Vốn kích cầu đổ vào chứng khoán ?


Theo nhiều chuyên gia, nếu các ngân hàng kiểm soát được thì cho vay chứng khoán không gặp rủi ro.


Liên tiếp hai tuần nay, thị trường chứng khoán (TTCK)
trên đà tăng điểm. Tuần qua được xem là tuần có khối lượng giao dịch
khớp lệnh cao nhất trong lịch sử TTCK với sức mua trên sàn TPHCM bình
quân đạt gần 84 triệu cổ phiếu/ngày. Ngày giao dịch đầu tuần (13-4),
TTCK lại tiếp tục bứt phá mạnh mẽ. Hầu hết các mã cổ phiếu trên hai sàn
đều tăng trần, VN-Index đạt 340,01 điểm, tăng gần 15 điểm. Một dòng
tiền mạnh mẽ đang chảy vào TTCK. Nhiều người đặt câu hỏi: Trong số này,
liệu có dòng vốn từ kích cầu?


Chưa cho vay vốn kích cầu đầu tư chứng khoán


TS Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách
tiền tệ quốc gia, cho rằng trong gói kích cầu lên đến 9 tỉ USD của
Chính phủ chưa có khoản nào vào chứng khoán, các cơ quan chức năng cũng
chưa có hướng dẫn gì về cho vay đầu tư chứng khoán. Nhưng do nguồn vốn
đang dồi dào và rẻ, có thể nhà đầu tư cá nhân tranh thủ vay ngân hàng
để lướt sóng. Điều này không có ảnh hưởng nhiều vì họ tự vay, tự chịu
trách nhiệm. Việc lách luật vay tiền hỗ trợ lãi suất để đầu tư chứng
khoán có thể xảy ra nhưng chưa có đủ căn cứ để khẳng định xu hướng này.
Nhưng để gói kích cầu đến đúng địa chỉ và có hiệu quả, cần kiểm soát
tốt luồng tiền đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro, trong đó có chứng khoán.
Cơ chế kiểm soát phải do Bộ Tài chính hướng dẫn vì tiền kích cầu lấy từ
ngân sách Nhà nước.


Khó phân biệt


Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, rất có thể
vốn kích cầu đang đổ vào chứng khoán. Ông phân tích: Hiện cơ hội phát
triển cho các doanh nghiệp chưa có gì đột phá, bất động sản tăng chậm,
đầu tư vàng có nhiều rủi ro trong khi chứng khoán đang “có sóng”. Ngân
hàng đang “tháo khoán” vốn, lãi suất có điều chỉnh nhưng mức tăng không
ăn thua gì so với chứng khoán. Về nguyên tắc, doanh nghiệp không được
sử dụng vốn vay kinh doanh để đầu tư chứng khoán nhưng trong thực tế,
khó phân biệt được khoản vay doanh nghiệp hay vay cá nhân nếu người vay
tiền cố ý hợp thức hóa khoản vay.


Thực tế cho thấy có hiện tượng tiền kích cầu đổ vào
chứng khoán nhưng việc kiểm tra, kiểm soát không đơn giản. Vì cơ chế
kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu dựa trên sổ sách. Cùng quan
điểm này, ông Nguyễn Sơn, Trưởng Ban Phát triển thị trường - Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước, cho rằng gói kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất,
tiền chủ yếu đổ vào sản xuất kinh doanh, nhưng có một phần vốn sẽ vào
chứng khoán vì theo quy luật, chỗ nào sinh lời sẽ thu hút được vốn.
Trước đây, khi chứng khoán quá nóng, chúng ta đòi hỏi phải làm rõ bao
nhiêu tỉ đồng dư nợ cho vay chứng khoán nhưng không tách bạch được vì
khi vay vốn sản xuất kinh doanh, đồng vốn có thể đi vòng vèo vào chứng
khoán.


Nhiều chuyên gia cho rằng vốn kích cầu đang đi vào đời
sống xã hội, nếu chứng khoán là một lĩnh vực được hưởng lợi từ gói kích
cầu thì cũng không ảnh hưởng gì đến mục đích chung. Nếu các ngân hàng
kiểm soát được thì cho vay chứng khoán cũng không có gì rủi ro.


Khối nội áp đảo


Từ khi thị trường tăng trở lại đến nay, lượng mua cổ
phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài mỗi ngày chỉ chiếm từ 5% - 10%, còn
lại khối nhà đầu tư nội chiếm từ 90% - 95% toàn thị trường. Trong ngày
cuối tuần trước, sức mua trên sàn TPHCM lên đến 104 triệu cổ phiếu,
giao dịch đạt hơn 30 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại chỉ mua hơn 2
triệu đơn vị, chiếm gần 2% so với lượng đặt mua toàn sàn.


Ông Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Chứng khoán SJC,
nhận định: Sức mua thị trường hơn một tháng qua xuất phát chủ yếu từ
các tổ chức tài chính, nhà đầu tư lớn và cá nhân trong nước. Trong đợt
khủng hoảng, nhiều nhà đầu tư đã kịp rút vốn ra bảo toàn nên giờ đây
khi thấy thị trường khởi sắc, họ đã quay lại. Mặt khác, hiện các kênh
bất động sản, vàng, ngoại tệ đang kém hấp dẫn nên một phần vốn khá lớn
từ các kênh này cũng được chuyển sang cổ phiếu.


Nhiều cổ phiếu như: [url="http://www.vietstock.com.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=SAM&q=SAM" style="color: rgb(23, 50, 128); text-decoration: underline;" target="_blank">SAM, BVS,