[table] Ba “khoảng sáng” kinh tế Việt Nam |









|







[img]http://images.********.com/mvxiarna542605019large.jpg" id="UcNewsDetail1_Image1" alt="" border="0[/img]



|





|





[table]



Chỉ
số lạm phát, thâm hụt thương mại... đã dịu lại. Đầu tư nước ngoài tăng
mạnh, các tổ chức uy tín trên thế giới đánh giá cao môi trường đầu tư ở
VN. Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng về tổng thể, bức tranh kinh tế VN
đã và đang có những dấu hiệu tích cực cho phép cảm nhận về sự chuyển
sáng dần trong thời gian tới.
|
|


[/table]
|





|





[table]





Sự ổn định của kinh tế vĩ mô thể hiện ở ba khía cạnh.


Thứ nhất, đang có sự cải thiện dần
các chỉ số lạm phát và thâm hụt thương mại, mối lo về cuộc khủng hoảng
tiền tệ đã dịu đi. Từ tháng 6 đến nay, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) đã chững lại. CPI cả nước trong tháng 8/2008 chỉ tăng 1,56% so
với tháng trước.


Thanh toán quốc tế vẫn được duy trì ổn định, sự căng
thẳng thâm hụt trong cán cân thanh toán đang dần được cải thiện, dự trữ
ngoại tệ được bảo tồn và tăng thêm. Thị trường nội tệ và ngoại tệ đã có
sự ổn định trở lại, tỉ giá giữa đồng VN và USD trên thị trường “chợ
đen” đã giảm sâu... Thâm hụt thương mại được cải thiện đáng kể trong
hai tháng 6 và 7 và đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11/2006, kim ngạch
xuất khẩu vượt quá kim ngạch nhập khẩu.


Thứ hai, các khu vực kinh tế lấy lại
đà tăng trưởng khá ổn định, thị trường chứng khoán đang cho thấy có sự
phục hồi dần, tuy chậm, nhưng khá vững chắc. Lòng tin và nụ cười đã trở
lại với giới đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Có nhiều dấu
hiệu cho thấy thị trường bất động sản sẽ khởi sắc ở những phân khúc thị
trường tiềm năng, như nhà cho người thu nhập thấp, nhà cho người VN
định cư ở nước ngoài, nhà và văn phòng cho thuê...


Tốc độ phát triển kinh tế của VN hiện vẫn thuộc hàng
đầu các nước khu vực với sự mở rộng các mặt hàng xuất khẩu rất ấn
tượng. Trong khi thế giới đang vật lộn với khủng hoảng dầu và lương
thực thì VN tăng được lượng tìm thấy và sản lượng khai thác xuất khẩu
dầu mỏ, đồng thời ngành nông nghiệp được mùa lớn.


Năm 2008, sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước có thể
vượt kế hoạch đề ra là 3 tỉ USD. VN đã vượt Ấn Độ, trở thành nước xuất
khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ lớn thứ hai trên thế giới (sau
Trung Quốc). Năm 2008, thương mại hai chiều giữa VN và Mỹ dự báo sẽ
trên 12 tỉ USD.


Thứ ba, uy tín và “thương hiệu VN”
đang ngày càng được củng cố trong sự nhìn nhận và lựa chọn của thế
giới; thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang có những dấu hiệu rất
tốt, đặc biệt kết quả thu hút FDI đạt mức kỷ lục chưa từng có trong
lịch sử đất nước. Tổng FDI đăng ký 7 tháng đầu năm 2008 đạt 45,7 tỉ
USD, gấp hơn 2 lần mức thu hút của cả năm 2007 và bằng hơn 80% tổng vốn
FDI đăng ký từ năm 1988 đến 2005.


Sự thay đổi về chất trong quá trình mở cửa, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài vào VN đang thể hiện rõ qua việc xuất hiện ngày
càng nhiều dự án FDI quy mô hàng chục tỉ USD, gia tăng các dự án phát
triển công nghiệp phụ trợ và phát triển khu vực dịch vụ, nhất là dịch
vụ trình độ cao, chất lượng cao.


Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng có dấu hiệu
gia tăng, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chỉ riêng tháng
8/2008, Seabank đã chính thức bán 15% cổ phần cho một đối tác ngân hàng
của Pháp; Techcombank đã nâng tỉ lệ sở hữu của HSBC tại ngân hàng lên
20%; VPBank cũng bán lại 15% cổ phần cho Ngân hàng OCBC của Singapore
và sẽ đề nghị Chính phủ cho phép bán tiếp 5% vốn... Tỉ trọng vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài đang tăng dần và chiếm khoảng trên 20% thị phần
thị trường chứng khoán VN.
(Theo TS Nguyễn Minh Phong Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội- NLĐ)


[/table]
[/table]