-
08-09-2011 11:25 AM #1921
Junior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 150
- Được cám ơn 5 lần trong 5 bài gởi
Cấp tập phát hành cổ phiếu
Nguồn tin: Đầu tư điện tử | 08/09/2011 9:06:21 SA
[IMG]http://www.************/ESImages/print.gif[/IMG] In tin | [IMG]http://www.************/ESImages/digg.gif[/IMG] Lưu vào sổ tay | [IMG]http://www.************/ESImages/rss_icon.gif[/IMG] RSS
[IMG]http://www.************/Handlers/GetThumbnail.axd?i=201109080206215937500&w=220[/IMG] Thời gian tới, thị trường sẽ đón nhận thêm nguồn cung từ hàng loạt kế hoạch phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp.
Từ trước đợt nghỉ lễ 2/9, không khí giao dịch trên thị trường đã tỏ ra sôi động hơn bằng những phiên tăng điểm liên tục của VN-Index. Ngay sau kỳ nghỉ (phiên ngày 5/9/2011), VN-Index tiếp tục có phiên tăng điểm nhẹ lên 435,73 điểm.
Trong khi đó, động thái gần đây trên thị trường phát hành cũng cho thấy những tín hiệu sôi động qua kế hoạch phát hành của các doanh nghiệp.
Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) vừa nộp hồ sơ đăng ký phát hành bằng mệnh giá gần 200 triệu cổ phiếu. Trong đó, sẽ phát hành 180 triệu cổ phiếu với tỷ lệ phát hành 60% trên số cổ phiếu hiện hữu (giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu); 11.475.620 cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã EIB) cũng sẽ tăng vốn điều lệ từ 10.560 tỷ đồng lên 12.355 tỷ đồng. Ngoài ra, thời gian tới, thị trường cũng sẽ đón nhận thêm một nguồn cung cổ phiếu ngân hàng nữa từ đợt phát hành của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa. Theo đó, ngân hàng này cũng vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ từ 3.399 tỷ đồng lên 4.588,6 tỷ đồng.
Ngoài các ngân hàng đang tỏ ra tích cực trong việc mở rộng quy mô vốn, nhiều doanh nghiệp cũng không ngần ngại lên kế hoạch phát hành cổ phiếu để huy động vốn trong thời điểm hiện nay.
Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương (NSC) vừa nộp hồ sơ đăng ký phát hành bằng mệnh giá 122.000 cổ phiếu. Đối tượng phát hành là các chuyên gia công nghệ, cán bộ, công nhân viên trong bộ máy điều hành, cán bộ, công nhân viên có đóng góp và hoàn thiện xuất sắc nhiệm vụ. Ông Phạm Ngọc Lý, Phó tổng giám đốc NSC cho biết, kết quả kinh doanh quý II/2011 của NSC rất khả quan, với lợi nhuận sau thuế đạt hơn 25,7 tỷ đồng, tăng 63,3% so với quý II/2010. Nguyên nhân là do giá giống tăng 20-30% và NSC được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số mặt hàng.
Đóng góp thêm vào nguồn cung cho thị trường thời gian tới còn có Công ty cổ phần Phát triển Đô thị dầu khí (PVCMeKong). Hiện công ty này cũng đã nộp hồ sơ đăng ký phát hành 40 triệu cổ phiếu. Theo dự kiến, lượng cổ phiếu trên sẽ được chào bán bằng mệnh giá cho cổ đông hiện hữu. Mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được mua thêm 4 cổ phiếu mới.
Tương tự, Công ty cổ phần Thủy điện Geruco Sông Côn (SongCon) nộp hồ sơ đăng ký chào bán gần 8,4 triệu cổ phiếu. Cụ thể, Công ty đăng ký chào bán bằng mệnh giá 8.360.375 cổ phần cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ thực hiện quyền 4:1. Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2011, sau khi phát hành vốn điều lệ của Công ty sẽ tăng từ 334,4 tỷ đồng lên 418 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được dùng để đầu tư vào Dự án Thủy điện Sông Nam - Sông Bắc.
Theo các nhà quan sát, điểm đặc biệt dễ nhận thấy của các doanh nghiệp phát hành lần này đều đưa ra mức giá tương đối “phải chăng”, không ít trường hợp chỉ phát hành bằng mệnh giá.
Ông Ngô Mạnh Cường, một nhà đầu tư lâu năm trên thị trường cho biết, việc các doanh nghiệp đưa ra kế hoạch phát hành với giá mềm là hoàn toàn hợp lý, bởi sẽ dễ thu hút được nguồn vốn
-
08-09-2011 11:28 AM #1922
Junior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 150
- Được cám ơn 5 lần trong 5 bài gởi
Ts. Trần Hoàng Ngân: Tăng trưởng tín dụng 4 tháng cuối năm sẽ không gây áp lực lạm phát
Tín dụng những tháng cuối năm phục vụ sản xuất tiêu dùng tết sẽ tạo được sự cân đối tiền – hàng. Việc bơm vốn cho 10 ngân hàng bị thiếu thanh khoản sẽ không làm tăng dư nợ cho vay.
Sáng ngày 07/09/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã chính thức công bố tính đến ngày 30/08/2011, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,16%, tăng trưởng tín dụng 8,85% so với cuối năm 2010. Đồng thời SBV cho biết sẽ đảm bảo tăng trưởng tín dụng dưới 20%, khoảng 15-18%.
Tuy nhiên, dù cho tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% -18% vào cuối năm 2011, thì dư địa cho tín dụng 4 tháng còn lại là khá lớn so với 8 tháng qua. Ngoài ra, Thống đốc cho biết biết sẽ sớm có giải pháp dành cho 10 ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản, tương đương NHNN sẽ bơm tiền cho các ngân hàng này. Câu hỏi đặt ra, liệu rằng, SBV với các công cụ của mình có thể thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt đảm bảo kiềm chế lạm phát, khi mà quá khứ cho thấy tăng trưởng tín dụng thường kéo theo đó là lạm phát tăng?
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn với PGS. Ts. Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia, Đại biểu Quốc Hội, về những vấn đề trên.
Không đáng lo ngại tăng trưởng tín dụng 4 tháng cuối năm sẽ gây áp lực lạm phát
Đầu năm, chúng ta đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%, nhưng bây giờ chỉ còn 6%. Và chúng ta phải nỗ lực mới có thể đạt được mức tăng trưởng này cho nên đà tăng trưởng đã bị chậm lại. Vì vậy, nhu cầu về vốn dự báo sẽ không lớn.
Tăng trưởng tín dụng có thể đạt mức 15% -18% vào cuối năm 2011, dư địa cho tín dụng 4 tháng còn lại là khá lớn so với 8 tháng qua. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ sử dụng hết, thêm vào đó cầu về vốn không lớn, nên khả năng tăng trưởng tín dụng năm nay vượt chỉ tiêu là khó có thể xãy ra, sẽ quanh mức 15% - 18%.
Ts. Trần Hoàng Ngân cho rằng, vấn đề chính hiện nay không còn là tăng trưởng tín dụng bao nhiêu mà dòng tiền sẽ đi về đâu và sử dụng như thế nào? Nếu sản xuất tăng trưởng trở lại, nhu cầu vốn vào quý IV sẽ lớn, do đó, tín dụng những tháng cuối năm sẽ tăng hơn các tháng đầu năm để đáp ứng cầu về vốn phục vụ sản xuất hàng hóa tiêu dùng dịp tết – rơi vào tháng 1/2012. Vì vậy, tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này sẽ gây áp lực lên lạm phát là không đáng lo ngại bởi nó tạo được sự cân đối tiền – hàng.
Mặc dù SBV đã đưa ra thông điệp sẽ kéo lãi suất cho vay sản xuất về mức 17% -18%/năm, nhưng theo TS. Trần Hoàng Ngân để kinh doanh có lãi với mức lãi suất này không phải là bài toán dễ. Bởi, không phải lĩnh vực nào, ngành hàng nào cũng có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn mức 17%. Do đó, nhu cầu vốn không lớn.
Bơm vốn cho ngân hàng nhỏ là điều hành linh hoạt, không phải nới lỏng tiền tệ
Đối với việc SBV sẽ có giải pháp cho 10 ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản, Ts. Trần Hoàng Ngân chia sẻ: Chúng ta cần phải xác định rõ, tinh thần của Nghị quyết 11/2011/NQ-CP, kể cả những thông điệp từ Chính Phủ (bao gồm cả Bộ Tài Chính, SBV, Bộ ban ngành…) là theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, chính sách đòi hỏi phải có sự linh hoạt bởi diễn biến kinh tế thế giới hết sức phức tạp.
Vì vậy, chính sách tiền tệ hiện nay là theo hướng chặt chẽ, thận trọng, đảm bảo sự linh hoạt, chứ không phải thông điệp nới lỏng. Bởi lãi suất vay 17 – 18%/năm vẫn là mức lãi suất cao.
Bơm vốn cho ngân hàng nhỏ - Nghệ thuật điều hành
Mặc dù cung tiền còn dư địa lớn trong 4 tháng cuối năm, nhưng điều này không đồng nghĩa SBV sẽ bơm tiền ra hết công suất của mình. Vấn đề ở đây là nghệ thuật điều hành, điều động nơi thừa sang bổ sung nơi thiếu.
Để đạt được mục tiêu chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, duy trì công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội thì SBV phải kéo mặt bằng lãi suất vay giảm xuống còn 17-18%/năm. Việc kéo lãi suất cho vay SXKD xuống còn 17-18%/năm là khả thi nếu lãi suất huy động không vượt quá 14%/năm - các ngân hàng đồng thuận, không có ngân hàng nào huy động với lãi suất vượt quá 14%/năm.
Để các ngân hàng có thể thực hiện được bên cạnh giải pháp hành chính, cần có giải pháp kinh tế. Giải pháp kinh tế ở đây chính là giải quyết bài toàn một số ngân hàng đang khát vốn – thiếu thanh khoản. Trong trường hợp này SBV có thể sử dụng các công cụ như: tái chiết khấu, tái thế chấp, để bơm vốn có điều kiện đảm bảo tính thanh khoản cho các ngân hàng, không phải là tăng dư nợ cho vay của ngân hàng.
Như vậy, tiền này chỉ được điều chuyển từ nơi dư sang nơi thiếu, không đi ra ngoài; hay việc bơm vốn cho 10 ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản không làm tăng dư nợ cho vay của ngân hàng.
-
08-09-2011 01:14 PM #1923
Junior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 190
- Được cám ơn 5 lần trong 5 bài gởi
Tăng phiên thứ 10 liên tiếp, Vn-Index chốt ngày tại 453 điểm
Về cuối ngày, đà tăng có đã chậm lại nhưng Vn-Index vẫn tăng 9,27 điểm (2,1%) so với hôm qua. HNX-Index tăng nhẹ.
[Kết thúc phiên giao dịch] Về cuối phiên VNIndex giảm dần, nhưng mức tăng của phiên hôm nay vẫn rất lớn.
- VNIndex đóng cửa tăng 9.27 điểm (+2.09%) lên 453.26 điểm. Về cuối phiên số mã tăng giá gấp gần 5 lần số giảm giá (200 mã tăng/45 mã giảm), số mã tăng trần ít đi một chút, chỉ còn 69 mã.
MSN đóng cửa lại về giá trần. Như vậy trong nhóm Bluechips có 4 mã tăng trần là PVD, MSN, DPM và BVH. Các BCs còn lại có mức tăng không quá lớn, phổ biến ở mức 1-3%. Khá nhiều BCs đóng cửa đã quay lại giá tham chiếu như SSI, REE, CTG, AGR, STB, VPL,...
KLGD toàn sàn HOSE rất lớn, đạt hơn 55 triệu đv.
- HNX-Index cũng giảm dần về cuối phiên, đóng cửa chỉ số này tăng 0.19 điểm (+0.25%) lên 76.94 điểm. Nhóm Bluechips sàn HNX không có mã nào tăng trần, tăng mạnh nhất là PVG tăng 0.8 ngàn đồng (+6.06%), theo sau là BVS tăng 0.8 ngàn đồng (+4.60%). Một số BCs cũng có mức tăng trên 3% là KLS tăng 0.5 ngàn đồng (+3.88%), VND tăng 0.5 ngàn đồng (+3.85%), SHB tăng 0.3 ngàn đồng (+3.45%).
Sàn HNX cũng khớp được rất nhiều, đạt hơn 66 triệu đv.
-
08-09-2011 01:16 PM #1924
Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 287
- Được cám ơn 5 lần trong 5 bài gởi
Nhiều ngân hàng đã dừng lãi suất thỏa thuận
Ngay sau hội nghị toàn ngành sáng 7.9 với một loạt giải pháp hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cùng động thái xử lý mạnh tay ngân hàng vượt trần 14%/năm, các ngân hàng thương mại đã lập tức thông báo tới toàn chi nhánh dừng huy động lãi suất thỏa thuận.
Lãi suất huy động đã về 14%
Đình chỉ chức vụ nếu vượt trần
Trao đổi với Thanh Niên chiều 7.9, một khách hàng của Seabank cho biết khoảng 4 giờ chiều đã nhận được cú điện thoại của nhân viên ngân hàng này thông báo lãnh đạo ngân hàng vừa chính thức chỉ đạo toàn hệ thống tạm dừng ngay chương trình cho huy động vốn theo lãi suất thỏa thuận. Với khoản tiền gửi 200 triệu đồng, kỳ hạn 1 tháng, khách hàng trên đã nhận được lãi suất 18,5%/năm vào tháng trước, nhưng kể từ ngày mai khi đáo hạn hợp đồng, sẽ chỉ nhận được cao nhất 14%/năm.
Theo nguồn tin từ lãnh đạo của một ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần lớn tại Hà Nội tham gia cuộc họp, lần này không giảm lãi suất cũng không được khi tại cuộc họp sáng 7.9, NHNN đã tuyên bố sẽ đình chỉ chức vụ lãnh đạo vi phạm, và cấm mở rộng chi nhánh cũng như quy mô hoạt động. “Huy động vốn chi phí cao mà không cho vay ra được thì cũng lỗ, mà giữ thì bị xử phạt nặng. Không ai nói ra nhưng sẽ chẳng có ngân hàng nào dám liều lĩnh vượt trần nữa” - vị lãnh đạo này nói.
Tại NHTM cổ phần Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, anh Tiến Đ. cũng nhận được thông báo của nhân viên giao dịch, lãi suất tối đa anh được nhận chỉ 14%/năm, dù trị giá sổ tiết kiệm của anh lên tới gần 1 tỉ đồng. Qua khảo sát trực tiếp của Thanh Niên, tại khắp các chi nhánh, phòng giao dịch ngày hôm qua hầu như không có nơi nào dám nhận các món tiền gửi mới với lãi suất 16-17%/năm, đa phần đều công bố đúng với bảng giá niêm yết vốn đã bị lãng quên trong suốt thời gian qua.
Tốc độ giảm khá nhanh của lãi suất chiều hôm qua là do hiệu ứng từ chính sách quyết liệt của NHNN. Tại cuộc họp sáng 7.9, lần đầu tiên NHNN đã phải chính thức thừa nhận đại đa số các ngân hàng trong hệ thống thời gian qua vượt rào lãi suất huy động 14%/năm. Một chỉ thị chấn chỉnh lãi suất đã được ban hành. Theo đó, tất cả các ngân hàng phải nghiêm túc thực hiện trần lãi tiền gửi bằng đồng Việt Nam 14%/năm, đối với ngoại tệ dành cho cá nhân 2%/năm và tổ chức 0,5%/năm. Chi nhánh nào vi phạm sẽ bị đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức vụ của người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng (TCTD) đó. Hạn chế mở rộng phạm vi, quy mô, địa bàn hoạt động của TCTD trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bị xử lý; Hạn chế hoặc tạm đình chỉ hoạt động huy động và cho vay của đơn vị vi phạm thuộc TCTD đó.
Linh hoạt cung tiền
Không ai nói ra nhưng sẽ chẳng có ngân hàng nào dám liều lĩnh vượt trần nữa.
Lãnh đạo một NHTM
Với mức lãi suất huy động được kéo về 14%/năm và đầu ra mục tiêu 17-19%/năm, một số NHTM tham gia cuộc họp đều nhất trí hoàn toàn có khả năng để thực hiện, bởi biên độ như vậy đảm bảo có lợi nhuận. Một loạt giải pháp để hạ lãi suất được NHNN thông báo. Trước mắt, cơ quan này sẽ ngay lập tức ban hành quy định kiểm soát chặt chẽ hoạt động ủy thác, nhận ủy thác của các NHTM để “chống” lại chiêu lách luật đẩy lãi suất huy động lên cao. Đồng thời, nhằm nắn dòng tín dụng sang VND, các khoản cho vay bằng USD được siết lại theo hướng chỉ cho vay USD cho các đối tượng đảm bảo có nguồn trả nợ. NHNN sẽ ban hành quy chế trần giao dịch kỳ hạn nhằm tăng chi phí vay bằng ngoại tệ.
Trong khi đó, theo báo cáo của NHNN về tình hình cho vay của hệ thống, tới ngày 30.8 tín dụng tăng 8,85% so với cùng kỳ, từ nay đến cuối năm so với mục tiêu dưới 20% dư địa còn khá lớn. Vì vậy, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định không nhất thiết phải sử dụng hết dư địa này, có thể giữ ở mức từ 15-18%. 4 tháng còn lại, các NHTM sẽ được phép cho vay ra nền kinh tế thêm khoảng 238.000 tỉ đồng, bình quân giải ngân khoảng 47.600 tỉ đồng/tháng. Với tổng phương tiện thanh toán tính tới 30.8 tăng 9,16% so với chỉ tiêu 15-16%, từ nay đến cuối năm NHNN sẽ điều tiết cung tiền ở mức linh hoạt, hợp lý. Theo đó, tổng phương tiện thanh toán còn lại có thể lên tới khoảng 300.000 tỉ đồng, bình quân tăng thêm 59.500 tỉ đồng/tháng.
Một tín hiệu khá quan trọng khác được đề cập tới, NHNN có thể sẽ có điều chỉnh tín dụng cho vay phi sản xuất cho phù hợp hơn với tình hình mới khi cơ cấu tín dụng đang được chuyển dịch khá tích cực thời gian qua. Ước đến cuối tháng 8, tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất tăng 14,79%: trong đó tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng 30,5%; tín dụng xuất khẩu tăng 35,02%. Ngược lại, tín dụng phi sản xuất giảm 16,95%, cụ thể, dư nợ cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán giảm 43,03%, dư nợ cho vay để đầu tư kinh doanh bất động sản giảm 10,1%, dư nợ cho vay tiêu dùng giảm 23,12%.
-
08-09-2011 03:37 PM #1925
Junior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 190
- Được cám ơn 5 lần trong 5 bài gởi
Quỹ đầu tư vẫn “thăm dò” là chính
TTCK đã có 10 phiên phục hồi, nhưng theo nhiều NĐT cá nhân, đợt tăng điểm này vẫn hết sức hồ nghi. Quan điểm phổ biến là khi nào dòng tiền từ các NĐT tổ chức nhập cuộc, TTCK mới tăng trưởng ổn định.
ĐTCK ghi nhận ý kiến của một số quỹ đầu tư.
Ông Phạm Khánh Lynh, Phó tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM)
Trong đợt tăng điểm vừa qua của thị trường, VMF giải ngân ít, mang tính chất thăm dò. Những biến động khó lường của thị trường khiến chúng tôi dè dặt hơn nhằm tránh sai sót, mất mát cho NĐT.
Ngoài yếu tố thị trường, bản thân VFM cũng có những chiến lược đầu tư riêng. Chúng tôi gia tăng giải ngân vào những khoản đã đầu tư là các DN gắn bó, đồng hành và có những hiểu biết nhất định. Đa số công ty quản lý quỹ đều lựa chọn cách đầu tư vào các DN mang tính dài hạn. Thị trường giao dịch dưới giá trị sổ sách trong thời gian dài vừa qua là cơ hội để các quỹ lựa chọn đầu tư có chiều sâu vào DN, thay vì đầu tư dàn trải, lướt sóng chứa nhiều rủi ro.
Ông Ngô Văn Minh, Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích kinh tế, CTCP Quản lý quỹ đầu tư Sài Gòn - Hà Nội (SHF)
Thị trường tăng điểm do có một số yếu tố vĩ mô được cải thiện: lãi suất huy động có dấu hiệu giảm, lạm phát được kiềm chế, Chính phủ thực hiện kích cầu thông qua chính sách tài khoá và tiền tệ… Thanh khoản cũng được cải thiện, nhiều phiên đạt giá trị giao dịch 1.000 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên, giá tăng tập trung vào các cổ phiếu có tính đầu cơ cao, vốn phản ứng nhanh nhạy với thông tin về chính sách. Theo đó, dòng tiền gia nhập thị trường cũng đến chủ yếu từ NĐT cá nhân, các tổ chức không tham gia nhiều. Bản thân SHF cũng có giải ngân, nhưng rất ít, mang tính chất thăm dò.
Việc các quỹ đầu tư tham gia dè dặt xuất phát từ việc gọi vốn khó khăn trong hai năm qua. Việc đầu tư bằng vốn tự có của các quỹ khiến lượng tiền không dồi dào. Mặt khác, mặc dù kinh tế vĩ mô của Việt Nam có cải thiện, nhưng các chính sách chủ yếu giải quyết khó khăn cho DN, chứ không phải thúc đẩy tăng trưởng. Trong khi đó, tình hình thế giới khó dự đoán, tiềm ẩn nhiều bất ổn do nợ công châu Âu, bất định của nền kinh tế Mỹ. Việt Nam khó có thể đi ngược xu hướng kinh tế thế giới trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.
Đại diện một quỹ đầu tư của Nhật Bản
Đợt tăng điểm vừa qua của TTCK chủ yếu do NĐT cá nhân tham gia tích cực, trong khi các quỹ đầu tư lại thận trọng hơn. 9 tháng đầu năm 2011 hết sức khó khăn là cuộc thử lửa, khiến những DN yếu kém sẽ không tồn tại và DN trụ được sẽ có cơ hội phát triển. Vì thế, đợt tăng điểm vừa qua là cơ hội để chúng tôi cơ cấu lại danh mục đầu tư (thanh lý cổ phiếu của các DN yếu kém) và không thực hiện giải ngân mới.
Nhiều NĐT tổ chức cũng thực hiện thoát hàng trong giai đoạn vừa rồi. Không phải ngẫu nhiên mà vừa qua nhiều tổ chức tài chính nước ngoài đưa ra báo cáo không mấy lạc quan về kinh tế Việt Nam. Sau 9 tháng thắt chặt tiền tệ theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, các DN lâm vào tình trạng đình đốn. 150.000 tấn hàng tồn kho cao hơn so cùng kỳ năm 2008 và 2009 cho thấy, những tháng cuối năm mới là giai đoạn khó khăn nhất của các DN.
Dưới góc độ của các quỹ đầu tư, trong 5 năm qua, 3 năm đầu huy động vốn khá thuận lợi, nhưng 2 năm trở lại đây khó khăn hơn rất nhiều. Điều này do tình hình thế giới phức tạp, khẩu vị đầu tư không giống như Việt Nam (chứng khoán là thứ yếu so với nhiều kênh đầu tư khác, trong khi ở Việt Nam, chứng khoán vẫn là kênh được ưu tiên hàng đầu).
Thị trường chỉ thực sự ổn định khi các yếu tố vĩ mô ổn định và thu hút được dòng tiền mới, nhất là từ các NĐT nước ngoài.
Ông Nhậm Hà Hải, Giám đốc Phân tích Đầu tư, Công ty Quản lý quỹ FPT Capital
FPT Capital thời điểm này vẫn còn tiền mặt để đầu tư. Chúng tôi chú trọng đến các DN chưa đại chúng và hầu như không còn nắm cổ phiếu trên sàn. Áp lực thoái vốn của quỹ trong thời điểm này không lớn, trong danh mục đầu tư của quỹ có các doanh nghiệp hoạt động tốt, trong thời điểm này vẫn có nhà đầu tư đặt vấn đề và hỏi mua. Do đây là các khoản đầu tư doanh nghiệp chưa đại chúng, nên việc mua bán các khoản đầu tư này không có tác động đến thị trường thứ cấp.
Quan điểm của FPT Capital là đầu tư thận trọng. Năm 2010, Công ty lãi 40 tỷ đồng, chia cổ tức cho cổ đông 17%. Năm 2011, chúng tôi cố gắng để có kết quả kinh doanh tạm hài lòng cổ đông.
Theo Nguyên Thành
ĐTCK
-
09-09-2011 07:54 AM #1926
Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 382
- Được cám ơn 26 lần trong 24 bài gởi
Có vẻ như NHNN quyết giảm lãi suất bằng mọi giá các bác ợ. Bác Bình dạo này làm việc quyết liệt thật. Hy vọng là nền kinh tế sẽ sớm ổn định hơn
Bất ngờ bơm ròng 20.000 tỷ đồng, OMO đang chuyển động ‘dữ dội’
Nguồn tin: NDHMoney.vn | 08/09/2011 5:35:00 CH
[IMG]http://www.************/ESImages/print.gif[/IMG] In tin | [IMG]http://www.************/ESImages/digg.gif[/IMG] Lưu vào sổ tay | [IMG]http://www.************/ESImages/rss_icon.gif[/IMG] RSS
[IMG]http://www.************/Handlers/GetThumbnail.axd?i=201109081252240781250&w=220[/IMG]
Đúng như kỳ vọng của NDHMoney, dòng vốn trên thị trường mở (OMO) đang chuyển động mạnh.
Theo dữ liệu của Reuters và tính toán của NDHMoney, trong 4 phiên 294 đến 297 từ ngày 5-8/9/2011, Ngân hàng Nhà nước bơm ra 24.000 tỷ đồng với lãi suất 14%, kỳ hạn 7 ngày và hút về 4.000 tỷ đồng, đưa mức vốn bơm ròng lên 20.000 tỷ đồng.
Trong tuần này, có ngày Ngân hàng Nhà nước bơm ra tới 12.000 tỷ đồng. Hôm nay, mức bơm vốn ra cũng đạt 8.000 tỷ đồng.
Diễn biến này đã chấm dứt trạng thái bơm 1.000 tỷ đồng và hút về lượng tiền đương đương kéo dài từ ngày 13/7-1/9/2011.
Trước đó, NDHMoney đã dự báo về khả năng bơm vốn trên OMO, như là một trong những chuyển động báo hiệu cho quá trình giảm lãi suất.
Tuy nhiên, cùng với việc dòng vốn đang được bơm mạnh trên thị trường mở thì lãi suất bình quân liên ngân hàng cũng đang ở mức rất cao.
Theo dữ liệu của Reuters, lãi suất qua đêm liên ngân hàng hôm nay (8/9) ở mức 15%, từ mức 16-16,5% hôm 7/9.
Trong khi đó, lãi suất 1 tuần được giao dịch từ 16-17%, tăng nhẹ so với mức 15,5-16,5% hôm qua. Trong khi đó, kỳ hạn 1 tháng từ 17,5-18%.
Điểm đáng chú ý là lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng đã lên 20%.
-
09-09-2011 07:55 AM #1927
Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 382
- Được cám ơn 26 lần trong 24 bài gởi
Lập lại trật tự trong hoạt động ngân hàng
Nguồn tin: VOVNews | 08/09/2011 5:22:39 CH
[IMG]http://www.************/ESImages/print.gif[/IMG] In tin | [IMG]http://www.************/ESImages/digg.gif[/IMG] Lưu vào sổ tay | [IMG]http://www.************/ESImages/rss_icon.gif[/IMG] RSS
[IMG]http://www.************/Handlers/GetThumbnail.axd?i=201109081022396406250&w=220[/IMG] Dư luận đang hoan nghênh và ủng hộ tinh thần quyết liệt của tân Thống đốc NHNN trong việc kiên quyết thiết lập mặt bằng lãi suất huy động.
Báo chí ngày 8/9 đồng loạt đăng nội dung Chỉ thị 02 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc chấn chỉnh thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng VND và USD. Đáng chú ý nhất là NHNN lần đầu tiên đưa ra một biện pháp “cực mạnh” trước vấn nạn đã được báo chí phản ánh từ rất lâu là các ngân hàng cạnh tranh ngầm, vượt trần lãi suất huy động, là đình chỉ hoặc miễn nhiệm lãnh đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng vi phạm. Đây được xem là biện pháp cứng rắn của tân Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong việc lập lại trật tự trong hoạt động ngân hàng vốn đang ẩn chưa nhiều bất cập.
Lần đầu tiên trong văn bản, NHNN thừa nhận có sự vi phạm của hầu hết các ngân hàng trong việc vượt trần lãi suất huy động. Bản thân tân Thống đốc cũng đã nhìn nhận rõ ràng về hoạt động của các ngân hàng sự lộn xộn “như cái chợ”, có sự tự tiện “mặc cả” lãi suất của người dân, doanh nghiệp và ngân hàng.
Thời gian qua “sóng ngầm” lãi suất liên tục xảy ra, trần lãi suất mà NHNN đề ra gần như chẳng được ngân hàng nào chấp hành. Tất cả ngân hàng đều “nhìn - ngó” nhau mỗi khi ban hành chính sách huy động vốn cả tiền đồng lẫn USD nhằm “giành giật” khách của nhau, hay ít nhất là để giữ khách, giữ thị phần cho mình.
Thực tế cho thấy, nếu ngân hàng nào nghiêm chỉnh, tuân thủ đúng quy định của NHNN thì đều bị thiệt, thậm chí khó có thể “trụ nổi” trong bối cảnh có hàng trăm ngân hàng khác đang dùng mọi cách thức huy động vốn. Điều này cũng buộc các ngân hàng “tìm cách lách luật” hoặc hợp thức hóa chênh lệch giữa lãi suất thực trả cho khách hàng với lãi suất trần 14% bằng nhiều “chiêu” khác nhau như thưởng, ủy thác đầu tư…
Sóng ngầm lãi suất và cạnh tranh theo kiểu không có luật của các ngân hàng đã khiến cho lãi suất bị méo mó và không minh bạch trong toàn hệ thống. Sự méo mó, và thiếu minh bạch đã đẩy lãi suất thực, không phân biệt khu vực sản xuất hay phi sản xuất đã có lúc lên tới 25%/năm, vượt cả đỉnh lãi suất 23% trong năm khủng hoảng 2008.
Xét cả về lý thuyết và thực tế đều thấy, lãi suất càng cao thì vốn càng chảy vào khu vực đầu tư công - dù các con số cắt giảm liên tục được công bố. Lãi suất càng cao, nguồn vốn càng chảy vào khu vực phi sản xuất bởi, với mức lãi này, khó có doanh nghiệp sản xuất nào chịu nổi. Một khi lãi suất huy động bị khống chế ở mức 14%, nhưng lãi suất cho vay lên tới 25% thì lại phát sinh hai vấn đề: Lãi suất ở thị trường “chợ đen” cũng theo đó tăng cao và lợi nhuận chỉ thuộc về giới chủ ngân hàng dù biết trái luật nhưng trong nhiều hợp đồng vay vốn đều cài vào đó nhiều loại phí nhằm hợp thức hóa việc huy động vốn với lãi suất khá cao. Cuối cùng thì những người vay vốn, doanh nghiệp là người gánh cuối cùng trong vòng quay này.
Nhiều chuyên gia tài chính cùng chung nhận định, sự méo mó và thiếu minh bạch của lãi suất là do lỗi điều hành chứ không phải do thị trường. Chính vì thế, dư luận, giới chuyên gia, doanh nghiệp và nhiều ngân hàng cùng hoan nghênh và ủng hộ tinh thần quyết liệt của tân Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong việc kiên quyết thiết lập mặt bằng lãi suất huy động 14%. Nếu kiên quyết và quyết liệt thực hiện quy định này, có thể sẽ ngăn được cuộc đua ngầm huy động chui lãi suất đang tồn tại dai dẳng và bất chấp cac cam kết, thỏa thuận hay quy định hiện nay ở các ngân hàng, từ đó góp phần làm cho lãi suất huy động và cho vay minh bạch hơn.
Tất nhiên, để thực hiện điều này, NHNN cần tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra - hoạt động vốn chưa thực sự mạnh và hiệu quả. Động thái thiết lập “đường dây nóng” theo dõi vi phạm trần lãi suất huy động là cần thiết bởi đây chính là tạo cơ chế để người dân tham gia giám sát hoạt động của ngân hàng bên cạnh công tác kiểm soát nội bộ của chính các ngân hàng thương mại và công tác kiểm tra của NHNN.
Vẫn biết, Chỉ thị 02 của NHNN vẫn là biện pháp quản lý theo kiểu hành chính, song xét ở trong bối cảnh hiện tại thì nó lại là biện pháp hợp lý, cần thiết có thể tạm thời lập lại trật tự trong hoạt động của nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, xét về lâu dài, việc điều hành ngân hàng cần theo tín hiệu thị trường và tiến tới việc NHNN sẽ chỉ sử dụng biện pháp kinh tế để điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng./.
-
09-09-2011 08:00 AM #1928
Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 287
- Được cám ơn 5 lần trong 5 bài gởi
Ts. Trần Hoàng Ngân: Tăng trưởng tín dụng 4 tháng cuối năm sẽ không gây áp lực lạm phát
Tín dụng những tháng cuối năm phục vụ sản xuất tiêu dùng tết sẽ tạo được sự cân đối tiền – hàng. Việc bơm vốn cho 10 ngân hàng bị thiếu thanh khoản sẽ không làm tăng dư nợ cho vay.
Sáng ngày 07/09/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã chính thức công bố tính đến ngày 30/08/2011, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,16%, tăng trưởng tín dụng 8,85% so với cuối năm 2010. Đồng thời SBV cho biết sẽ đảm bảo tăng trưởng tín dụng dưới 20%, khoảng 15-18%.
Tuy nhiên, dù cho tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% -18% vào cuối năm 2011, thì dư địa cho tín dụng 4 tháng còn lại là khá lớn so với 8 tháng qua. Ngoài ra, Thống đốc cho biết biết sẽ sớm có giải pháp dành cho 10 ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản, tương đương NHNN sẽ bơm tiền cho các ngân hàng này. Câu hỏi đặt ra, liệu rằng, SBV với các công cụ của mình có thể thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt đảm bảo kiềm chế lạm phát, khi mà quá khứ cho thấy tăng trưởng tín dụng thường kéo theo đó là lạm phát tăng?
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn với PGS. Ts. Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia, Đại biểu Quốc Hội, về những vấn đề trên.
Không đáng lo ngại tăng trưởng tín dụng 4 tháng cuối năm sẽ gây áp lực lạm phát
Đầu năm, chúng ta đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%, nhưng bây giờ chỉ còn 6%. Và chúng ta phải nỗ lực mới có thể đạt được mức tăng trưởng này cho nên đà tăng trưởng đã bị chậm lại. Vì vậy, nhu cầu về vốn dự báo sẽ không lớn.
Tăng trưởng tín dụng có thể đạt mức 15% -18% vào cuối năm 2011, dư địa cho tín dụng 4 tháng còn lại là khá lớn so với 8 tháng qua. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ sử dụng hết, thêm vào đó cầu về vốn không lớn, nên khả năng tăng trưởng tín dụng năm nay vượt chỉ tiêu là khó có thể xãy ra, sẽ quanh mức 15% - 18%.
Ts. Trần Hoàng Ngân cho rằng, vấn đề chính hiện nay không còn là tăng trưởng tín dụng bao nhiêu mà dòng tiền sẽ đi về đâu và sử dụng như thế nào? Nếu sản xuất tăng trưởng trở lại, nhu cầu vốn vào quý IV sẽ lớn, do đó, tín dụng những tháng cuối năm sẽ tăng hơn các tháng đầu năm để đáp ứng cầu về vốn phục vụ sản xuất hàng hóa tiêu dùng dịp tết – rơi vào tháng 1/2012. Vì vậy, tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này sẽ gây áp lực lên lạm phát là không đáng lo ngại bởi nó tạo được sự cân đối tiền – hàng.
Mặc dù SBV đã đưa ra thông điệp sẽ kéo lãi suất cho vay sản xuất về mức 17% -18%/năm, nhưng theo TS. Trần Hoàng Ngân để kinh doanh có lãi với mức lãi suất này không phải là bài toán dễ. Bởi, không phải lĩnh vực nào, ngành hàng nào cũng có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn mức 17%. Do đó, nhu cầu vốn không lớn.
Bơm vốn cho ngân hàng nhỏ là điều hành linh hoạt, không phải nới lỏng tiền tệ
Đối với việc SBV sẽ có giải pháp cho 10 ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản, Ts. Trần Hoàng Ngân chia sẻ: Chúng ta cần phải xác định rõ, tinh thần của Nghị quyết 11/2011/NQ-CP, kể cả những thông điệp từ Chính Phủ (bao gồm cả Bộ Tài Chính, SBV, Bộ ban ngành…) là theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, chính sách đòi hỏi phải có sự linh hoạt bởi diễn biến kinh tế thế giới hết sức phức tạp.
Vì vậy, chính sách tiền tệ hiện nay là theo hướng chặt chẽ, thận trọng, đảm bảo sự linh hoạt, chứ không phải thông điệp nới lỏng. Bởi lãi suất vay 17 – 18%/năm vẫn là mức lãi suất cao.
Bơm vốn cho ngân hàng nhỏ - Nghệ thuật điều hành
Mặc dù cung tiền còn dư địa lớn trong 4 tháng cuối năm, nhưng điều này không đồng nghĩa SBV sẽ bơm tiền ra hết công suất của mình. Vấn đề ở đây là nghệ thuật điều hành, điều động nơi thừa sang bổ sung nơi thiếu.
Để đạt được mục tiêu chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, duy trì công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội thì SBV phải kéo mặt bằng lãi suất vay giảm xuống còn 17-18%/năm. Việc kéo lãi suất cho vay SXKD xuống còn 17-18%/năm là khả thi nếu lãi suất huy động không vượt quá 14%/năm - các ngân hàng đồng thuận, không có ngân hàng nào huy động với lãi suất vượt quá 14%/năm.
Để các ngân hàng có thể thực hiện được bên cạnh giải pháp hành chính, cần có giải pháp kinh tế. Giải pháp kinh tế ở đây chính là giải quyết bài toàn một số ngân hàng đang khát vốn – thiếu thanh khoản. Trong trường hợp này SBV có thể sử dụng các công cụ như: tái chiết khấu, tái thế chấp, để bơm vốn có điều kiện đảm bảo tính thanh khoản cho các ngân hàng, không phải là tăng dư nợ cho vay của ngân hàng.
Như vậy, tiền này chỉ được điều chuyển từ nơi dư sang nơi thiếu, không đi ra ngoài; hay việc bơm vốn cho 10 ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản không làm tăng dư nợ cho vay của ngân hàng.
Ts. Trần Hoàng Ngân cũng chia sẻ thêm về vấn đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay. Theo Ts. Ngân, trị bệnh lạm phát ở Việt Nam không thể chỉ mình chính sách tiền tệ mà phải có sự chia sẻ của nhiều chính sách khác. Một trong những vấn đề chủ lực hiện nay là kiểm soát giá, trị bệnh “lũng đoạn giá, đầu cơ.” Chúng ta đã thắt tiền tệ, nhưng giá vẫn tăng. Giá tăng một phần do thiếu hàng, phần còn lại là do làm giá, tạo sự khan hiếm giả tạo về nguồn hàng. Sự phối hợp Cục quản lý giá (Bộ Tài Chính) và Cục quản lý thị trường (Bộ Công thương) để có thể kiểm soát giá, và kiểm soát tình trạng đầu cơ, lũng đoạn giá hiện nay.
-
09-09-2011 08:01 AM #1929
Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 287
- Được cám ơn 5 lần trong 5 bài gởi
Thống đốc NHNN: Trần lãi suất 14%/năm vẫn đảm bảo lãi suất thực dương
Những năm qua để có 1% tăng trưởng GDP cần 5-6% tăng trưởng tín dụng thì 8 tháng đầu năm chỉ cần 1,2-1,35 tăng trưởng tín dụng. Cho thấy tín dụng đã thay đổi về chất.
“Tín dụng đã thay đổi về chất”. Đó là khẳng định của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2011, tổ chức ngày 7/9. Thời báo Ngân hàng xin trích đăng bài phát biểu của Thống đốc tại hội nghị.
Những chuyển biến về chất
Theo tinh thần Nghị quyết 11, tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 không quá 20%. Đến hết tháng 8/2011, số liệu thống kê cho thấy, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 9%, cộng thêm các khoản có bản chất là tín dụng thì tăng trưởng tín dụng đã vào khoảng 11%. Như vậy là ngành Ngân hàng đã “đi quá lộ trình” theo chỉ tiêu Chính phủ đặt ra.
Tuy nhiên, cần chú ý là Chính phủ khẳng định không nhất thiết sử dụng hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 20% mà chỉ cần đáp ứng dưới 20% (khoảng 15-18%). Bởi tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với các năm trước đây nhưng đã đạt được sự thay đổi về chất lượng tín dụng. Những năm trước tăng trưởng tín dụng khoảng 30%, thậm chí trên 50% song tăng trưởng GDP chỉ 7-7,5%. Tức là để có 1% tăng trưởng GDP thì tín dụng cần tăng trưởng 5-6%.
Nhưng 8 tháng qua, GDP tăng trưởng 5,8% và nhiều khả năng GDP cả năm nay đạt 6% như vậy GDP tăng 1% thì tín dụng chỉ cần tăng 1,2-1,3%.
Vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2011 đã chặn đứng đà mất giá của VND, ổn định thị trường ngoại hối. NHNN thường xuyên mua được ngoại tệ khác hẳn với trước đây chỉ bán ngoại tệ can thiệp, đảm bảo tỷ giá không ảnh hưởng tới xuất khẩu. Dự trữ ngoại hối đã tăng gấp 2 lần.
Trần lãi suất vẫn đảm bảo lãi suất thực dương
Nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng từ nay đến cuối năm 2011 và năm 2012 là: Tiếp tục duy trì trần lãi suất huy động (LSHĐ) 14%/năm, hạ lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh thông thường xuống mức 17-19%/năm.
Trong bối cảnh hiện nay mức lãi suất này là hợp lý. Đối với các đối tượng cho vay khác như cho vay tiêu dùng, các TCTD sẽ thực hiện theo cơ chế lãi suất thỏa thuận. Tuy nhiên, NHNN xác định, biện pháp hành chính chỉ là nhất thời. NHNN sẽ sử dụng biện pháp kinh tế để thay thế theo lộ trình nhất định.
Một câu hỏi đặt ra là: Với LSHĐ 14%/năm, người dân có gửi tiền vào ngân hàng không? Lãi suất có thực dương không?
Thống đốc khẳng định đưa ra trần LSHĐ 14%/năm vào thời điểm này là trên cơ sở diễn biến lạm phát của 12 tháng tiếp theo chứ không phải 12 tháng đã qua. Vừa qua, trên cơ sở phân tích tình hình, Chính phủ quyết tâm kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2012 xuống mức 1 con số.
Có nghĩa là mức LSHĐ 14%/năm vẫn đảm bảo thực dương. Việc đưa ra trần LSHĐ như vậy là trên cơ sở khoa học, không phải duy ý chí.
Vấn đề đặt ra là hệ thống ngân hàng phải đồng lòng thực hiện cam kết đồng thuận lãi suất cả đối với VND và ngoại tệ. TCTD nào vi phạm NHNN sẽ xử lý nghiêm khắc. Cùng với việc bản thân mỗi TCTD phải tự giác thực hiện nghiêm túc cam kết đồng thuận. NHNN cũng khuyến khích các TCTD phát hiện việc vi phạm vượt trần lãi suất ở các TCTD khác.
-
09-09-2011 08:08 AM #1930
Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 382
- Được cám ơn 26 lần trong 24 bài gởi
Các bác xem lương của nhân viên CTG khủng như thế nào nhé. Mie, lãi khủng mà. Bọn PVN cũng chưa chắc đã bằng
Vietinbank, Vietcombank trả lương bình quân từ 15-18 triệu đồng/tháng
(NDHMoney) PetroVietnam trả thu nhập bình quân 16,2 triệu đồng/tháng, Vietcombank và Vietinbank trả 15-18 triệu đồng/tháng.
**** ủy khối doanh nghiệp Trung ương vừa hoàn thành dự thảo lần thứ ba báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc khối doanh nghiệp Trung ương.
Báo cáo cho biết, thu nhập bình quân của lao động thuộc các đơn vị trong khối doanh nghiệp Trung ương ở mức khá cao so với bình quân cả nước. Tuy nhiên, chênh lệch thu nhập giữa các đơn vị rất lớn.
Điển hình về mức thu nhập bình quân thấp có Tổng công ty Cà phê chỉ đạt 2,3 triệu đồng/tháng; Vinashin trả 3,5 triệu đồng/tháng; Tập đoàn Dệt may trả 3,7 triệu đồng/tháng; các đơn vị xây dựng trả từ 4-5 triệu đồng/tháng.
Đáng chú ý, doanh nghiệp có mức chi trả thu nhập cao gồm có Tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) với thu nhập bình quân 16,2 triệu đồng/tháng; Ngân hàng Công Thương (Vietinbank), Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank) trả 15-18 triệu đồng/tháng; các đơn vị khác có mức thu nhập bình quân từ 5-12 triệu đồng/tháng.
-
09-09-2011 08:18 AM #1931
Junior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 150
- Được cám ơn 5 lần trong 5 bài gởi
Lãi suất qua đêm lên mức cao nhất 3 tháng qua
Lãi suất liên ngân hàng qua đêm ngày 06/09/2011 đã lên 13,29%/năm,tăng đến 17% tương đương tăng thêm 1,96%/năm. Đây là mức cao nhất trong 3 tháng nay.
Theo công bố của Ngân hàng Nhà Nước, lãi suất liên ngân hàng ngày 06/09/2011 qua đêm là 13,29%/năm; kỳ hạn 1 tháng 13,95%/năm và kỳ hạn 3 tháng là 13,69%/năm.
Từ ngày 25/07 lãi suất liên ngân hàng qua đêm bắt đầu một chu kỳ mới, biến động có xu hướng rõ ràng.
Lãi suất đã giảm đều từ 12,73% vào ngày 25/07 chạm đáy 10,25% vào ngày 17/08; sau đó tăng trở lại và đạt đỉnh vào ngày 06/09 ở mức 13,29%/năm.
Thông thường, lãi suất liên ngân hàng, đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng qua đêm là lãi suất chính sách, đóng vai trò như “hàn thử biểu” phản ánh xác thực cung cầu vốn khả dụng (khối tiền dự trữ - tiền dự trữ bắt buộc, tiền gửi phục vụ thanh toán liên ngân hàng) giữa các ngân hàng.
Qua sự biến động của lãi suất qua đêm, Ngân hàng trung ương nắm bắt được tình trạng dư thừa hay thiếu hụt vốn khả dụng, trên cơ sở đó quyết định bơm, hút vốn khả dụng thông qua các công cụ chính sách tiền tệ.
Theo lý giải của chuyên gia ngân hàng thì việc lãi suất liên ngân hàng được đẩy lên cao trong khi huy động từ dân cư ổn định bởi 2 lý do.
- Thứ nhất, các ngân hàng có nhu cầu vốn nhưng chưa thể huy động với lãi suất 14%/năm tìm đến thị trường liên ngân hàng dẫn đến lãi suất liên ngân hàng tăng cao.
- Thứ hai là một số ngân hàng lo ngại thanh khoản sẽ khó khăn do lãi suất huy động đột ngột giảm nên cũng tăng cường huy động trên liên ngân hàng như biện pháp dự phòng.
Trong buổi họp triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm, Thống đốc cho biết sẽ sớm có giải pháp dành cho 10 ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản. Trong trường hợp này Ngân Hàng Nhà Nước có thể sử dụng các công cụ như: tái chiết khấu, tái thế chấp, để bơm vốn có điều kiện đảm bảo tính thanh khoản cho các ngân hàng, nhưng không làm tăng dư nợ cho vay của ngân hàng.
-
09-09-2011 08:20 AM #1932
Junior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 150
- Được cám ơn 5 lần trong 5 bài gởi
-
09-09-2011 08:23 AM #1933
Junior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 150
- Được cám ơn 5 lần trong 5 bài gởi
Tin mới về kinh tế vĩ mô
Chính phủ đặt mục tiêu CPI năm 2012 dưới 10%
Chính phủ cũng đặt mục tiêu, GDP khoảng 6,5%; nhập siêu, bội chi ngân sách nhà nước thấp hơn so với chỉ tiêu đạt được năm 2011.
Theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2011, Chính phủ xác định năm 2012 sẽ tiếp tục tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đạt tốc độ tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Định hướng một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2012 là tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 6,5%; nhập siêu, bội chi ngân sách nhà nước thấp hơn so với chỉ tiêu đạt được năm 2011 (năm 2011 mục tiêu nhập siêu dưới 16% kim ngạch xuất khẩu, bội chi dưới 5% GDP); chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng dưới 10%.
Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tới cuối năm 2011, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ; giảm dần lãi suất tín dụng cùng với xu hướng giảm tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, điều hành tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 20% hướng vào lĩnh vực sản xuất; bảo đảm đồng thời các mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất, tăng trưởng GDP cả năm đạt khoảng 6%; phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan quản lý và kiểm soát hoạt động mua bán vàng, ngoại tệ theo đúng quy định.
Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa thắt chặt kết hợp chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; chỉ đạo tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước, giảm bội chi xuống dưới mức đã báo cáo Quốc hội; sử dụng số tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011 để chi cho lĩnh vực an sinh xã hội.
Đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương tăng cường các biện pháp kiểm soát giá cả, thị trường, chống đầu cơ, lũng đoạn thị trường, đặc biệt chú ý chỉ đạo việc cân đối và điều hành giá xăng dầu; khẩn trương triển khai việc miễn, giảm thuế theo Nghị quyết của Quốc hội.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng và cả năm 2011, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012; Báo cáo đánh giá thực hiện ngân sách nhà nước năm 2011 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, để chuẩn bị trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương **** và Quốc hội.
-
09-09-2011 09:46 AM #1934
Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 382
- Được cám ơn 26 lần trong 24 bài gởi
http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html
Có tin chính thức rồi các bác ợ, Đây là NH đầu tiên tổ chức sự kiện như thế này
Hội nghị “VietinBank’s Analyst Day 2011” sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào sáng 15/9, tổ chức tại Tp.Hồ Chí Minh vào chiều 16/9…
VietinBank trân trọng thông báo và kính mời các Chuyên gia phân tích tham dự hội nghị “VietinBank’s Analyst Day 2011”, cụ thể như sau:
1. Thời gian và địa đểm tổ chức hội nghị
- Hà Nội: 8h00’ thứ Năm, ngày 15/9/2011 tại Khách sạn Melia, số 44B Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm.
- Tp.Hồ Chí Minh: 13h00’ thứ Sáu, ngày 16/9/2011 tại Khách sạn Sofitel, số 17 Lê Duẩn, Q.I.
2. Nội dung hội nghị
- Đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán Việt Nam và ngành Tài chính – Ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2011 và triển vọng trong tương lai;
- Thông tin về hoạt động kinh doanh của VietinBank và kế hoạch trong thời gian tới;
- Giao lưu giữa các Chuyên gia phân tích với Ban lãnh đạo VietinBank.
3. Thành phần tham dự hội nghị
- Các Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý quỹ, Quỹ đầu tư;
- Các nhà đầu tư chuyên nghiệp (tổ chức).
4. Đăng ký tham dự hội nghị
Để công tác chuẩn bị hội nghị “VietinBank’s Analyst Day 2011” được chu đáo, đề nghị các Chuyên gia phân tích vui lòng đăng ký tham dự hội nghị chậm nhất vào ngày 13/9/2011 thông qua thư điện tử, fax hoặc trực tiếp theo địa chỉ liên hệ dưới đây:
Phòng Đầu tư, Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Địa chỉ: số 108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Fax: 04.39428720; Email: [email protected].
-
09-09-2011 10:03 AM #1935
Junior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 190
- Được cám ơn 5 lần trong 5 bài gởi
CTG sử dụng hết 3.538 tỷ đồng chào bán cổ phần cho IFC
vneconomy - 1 giờ trước
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - VietinBank (mã CTG-HSX) công bố tình hình sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán riêng lẻ cho IFC và Quỹ đầu tư cấp vốn cho Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) ngày 10/3/2011.
Theo đó, VietinBank đã bán thành công 168.581.013 cổ phiếu với mức giá 21.000 đồng/cổ phiếu. Tổng số tiền thu được là 3.540.201.273.000 đồng, trừ chi phí VietinBank thu được 3.538.488.128.000 đồng.
VietinBank đã hạch toán ghi nhận tăng vốn điều lệ với số vốn thu được từ đợt chào bsn cổ phần riêng lẻ cho IFC và Quỹ đầu tư cấp vốn IFC vào ngày 10/3/2011. Trên cơ sở phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội cổ đông thông qua, VietinBank đã sử dụng 1.826,2 tỷ đồng cho tăng cường tín dụng; 238 tỷ đồng cho mở rộng mạng lưới; 476 tỷ đồng đầu tư cơ sở vật chất và 998,3 tỷ đồng mở rộng đầu tư, liên doanh, góp vốn.
Được biết, ngày 6/9, VietinBank chính thức khai trương Chi nhánh VietinBank CHLB Đức - tại số 44 Reuterweg, thành phố Frankfurt am Main, bang Hessen, CHLB Đức.
Chi nhánh VietinBank tại Đức sẽ cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: chuyển tiền, tài khoản, tiết kiệm, cho vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, thẻ, ngân hàng điện tử,…
Trước đó, ngày 18/8, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về nguyên tắc việc tăng vốn điều lệ đợt 2 của VietinBank từ mức vốn điều lệ 16.858 tỷ đồng lên 20.230 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu theo đề nghị của VietinBank tại tờ trình số 679/CV-HĐQT26 ngày 27/7/2011.
Theo báo cáo tài chính bán niên đã soát xét năm 2011, thu nhập lãi thuần của CTG đạt 9.357,732 tỷ đồng; lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh dịch vụ đạt 709,888 tỷ đồng; lãi/lỗ thuậ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng đạt 273.220 tỷ đồng; lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh -15,068 tỷ đồng; lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư -187,022 tỷ đồng; lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tài chính là 5.621,898 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 2.919,003 tỷ đồng, EPS đạt 1.811 đồng.
HÀ ANH
Website đăng tin: vneconomy
-
09-09-2011 10:05 AM #1936
Junior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 190
- Được cám ơn 5 lần trong 5 bài gởi
-
09-09-2011 10:31 AM #1937
Junior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 190
- Được cám ơn 5 lần trong 5 bài gởi
Ngoài chỉ số VN-index sẽ có thêm VN30
Nguồn tin: Báo Lao động
[IMG]http://www.************/Handlers/GetThumbnail.axd?i=201109090116485312500&w=220[/IMG] Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) dự kiến sẽ đưa ra thêm chỉ số mới VN30 song song cùng chỉ số VN-index hiện nay.
Chỉ số VN30 sẽ đại diện cho khoảng 80% giá trị vốn hoá và 60% giá trị giao dịch toàn thị trường. Các chuyên gia cho rằng việc sử dụng duy nhất một chỉ số đại diện cho các cổ phiếu trên thị trường đã bộc lộ nhiều bất cập do đó cần nghiên cứu và xây dựng bộ chỉ số mới. VN30 đại diện cho 30 công ty niêm yết trên HoSE có giá trị vốn hóa và tính thanh khoản cao nhất trên thị trường. Các mã chứng khoán trong rổ tính sẽ được lựa chọn sáu tháng một lần vào tháng 1 và tháng 7 hàng năm. Theo HOSE thì bộ chỉ số mới tạo sự đồng bộ và cho phép so sánh về chỉ số với các Sở giao dịch chứng khoán khu vực, làm tiêu chuẩn cho các quỹ chỉ sốvà là cơ sở cho sản phẩm phái sinh sau này.
Như vây, nếu VN30 được đưa ra thì nhà đầu tư sẽ có thêm thông tin hỗ trợ khắc phục bất cập của VN-Index hiện nay. Chỉ số VN30 hiện đã được giới thiệu tại hội thảo diễn ra tại TP.HCM hôm 7.9 và tới đây 15.9 tại Hà Nội.
-
09-09-2011 11:46 AM #1938
Junior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 150
- Được cám ơn 5 lần trong 5 bài gởi
Kết quả giao dịch ngày 09/09
stocknews - 25 phút trước
0 Phiên giao dịch hôm nay 09/09, VN-Index vững đà tăng trong 11 phiên liên tiếp và tiến sát ngưỡng kháng cự mạnh 460 điểm, trong khi HNX-Index đảo chiều giảm nhẹ nhưng vẫn giữ được mức điểm 76. Thanh khoản đạt hơn 1.400 tỷ đồng trên cả hai sàn.
Trên sàn Tp.HCM, VN-Index tăng 6,66 điểm, tương đương 1,47%, chốt ở mức 459,92 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 47,27 triệu đơn vị, trị giá 715,88 tỷ đồng. Toàn sàn có 140 mã tăng giá, 77 mã đứng giá và 83 mã giảm giá.
Tại sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 0,16 điểm, tương đương 0,21%, xuống mức 76,78 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 60,27 triệu đơn vị, trị giá 715,48 tỷ đồng. Toàn sàn có 131 mã tăng giá, 119 mã đứng giá và 137 mã giảm giá.
-
09-09-2011 01:13 PM #1939
Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 382
- Được cám ơn 26 lần trong 24 bài gởi
Dòng tiền đã bắt đầu đổ vào VN rồi. Các bác chú ý nhé
Aberdeen đầu tư vào thị trường trái phiếu Việt Nam
09/09/2011 09:44:55
[IMG]http://******************.vn/images/tintuc/20110909094548avatar.aspx.jpeg[/IMG]
Aberdeen Asset Management Plc, một tập đoàn quản lý tài sản và quỹ đầu tư quốc tế, vừa cho biết Aberdeen đã mua trái phiếu có mệnh giá bằng đồng USD của Việt Nam lần đầu tiên, lạc quan rằng tình hình lạm phát ở Việt Nam sẽ dịu lại và giúp thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng trong nước cũng như triển vọng tăng trưởng kinh tế.
Ông Pongtharin Sapayanon, người đứng đầu bộ phận quản lý nguồn thu nhập cố định của Aberdeen đặt tại Bangkok, Thái Lan, được báo Bưu điện Bangkok dẫn lời nói rằng tháng trước Quỹ trái phiếu trên thị trường mới nổi toàn cầu thuộc Aberdeen đã mua số trái phiếu kể trên.
Giá trị của số trái phiếu đó hiện chiếm tới 1% trong tổng số tài sản trị giá 1,1 tỷ USD của quỹ này.
Theo số liệu của HSBC, trái phiếu dài hạn có mệnh giá tính bằng đồng USD của Việt Nam cho mức lãi khoảng 6,8% năm nay, cao hơn mức lãi 5,5% tại Hàn Quốc, 2,8% ở Ấn Độ và 1,4% của thị trường Trung Quốc.
Ông Pongtharin cho hay trái phiếu có mệnh giá bằng đồng USD của Việt Nam cho mức lãi suất rất hấp dẫn, và cao hơn 4 điểm phần trăm so với trái phiếu có thời gian tương đương của Mỹ. Về tình hình kinh tế nước ta, ông Pongtharin nói thêm: “Nỗi lo ngại về khả năng lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam có thể đã qua rồi, điều sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng trung ương (Việt Nam) cắt giảm lãi suất để kích thích kinh tế tăng trưởng.”
Lạm phát ở Việt Nam đã tăng lên mức cao 23% vào tháng 8/2011, nhưng chính phủ hy vọng sẽ giảm xuống chỉ còn 18% vào cuối năm nay./.
-
09-09-2011 04:46 PM #1940
Junior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 190
- Được cám ơn 5 lần trong 5 bài gởi
Vietibank tổ chức hội thảo về vĩ mô và thị trường chứng khoán
vietstock - 1 giờ trước
(Vietstock) - Trong hai ngày 15 và 16/09 tại Hà Nội và TPHCM, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank (HOSE: CTG) tổ chức hội thảo “VietinBank’s Analyst Day 2011” nhằm đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô và TTCK VN và tài chính ngân hàng 9 tháng đầu năm 2011 cũng như triển vọng trong tương lai.
Vietinbank’s Analyst Day là hội thảo chuyên sâu nhằm tới đối tượng là các chuyên gia phân tích của các công ty chứng khoán, các chuyên gia phân tích độc lập và các công ty quản lý quỹ, nhà đầu tư chuyên nghiệp. Cũng tại hội thảo này, Vietinbank sẽ công bố thông tin về hoạt động kinh doanh và kế hoạch của ngân hàng trong thời gian tới.
Hội thảo có sự tham gia của ban lãnh đạo CTG nhằm cung cấp các thông tin cập nhật về tình hình hoạt động của CTG trong thời gian qua, chiến lược phát triển trong thời gian sắp tới cũng như giải đáp các thắc mắc của các chuyên gia phân tích và nhà đầu tư về tình hình hoạt động.
Được biết, trong 6 tháng đầu năm CTG đã hoàn thành 77% kế hoạch lợi nhuận trước thuế với gần 4,000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, CTG cũng gần hoàn thành kế hoạch tăng tổng tài sản và nguồn vốn huy động đã trình ĐHĐCĐ thường niên 2011.
Trong thời gian này, dư nợ cho vay và đầu tư của ngân hàng này đạt mức 63.43% kế hoạch.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất, lợi nhuận nửa đầu năm 2011 tăng 214% so với cùng kỳ năm 2010 chủ yếu do chỉ tiêu cho vay khách hàng tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó chỉ tiêu thu nhập lãi thuần tăng 66% so với cùng kỳ, tỷ lệ nợ xấu giảm do đó số hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng so với số trích lập trong kỳ lớn, lãi thuần từ hoạt động ngoại hối tăng so với cùng kỳ năm trước là 117%, và thu nhập thuần tư hoạt động kinh doanh khác tăng 178%.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
SMC-Nhà phân phối thép chuyên nghiệp
By Hip_Hop in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 1518Bài viết cuối: 22-10-2014, 09:53 PM -
Phương pháp đầu tư chuyên nghiệp!
By stock-haiphong in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 3Bài viết cuối: 08-05-2013, 11:48 PM -
SKS, cổ phiếu cho NDT chuyên nghiệp
By congtri0701 in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 17Bài viết cuối: 03-08-2009, 09:48 AM -
Cần mua pm phân tích CK chuyên nghiệp
By tropic in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 02-05-2007, 11:58 AM
Bookmarks