây Ninh Và Điện lực Trà Vinh
By cocofive in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 27-03-2006, 05:58 PM
Bookmarks