Trích dẫn Gửi bởi Fima Xem bài viết
pa con lai yeu tim mat het dep guoc roi
ban di roi lai fai mua ja cao thoi.
Lieu mai co jam san nua jo ma mua?

Điểm tựa cho kỳ vọng cổ phiếu vận tải biển
09/11/2009 9:13:48 AM


Không ồn ào như cổ phiếu bất động sản hay ngân hàng, cũng không rõ nét như cổ phiếu thủy sản hay thực phẩm, song nhóm cổ phiếu vận tải biển vẫn có những “điểm sáng” được nhà đầu tư quan tâm.



Kỳ vọng giảm sút

Vận tại biển là một trong những ngành có chu kỳ vận động phù hợp với chu kỳ nền kinh tế (tăng trưởng tốt khi kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi), cùng với một số ngành như xây dựng - kinh doanh bất động sản, ngân hàng - tài chính, xuất khẩu... Đây là nhóm ngành có thể được nhà đầu tư kỳ vọng và lựa chọn trong bối cảnh thị trường có những phiên giao dịch giảm quá sâu ngoài trên cả hai sàn.

Tuy nhiên, trong số 15 doanh nghiệp vận tải biển niêm yết trên sàn hiện nay (nhiều doanh nghiệp có quy mô tổng tài sản và trọng tải đội tàu mạnh như PVT, VSP, VTO, VST hay IP...) thì không nhiều mã lên điểm. Tính từ phiên giao dịch đầu tháng 10 đến nay, hầu hết các mã vận tải biển đều có xu hướng giảm điểm, có mã giảm hơn 20% (MHC) và chỉ có một số ít mã tăng, như VIP, VNAVSG.

Nhìn vào diễn biến giao dịch của một số mã thuộc hàng đầu ngành vận tải biển, có thể thấy, kỳ vọng của nhà đầu tư vào nhóm này phần nào đã giảm sút. Chỉ có VIP vẫn giữ được xu thế tăng, với 16 phiên tăng giá và 9 phiên giảm giá, khối lượng giao dịch trung bình đạt hơn 642.000 cổ phiếu/phiên. Giảm mạnh nhất trong nhóm này vẫn là VSP - giảm 17,3%, với hơn 1,1 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng trung bình mỗi phiên. Trong khi đó, VST đã có 7 phiên tăng trần liên tiếp và sau đó là 11 phiên giảm mạnh; PVT giảm tới 13,5% về giá...

Sự giảm sút của nhóm cổ phiếu ngành vận tải biển thời gian qua trước hết nằm trong xu thế chung khó cưỡng của toàn thị trường. Đòn bẩy tài chính là nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất giải thích cho sự tụt dốc của cả VN-Index và HNX-Index. Kế đó, tâm lý hoảng loạn và tháo chạy của nhà đầu tư càng dìm sâu các chỉ số này. Tuy nhiên, đó chỉ là nguyên nhân khách quan và không mang tính dài hạn. Điều nhà đầu tư cần quan tâm hơn cả là những nguyên nhân thuộc về các yếu tố nội tại của ngành và doanh nghiệp.

Kết quả chưa xứng tiềm năng

Không thể phủ nhận rằng, vận tải biển Việt Nam rất giàu tiềm năng, với vị trí địa lý thuận lợi. Tiến trình hội nhập quốc tế càng làm tăng nhu cầu giao thương và là động lực thúc đẩy ngành vận tải biển phát triển. Theo thống kê, 80 - 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển, trong khi chiến lược của Việt Nam giai đoạn hiện nay là dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng, với mục tiêu chiếm 65 - 90% GDP và dự kiến đến năm 2020, kinh tế hàng hải sẽ đứng thứ hai trong cơ cấu nền kinh tế.

Tuy vậy, kinh tế thế giới suy thoái, nhu cầu giao thương giảm sút đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành vận tải biển. Thậm chí, khi kinh tế bước vào giai đoạn hồi phục thì ngành vận tải biển Việt Nam vẫn chưa thực sự khởi sắc. Kết quả kinh doanh quý III/2009 của các doanh nghiệp vận tải biển mang lại cho nhà đầu tư một phần hy vọng và nhiều lo lắng, khi DDM, VSP lại trở thành những “quán quân” lỗ của quý; VST mặc dù quý III lãi, song lũy kế 9 tháng vẫn lỗ 24,3 tỷ đồng; SHCMHC tiếp tục lỗ sâu hơn với nhiều lý do khác nhau.

Ngoài tác động trực tiếp từ suy thoái kinh tế thế giới, về sâu xa, những điểm yếu của ngành vẫn chưa được khắc phục. Chất lượng đội tàu là chủ đề quá cũ, nhưng nó vẫn được nhắc đến khi đánh giá ngành vận tải biển.

Nỗ lực trẻ hóa và nâng cao chất lượng đội tàu của Việt Nam đã đạt được những bước tiến nhất định, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các đối tác nước ngoài trong hoạt động xuất khẩu. Hiện nay, thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn chưa đạt được mục tiêu 27 - 30%, khách hàng thường chọn tàu nước ngoài khi hàng xuất khẩu theo hợp đồng giá FOB.

Những điểm sáng cho kỳ vọng

Dù vậy, nhóm này vẫn để lại những hy vọng. Tại những phiên chỉ số VN-Index liên tục mất điểm, thì trong những mã hiếm hoi tăng giá vẫn có sự góp mặt của cổ phiếu vận tải biển, như VIP hay PVT. Kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp này ít nhiều chứa đựng hy vọng cho nhà đầu tư.

Trong 10 tháng đầu năm, VIP đạt 101,84 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, bằng 115% kế hoạch lợi nhuận năm. Tình hình tài chính được đánh giá lành mạnh, khả năng sinh lời nổi bật so với các doanh nghiệp cùng ngành, nhờ thời điểm đầu tư hợp lý, sử dụng vốn có hiệu quả kết hợp với yếu tố thị trường ổn định và năng lực hoạt động tốt.

Mặc dù gánh nặng nợ ngoại tệ làm giảm khả năng thanh toán, song nhờ nâng cao năng lực đội tàu, đồng thời được gia hạn thêm một tàu đã được trích gần hết khấu hao, VTO đã có động lực tốt để tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Qua 9 tháng, VTO đạt 85% kế hoạch lợi nhuận năm, tương đương 30,73 tỷ đồng. Khả năng sinh lời sẽ tiếp tục được cải thiện khi Công ty nỗ lực nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.

Sau khi lỗ 35 tỷ đồng trong quý II/2009, PVT đã có lãi 25,4 tỷ đồng trong quý III. Dự tính năm 2009, PVT vẫn có lãi, song không thể hoàn thành kế hoạch. Tuy nhiên, hợp đồng vận tải cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ giúp PVT nhận được nhiều kỳ vọng hơn.



(Theo CTCK Tân Việt - Báo đầu tư)

http://www..com/newsdetail.aspx?newsid=45229&cat_id=6

nhin ca san moi VST ja tran den tan 10h.Mot so cty xui pacon ban loan len de thu gom.that dai wa
nho the ma mot so khac mua them dc do.
Mai giam tiep tuc mua manh sap day kho roi...
Chi so BDI van tang-->VST dang la gia bèo...mai ngay kia den lam do TT giam ve 20-19-18 thi co hoi muc manh het tay dong nghia Vn ve 480 nhu tin don.Neu VST giam manh theo tam ly dong nghia se bat manh theo tam ly vi tin tot sap ra roi...LN thang 10 25 ty chinh thuc het lo 9 thang...Hay cho tin de biet vi sao VST-5x cuoi nam.Co hoi cuoi cung thu gom cho a e nao chua len tau.a e tren tau len ban bot va mua lai ja thap truoc khi qua muon.TT truong bat tro lai thi lai tao bon jo co hang

e rang TT jo xuong dc 500 mai tang nhe
khoi pak mat hang hom nay.toi nay DJ tang

VST lùi mã thương nhưng với số tiền 1.x triệu USD bán thứ hai thì sao nhỉ.