Thời điểm tốt để niêm yết cổ phiếu?[/b] 09-09-2008

TTCK lên điểm khá ấn tượng trong thời gian qua khiến nhiều DN tích cực khởi động lại việc niêm yết. Tuy nhiên, không ít DN vẫn trì hoãn kế hoạch đã được đề ra tại ĐHCĐ với kỳ vọng sẽ nhập sàn vào thời điểm thị trường lên cao hơn.





Niêm yết nhìn từ hai "đại gia"





HĐQT Tập đoàn Bảo Việt vừa có công văn xin ý kiến cổ đông về việc gia hạn niêm yết cổ phiếu sang năm 2009. Sau khi tập hợp ý kiến các cổ đông, thông qua người đại diện phần vốn nhà nước tại DN, Bảo Việt sẽ xin ý kiến Bộ Tài chính về các phương án niêm yết.


Theo tìm hiểu của ĐTCK, việc Bảo Việt chần chừ lên sàn có lý do là trên thị trường OTC, giá cổ phiếu Bảo Việt chỉ khoảng 24.000 - 25.000 đồng/CP, trong khi giá đấu bình quân khi IPO trước đây là 73.910 đồng/CP. Nếu lên sàn vào thời điểm này, Bảo Việt sẽ xác định giá chào sàn như thế nào? Lấy giá đấu bình quân thì quá cao, thị trường sẽ không chấp nhận. Nhưng lấy giá đang giao dịch trên thị trường OTC thì lại quá thấp, ảnh hưởng đến các cổ đông chiến lược và NĐT.


Một lãnh đạo tập đoàn này cho rằng, việc niêm yết cổ phiếu của Bảo Việt cũng không quá cấp thiết (trong bối cảnh thị trường không thuận lợi) vì số cổ phiếu được phép giao dịch không lớn. Theo biên bản ĐHCĐ thành lập Tập đoàn Bảo Việt, số cổ phiếu nhà nước tại DN chiếm 77,54% (tương ứng 444.300.000 CP), cổ đông nước ngoài chiếm 10% (do HSBC nắm giữ, tương ứng hơn 57,302 triệu CP), đối tác chiến lược trong nước chiếm 3,56% (do Vinashin nắm giữ, tương ứng 20,4 triệu CP). Nhìn vào cơ cấu sở hữu có thể thấy, lượng cổ phiếu Nhà nước nắm giữ của Bảo Việt rất lớn, trong khi số cổ phiếu của đối tác chiến lược trong và ngoài nước nắm giữ bị khống chế thời gian giao dịch, nếu thực hiện niêm yết, giá cổ phiếu sẽ thấp hơn so với giá đấu bình quân cũng như giá mua vào trước đây. Điều này khiến các cổ đông lớn e ngại do phải thực hiện hạch toán vào sổ sách những khoản lỗ lớn.


Cũng cùng cảnh ngộ (hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và thực hiện CPH trong năm 2007, giá xuống thấp sau IPO), nhưng Vietcombank lại khẳng định sẽ cố gắng niêm yết cổ phiếu trong năm nay. So với giá đấu bình quân là 107.572 đồng/CP, đến nay NĐT nắm giữ cổ phiếu Vietcombank đã mất trên 50% giá trị (giá VCB trên thị trường OTC hiện khoảng 50.000 - 52.000 đồng/CP). Phát biểu trên Báo ĐTCK mới đây, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, Ngân hàng sẽ cố gắng niêm yết cổ phiếu trong năm nay vì không muốn thất hứa với NĐT. Việc xác định giá chào sàn chỉ mang tính kỹ thuật, Vietcombank sẵn sàng chấp nhận theo giá thị trường. Có thể, với vốn điều lệ lên tới 15.000 tỷ đồng, nhưng không chịu sức ép của đối tác chiến lược nước ngoài (do chưa tìm được) đã khiến Vietcombank dễ quyết định lên sàn hơn.


Nên hay không nên?


Mỗi DN có một lý do khác nhau để quyết định cho việc lên sàn hay không vào thời điểm hiện nay. Trao đổi với ĐTCK, ông Phạm Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc CTCP Ống thép Việt Đức cho biết, hiện HASTC đang rà lại những thủ tục cuối cùng để chấp thuận cho Công ty lên sàn. "Theo tôi, thời điểm này lên sàn là tốt, bởi thị trường đang ấm lên, thu hút sự chú ý của các NĐT. Lên sàn vào thời điểm thị trường tăng nóng cũng là một áp lực lên lãnh đạo DN. Chất lượng cổ phiếu như thế nào thì để thị trường đánh giá", ông Tùng nói.


Cùng chung quan điểm, một chuyên gia chứng khoán cho rằng, đây chính là thời điểm tốt cho việc niêm yết cổ phiếu. Bởi VN-Index hiện nay tương đối vững, nếu có điều chỉnh thì khó thể điều chỉnh sâu. DN có kết quả hoạt động khả quan thì cổ phiếu sẽ thu hút được NĐT, giá cổ phiếu có thể "bứt tốp".


Việc niêm yết cổ phiếu của những DN lớn là việc cần cân nhắc kỹ càng, nhưng nếu chỉ vì yếu tố giá mà chần chừ thì cũng chưa chắc đã là quyết định đúng. Chẳng lẽ, TTCK không lên cao thì DN tiếp tục đình hoãn việc niêm yết cổ phiếu? "Không nên chần chừ việc niêm yết cổ phiếu các DN lớn vào thời điểm này. Không niêm yết thì cổ phiếu đó vẫn có giao dịch, nhưng tính thanh khoản kém, không có thêm các NĐT mới nhập cuộc, vấn đề quản trị DN khó được cải thiện. Tuy nhiên, do quy mô của DN lớn, chỉ nên thực hiện niêm yết số cổ phiếu được phép giao dịch, nếu niêm yết toàn bộ cổ phiếu sẽ ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán và không phản ánh đúng bản chất của thị trường", NĐT Trần Tiến Dũng tại CTCK Sacombank bày tỏ quan điểm.

Một số doanh nghiệp đã nộp hồ sơ hoặc được chấp thuận nguyên tắcniêm yết



[img]http://www.******************.vn/images/upload/Image/Thang%209.2008/8.9/at16.jpg[/img] (theo ĐTCK