CK-N You!--Tin "nóng" về CK
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 6 của 42 Đầu tiênĐầu tiên ... 4 5 6 7 8 16 ... CuốiCuối
    Kết quả 101 đến 120 của 834
    1. #101
      Ngày tham gia
      Apr 2007
      Bài viết
      516
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 6/8 ..

      Nhận xét của ông Ralf Matthaes, Tổng giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường TNS, về xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam trong bối cảnh lạm phát cao.TNS Vietnam vừa có một nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát với tiêu dùng và bán lẻ, theo ông, ai là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất?Lạm phát và chi phí tăng lên ảnh hưởng các phân khúc tiêu dùng khác nhau theo cách khác nhau. Theo chỉ số lạm phát của TNS Worldpanel, những người có thu nhập thấp nhất ở thành thị và đặc biệt ở nông thôn Việt Nam là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.Chẳng hạn, việc thay đổi tổng giá trị mua các mặt hàng tiêu dùng nhanh trung bình tăng 20% năm 2006 so với năm 2005 và tăng 11% từ năm 2006-2007.Tuy nhiên, trong cùng kỳ, các tầng lớp thu nhập thấp hơn (hộ gia đình có thu nhập 3,5 triệu đồng trở xuống), giá trị mua hàng từ năm 2005 đến 2006 lại giảm 4,5%, trong khi từ 2006-2007 lại giảm đến 17%.Những số liệu này có ý nghĩa gì đối với các nhà sản xuất hàng tiêu dùng?Một điểm đáng lưu ý cho các công ty đối với thị trường tiêu dùng đại trà Việt Nam (thu nhập thấp - PV) là thời kỳ để nhân đôi con số tăng trưởng đã qua rồi.Tuy nhiên, đừng vội vã bi quan. Những tầng lớp thu nhập cao hơn, đặc biệt là những người giàu có nhất vẫn đang chi phối mạnh tốc độ tăng trưởng.Chi tiêu của tầng lớp thu nhập cao tăng lên 40% năm 2006 và thậm chí đạt đến 47% năm 2007. Giá trị chi tiêu của tầng lớp trung lưu cũng đạt 37% năm 2006 nhưng lại bị ảnh hưởng mức lạm phát 12% nên trong năm 2007 chỉ tăng 15%. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2008 và có thể cả năm 2009.Vậy hướng giải quyết vấn đề là gì, theo ông?Ảnh hưởng của lạm phát xét về chiến lược tăng trưởng tiêu dùng và giá cả bao gồm hai phần. Nếu các công ty sản xuất hàng tiêu dùng nhanh muốn duy trì hoặc ít nhất bảo vệ mức doanh số thị trường đại trà, việc giảm giá cần được cân nhắc, bằng cách phát triển hoạt động hợp lý hơn, sản xuất và phân phối hiệu quả hơn.Nếu giá cả không hợp lý, công ty hoàn toàn sẽ phải chào tạm biệt việc tăng trưởng và chỉ cố gắng duy trì tỉ suất lợi nhuận.Mặt khác, khi người giàu tiếp tục chi tiêu, các sản phẩm cao cấp sẽ có thể bù đắp sự mất mát từ tầng lớp thu nhập thấp. Xem xét tầng lớp tiêu dùng giàu có đang chi tiêu ngày càng nhiều ở các cửa hàng thương mại hiện nay, chi phí phân phối và các dòng sản phẩm cao cấp chi phối lợi nhuận, bởi vì những người tiêu dùng này sẽ tiếp tục mua sắm và chi tiêu thoải mái.Cụ thể, lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động bán lẻ?Điểm cốt yếu của ngành bán lẻ Việt Nam là người tiêu dùng sẽ mua ít hơn như được ghi nhận từ trên 50% tổng thể mẫu. Điều này cũng cho thấy người tiêu dùng cũng đã ít mua sắm hơn.Chỉ số lạm phát của TNS Worldpanel cho thấy tần suất mua sắm đã giảm từng năm kể từ năm 2006, trung bình 8,5 lượt/tháng. Đến năm nay đã giảm xuống dưới 8 lượt/tháng, bị ảnh hưởng với sự giảm mạnh tần suất mua sắm các sản phẩm sữa và các mặt hàng cá nhân, trong khi việc mua sắm hàng tạp hóa lại ổn định từ năm 2007.Mặc dù việc mua sắm giảm đi, các nhà bán lẻ có thể tin rằng khi lạm phát tăng lên, vật chất cũng tăng lên trong tổng chi tiêu trong vòng 2 năm qua. Chi tiêu trung bình hàng tháng vào tháng 5/2006 là 559.800 đồng/người và đã tăng lên 724.400 đồng/người vào tháng 5/2008, tăng 23% trong 24 tháng.Đánh giá của ông về xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng là gì?Người Việt Nam đã được biết đến là những người mua sắm khôn ngoan và nhạy cảm về giá cả. Việt Nam vẫn có GDP và thu nhập thấp nhất châu Á.Một số lớn, 63% người tiêu dùng, chống lại lạm phát bằng cách mua ít hơn. Tiếp theo là hơn 1/3 người tiêu dùng trì hoãn mua những vật dụng lớn hơn. 20% đề cập đến việc chuyển sang một nhãn hiệu rẻ hơn. Trên 90% dân thành thị đã thắt lưng buộc bụng hoặc tiết kiệm hơn trong vài tháng qua để chống lại lạm phát.Đang tồn tại ở cả các phân khúc giàu có và địa lý học ở Việt Nam về việc dùng các thủ thuật chống lại lạm phát. Chẳng hạn, chỉ 1/10 số người tiêu dùng giàu có đang chuyển qua các nhãn hiệu rẻ hơn so với trên 1/4 người Việt Nam có thu nhập thấp. Trong khi chỉ 8% người Hà Nội chuyển sang nhãn hiệu khác so với trên 1/13 người Sài Gòn và Đà Nẵng.Lời khuyến nghị của ông rút ra từ khảo sát này là gì?Chừng nào lạm phát chưa dịu xuống, cả nhà sản xuất và người bán lẻ cần lựa chọn chiến lược, hoặc là chấp nhận số lượng người mua giảm đi, từ đó hạn chế việc tăng trưởng trong thời gian ngắn.Nhưng, họ có thể thật sự tận dụng sự suy thoái này để phát triển chuỗi giá trị và dòng sản phẩm để cạnh tranh tốt hơn trong tương lai.

      BL: Việc khuyến mãi giảm giá bán trong thời điểm hiện nay là chiến lược khôn ngoan của các hãng muốn tăng tính cạnh tranh và củng cố thị phần, duy trì sự phát triển. Lạm phát cũng là môi trường sàng lọc tốt nhất đối với các công ty có công tác quản trị tồi.

    2. #102
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 6/8 ..

      Kể từ 0h ngày 5/8, mỗi tấn phân bón có nguy cơ đội giá lên trung bình 100.000 đồng khi Công ty Vận tải hàng hóa đường sắt áp dụng mức tăng phụ thu nhiên liệu lên 17% đối với cước vận tải apatit.Tuy nhiên, chỉ sau đó vài giờ đồng hồ, sáng 5/8, công ty mẹ của đơn vị này - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã phải có ngay văn bản hủy bỏ quyết định trên và yêu cầu Công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt phải lập tức ngồi lại thương thảo với khách hàng, không được tự ý tăng giá cước.Trước đó, do áp lực giá xăng dầu tăng cao, ngày 25/7, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã phải điều chỉnh mức phụ thu tăng nhiên liệu vận tải hàng hóa. Theo đó, kể từ 0h ngày 5/8, mức phụ thu tăng nhiên liệu đối với vận chuyển hàng hóa sẽ tăng thêm 5% so với mức cước hiện hành.Riêng đối với những khách hàng chuyên tuyến, chuyên luồng mức phụ thu sẽ phải thương thảo với mức tăng tối thiểu 5% và áp dụng từ ngày 10/8.


    3. #103
      Ngày tham gia
      Apr 2007
      Bài viết
      516
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 6/8 ..

      Ngày 6/8, chứng khoán châu Âu và Mỹ tiếp tục tăng điểm trong khi giá dầu đã xuống 118,58 USD/thùng.Chứng khoán Mỹ: Tiếp tục lên điểmDự trữ dầu thô ở Mỹ tuần trước đã tăng thêm 1,7 triệu thùng là thông tin hỗ trợđẩy giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 9 tại NYMEX trong ngày 6/8 tiếp tục giảm 59 cent/thùng, tương đương 0,5%, đóng cửa ở mức 118,58 USD/thùng.Những thông tin vềkếtquả kinh doanh thua lỗcủa AIG và Freddie Mac đã kéo cổ phiếu khối tài chính Mỹ mất đi 1% trong phiên này.Nhưng nhờ vào nhân tố hỗ trợ là giá dầu thô giảm và viễn cảnh sáng sủa của hãng Cisco cũng như mức tăng gần 6% của cổ phiếu này nên đã giúp các chỉ số chứng khoán duy trì sắc xanh, trong đó ấn tượng nhất là mức tăng trên 1% của chỉ số Nasdaq.Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục tăng 40,30 điểm, tương đương 0,35%, đóng cửa ở mức 11.656,07.Chỉ số Nasdaq phiên này tiến thêm 28,54 điểm, tương ứng 1,21%, chốt ở mức 2.378,37.Cuối cùng, chỉ số S&P 500 nhích thêm 4,31 điểm, tương đương 0,34%, đóng cửa ở mức 1.289,19.Chứng khoán châu Âu: Ngày thứ hai lên điểmHôm thứ Tư, Bộ Kinh tế Đức thông báo, các đơn đặt hàng ở các nhà máy nước này trong tháng Sáu đã giảm 2,9% so với tháng Năm, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2007.Chứng khoán châu Âu hôm thứ Tư tiếp tục tăng điểm phiên thứ hai trong tuần do cổ phiếu khối ngân hàng và khai mỏ tăng điểm mạnh mẽ. Đón thông tin lợi nhuận trong quý 2 của Ngân hàng BNP Paribas tốt hơn mong đợi, cổ phiếu ngân hàng này tăng 5,2%, cổ phiếu Ngân hàng UBS tăng 3,7%, cổ phiếu Ngân hàng Societe Generale tăng 3%...Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tiếp tục tăng 31,6 điểm, tương đương 0,58% đóng cửa ở mức 5.486,1, khối lượng giao dịch đạt 2,56 tỷ cổ phiếu.Chỉ số DAX của Đức phiên giao dịch này tăng 0,65%, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 4,30 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,41%, khối lượng giao dịch ở mức 190 triệu cổ phiếu.Chứng khoán châu Á: Thị trường Nhật bứt pháChứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ Tư đã đồng loạt tăng điểm với biên độ lớn và chính thức chấm dứt chuỗi ngày giảm điểm trước đó.Những tín hiệu lạc quan từ thị trường Mỹ là nguyên nhân quan trọng cùng với việc giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua, đã thúc đẩy thị trường khởi sắc.Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Tư đã đảo chiều tăng điểm mạnh do tác động tích cực từ thị trường Mỹ và giá dầu giảm xuống dưới 120 USD/thùng. Bên cạnh đó, đồng Yên giảm giá so với USD khiến cổ phiếu của các nhà xuất khẩu tăng điểm mạnh mẽ.Trong số những cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn tăng điểm phải kể đến: cổ phiếu Canon tăng 5%, cổ phiếu Sony tăng 5,6%, cổ phiếu Daikin Industries tăng 6,4%...Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 340,23 điểm, tương đương 2,63%, đóng cửa ở mức 13.254,89.Chuyển qua các thị trường khác: Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,82% (tính đến 15h30). Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan đã chấm dứt chuỗi 4 ngày mất điểm liên tiếp trước đó bằng phiên tăng 3,12%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 2,81%.Chứng khoán Trung Quốc phiên giao dịch này đã tăng điểm trở lại do cổ phiếu khối tài chính bất ngờ đảo chiều phiên buổi chiều. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 1,06%, đóng cửa ở mức 2.719,37.


      BL: Những thông tin như thế này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tích cực tới kết quả giao dịch ngày hôm nay trên TTCK Việt Nam.


    4. #104
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 6/8 ..

      Quý 2/2008, PVI lãi hơn 40 tỷ đồng



      [table]






      Biểu đồ diễn biến giá cổ phiếu PVI từ tháng 3/2008 đến nay - Nguồn ảnh: VNDS.
      [/table]


      Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI – HASTC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2008.Theo đó, trong quý 2, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 246, 074 tỷ đồng, giảm 34,76 tỷ đồng, tương đương -12,37% so với quý 1/2008, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 526,909 tỷ đồng.Lợi nhuận sau thuế quý 2 đạt 40,136 tỷ đồng, giảm 20,56 tỷ đồng, tương đương -33,8 tỷ đồng so với quý 1/2008, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 100,835 tỷ đồng.Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/8, cổ phiếu PVI đóng cửa ở mức 26.300 đồng, tăng 13,36% so với đầu tháng 7/2008 nhưng giảm 66,66% so với đầu năm nay. Vốn hóa thị trường của PVI tính đến ngày 6/8 đạt 2.498 tỷ đồng.Được biết, ngày 1/7/2008, PVI đã niêm yết bổ sung hơn 10,2 triệu cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu niêm yết của công ty trên sàn Hà Nội lên 95 triệu cổ phiếu.

    5. #105
      Ngày tham gia
      Apr 2007
      Bài viết
      516
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 6/8 ..

      hì...hì...xong CK thì...thư dãn chút:


      Phim "Nụ hôn thần chết"


      Khi Hoàng mập bị Johnny Trí Nguyễn hôn!



      [table]



      [/table]


      TTC - Trong phim có cảnh Johnny (vai Thần Chết) trước khi đầu thai phải hôn một người xấu là Hoàng Mập. Hôn… Thanh Hằng thì còn khoái, chứ phải kiss anh chàng bự như voi thì chẳng “phê tí nào!”.


      Để tạo hiệu quả… hình ảnh, Hoàng Mập được giả gái, phấn son lòe loẹt, vú độn thiệt bự, cứng ngắt. Cứ mỗi lần Trí Nguyễn “a lát xô” thì 2 anh em bật cười tóe khói. Trí Nguyễn “đè” Hoàng Mập té xuống đất 7 - 8 lần (may là có lót nệm, hông thôi tiêu tấm thân bồ tượng).


      Té nhờ có nệm thì không đau, nhưng Trí Nguyễn cứ nhè 2 cái vú giả của Hoàng Mập mà ấn xuống hoài, khiến vú “cấn vô ngực Hoàng Mập đau quá xá. Xong cảnh, vú giả làm vú thiệt sưng chù vù, Hoàng Mập bị “đơ” luôn! Hoài Linh (vai ba của Thần Chết) thấy Hoàng Mập giả gái coi bộ khả ái quá, lại còn cài hoa, nên đề nghị Mập gắn thêm lông nheo cho thêm đẹp.

      Đã có sẵn cặp lông mi giả rồi, bây giờ “nện” thêm 1 lớp nữa, 4 cặp lông nheo khiến mắt Hoàng Mập nặng trịch, mở không lên. Hôm sau quay tiếp, Mập than khổ vì 2 mí mắt cứ muốn dính lại, còn nếu bỏ bớt lông nheo, thì sai raccord của hôm qua. Mập muốn khóc tiếng Ma-rốc luôn!
      TIỂU CÔ NƯƠNG


    6. #106
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 6/8 ..

      Tin vắn chứng khoán ngày 7/8


      Những thông tin đáng chú ý ngày 7/8/2008 về doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam.* Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (mã VHC-HOSE) giải trình về việc kết quả kinh doanh quý 2/2008 biến động hơn 5% so với quý 1/2008.* Từ 7/8/2008 – 15/8/2008, ông Đỗ Quốc Liệt người có liên quan đến ông Đỗ Quốc Lâm, Giám đốc Công ty Cổ phần Siêu Thanh (mã ST8-HOSE) đăng ký bán 10.000 cổ phiếu, giảm số cố phiếu sẽ nắm giữ còn 10.000 cổ phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.* Ngày 15/8/2008 là đăng ký cuối cùng để tạm ứng cổ tức đợt 2/2008 của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (mã ABT-HOSE) với tỷ lệ 15%/mệnh giá - 1.500 đồng/cổ phiếu.* 18/8/2008 là ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 của Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai (mã SDN-HOSE) với tỷ lệ 8%/ mệnh giá - 1 cổ phiếu được nhận 800 đồng và trả cổ tức năm 2007 bằng cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện: 100:18,4.* Quý 2/2008, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (mã TTF-HOSE) đạt doanh thu hơn 134,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8,3 tỷ đồng.* Quý 2/2008, Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú (mã DPR-HOSE) đạt doanh thu hơn 95,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 46,3 tỷ đồng.* Ngày 4/8/2008, Công ty Cổ phần Cavico Việt Nam Khai thác mỏ và Xây dựng (mã MCV-HOSE) giải trình biến động kết quả kinh doanh với doanh thu và lợi nhuận quý 2/2008 tăng mạnh so với quý 1/2008.* Ngày 5/8/2008, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thông báo, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần VINAFCO thông qua việc phát hành 100 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ bổ sung thêm nguồn vốn thực hiện các dự án của công ty.* Công ty Cổ phần Chứng khoán Biển Việt thông báo về việc thành lập chi nhánh tại TP.HCM - số 51 Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp.HCM.* Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã chấp thuận nguyên tắc cho Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Cadovimex được niêm yết 8 triệu cổ phiếu.* Quý 2/2008, Công ty Cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển (mã GMD-HOSE) đạt doanh thu hơn 470 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 2 tỷ đồng.* Quý 2/2008, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà và Đô thị IDICO (mã UIC-HOSE) đạt doanh thu hơn 166,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1,5 tỷ đồng.* Quý 2/2008, Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An (mã GTA-HOSE) đạt doanh thu hơn 27,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 151 triệu đồng.* Ngày 19/8/2008 là ngày đăng ký cuối cùng hưởng lãi Trái phiếu Chính phủ đấu thầu đợt 16/2005 do Kho bạc Nhà nước – Bộ Tài chính phát hành (mã TP1_1605-HASTC) với lãi suất 8.75%/năm.* Ông Trần Thoại - Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng Ban Tài chính Kế toán Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị thay cho ông Phạm Văn Hiền và là người đại diện phần vốn Nhà nước của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Cao Su.* Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam thông báo mở đại lý nhận lệnh tại số 32 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội.* Từ 5/8 – 31/8/2008, ông Nguyễn Kiến Thiết - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu điện Hà Nội (mã BTH-HASTC) đăng ký mua 30.000 cổ phiếu.* Ngày 15/8/2008 là đăng ký cuối cùng để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản của Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long I (mã HLY-HASTC) về phương án phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ theo hình thức tạm ứng cổ tức năm 2008 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 1:1.* Ngày 15/8/2008 là đăng ký cuối cùng để trả cổ tức năm 2007 bằng tiền mặt và cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của Công ty Cổ phần Truyền thông số 1 (mã ONE-HASTC) với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 500 đồng) và 15%/cổ phiếu (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 15 cổ phiếu mới).* Kể từ 24/7/2008 đến 24/01/2009, bà Trần Thị Thu Hằng - Trưởng bộ phận Tài chính kế toán - Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt - được ủy quyền ký các chứng từ liên quan đến hoạt động lưu ký của DVSC.* Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Tp.HCM (mã STC-HASTC) được niêm yết bổ sung 2.785.530 cổ phiếu.* Từ 25/6/2008 - 25/7/2008, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Dầu khí (mã PVE-HASTC) đăng ký mua 26.800 cổ phiếu, đã mua 25.600 cổ phiếu, cổ phiếu quỹ hiện có là 48.800 cổ phiếu, do biến động chung của thị trường nên việc mua lại cổ phiếu quỹ nhằm mục đích hạn chế biến động giá của PVE không đạt được.

    7. #107
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      18
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 6/8 ..

      [/b]
      Võ tai trái của các anh cả

      [/b]
      Tại hội nghị về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước (23/4/2008), Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã gọi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là “anh cả” của nền kinh tế.[/b]Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, người ta kỳ vọng vào những “trụ cột”. Nhưng, tại diễn đàn Quốc hội lần này, nhiều đại biểu tỏ ra rất bức xúc đối với các “anh cả”! Tại cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước để bàn về đẩy mạnh sản xuất, kiềm chế lạm phát ngày 1/4/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo tình trạng các doanh nghiệp đã đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính quá lớn, đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... Theo ông Phạm Viết Muôn, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, tính đến ngày 31/12/2007 có 16 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng với tổng giá trị đầu tư lên tới 4.965 tỷ đồng; 9 tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán với tổng giá trị 316 tỷ đồng; 12 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực tài chính, bảo hiểm 6.518 tỷ đồng; 13 tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào lĩnh vực bất động sản với tổng giá trị 2.331 tỷ đồng. Chạy theo lợi nhuận nhất thời [/b]Còn số liệu của Bộ Tài chính, cũng tính đến cuối năm 2007: vốn đầu tư ra bên ngoài của các tập đoàn, tổng công ty có giá trị lên tới gần 117.000 tỷ đồng (đây mới chỉ là con số báo cáo và chỉ tính các tổng công ty lớn); trong đó 28/70 tổng công ty có hoạt động lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản với trị giá lên đến 23.300 tỷ đồng. Việc đầu tư ra ngoài của các tập đoàn, tổng công ty làm phân tán nguồn lực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế. Nhiều chuyên gia tài chính nhân dịp này đã nhắc lại bài học kinh nghiệm cuộc khủng hoảng kinh tế châuÁ năm 1997 - 1998, bắt đầu từ sự đổ vỡ tài chính từ một tập đoàn kinh tế, sau đó kéo theo đổ vỡ dây chuyền không dừng lại trong phạm vi một nước mà kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt tập đoàn kinh tế nhiều quốc gia mà hệ lụy của nó đến giờ chưa hết. Đây là bài học quốc tế đắt giá mà Việt Nam cần tránh!Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hà, các tập đoàn, tổng công ty khi thành lập đều xác định vốn điều lệ trên cơ sở vốn sổ sách. Vì vậy, không phản ánh được thực chất nhu cầu và biện pháp sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Số vốn huy động của 70 tập đoàn, tổng công ty đến 31/12/2007 lên đến 448.269 tỷ đồng, trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ đạt 323.208 tỷ đồng. Tức là vốn vay bằng 1,4 lần vốn chủ sở hữu.Việc tự huy động vốn đã dẫn đến tình trạng một số tổng công ty có hệ số vay nợ/vốn chủ sở hữu quá cao, rất đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi đăng đàn phát biểu tại hội nghị về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, hầu hết các tập đoàn, tổng công ty đều cho rằng Nhà nước cần tạo điều kiện để các tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào các lĩnh vực trên, vì có như thế mới xoay được vốn làm ăn (!). Ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin lý giải rằng do đặc thù của ngành kinh doanh tàu thuỷ cần vốn lớn, Nhà nước không bổ sung vốn nên Vinashin phải đầu tư vào tài chính, bất động sản, để kiếm vốn đầu tư cho các dự án lớn hơn. Ông Bình cho rằng, tập đoàn đầu tư vào các công trình phúc lợi, khu nghỉ dưỡng, bệnh viện ngành là cần thiết để “lấy ngắn nuôi dài”.

    8. #108
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      18
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 6/8 ..

      Đầu tư trái ngành một góc nhìn


      Hoạt động đầu tư trái ngành của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hiện được xem là một trong những nguyên nhân của tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.Trước những hệ quả đã và có thể sẽ xảy ra, thì ngoài phần trách nhiệm của các tập đoàn và tổng công ty, các cơ quan quản lý cũng thấy được phần trách nhiệm của mình trong đó...“Tiên trách kỷ…”Ngày 22/6/2006, Quyết định 147/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được ban hành, theo đó, EVN sẽ hoạt động trong các lĩnh vực chính là sản xuất và kinh doanh điện năng, cơ khí điện lực và viễn thông, nhưng đồng thời cũng “được phép kinh doanh đa ngành”. Các ngành khác mà EVN được phép tham gia gồm vận tải thủy bộ phục vụ sản xuất, kinh doanh; khai thác nguyên liệu phi quặng; kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin; hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm. Tiếp sau EVN, một loạt các tập đoàn khác cũng đã được thành lập theo mô hình “đa ngành” như vậy, và đó là cơ sở để các tập đoàn tiến hành mở rộng đầu tư trong khoảng thời gian từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2008 này. Chưa rõ quá trình tư vấn và phản biện của các bộ ngành liên quan ra sao, song có thể thấy, việc đầu tư đa ngành của các tập đoàn như EVN, trên thực tế đã được “hợp thức hoá” ngay từ đầu. Dễ hiểu là đến cuối năm 2007, có đến 8 tập đoàn đã được thành lập, trong khi chủ trương ban đầu là “việc thành lập tập đoàn kinh tế chỉ thực hiện thí điểm, sau khi tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm mới xây dựng phương hướng triển khai đồng loạt”. Trong khi đó, một loạt tổng công ty Nhà nước khác cũng đang “xin được lên tập đoàn”. Ít nhất 4 tổng công ty khác cũng đang trong giai đoạn xây dựng đề án. Tất cả đều nhắm tới mục tiêu “đa ngành” như là một hướng phát triển, mà theo cách nói của ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là “lấy ngắn nuôi dài”. Phát biểu trong một hội nghị chuyên đề về phát triển tập đoàn kinh tế hồi cuối năm 2007, ông Bình nói mặc dù xác định các lĩnh vực chính vẫn là đóng tàu và dịch vụ vận tải biển, song trong giai đoạn trước mắt sẽ “nghiên cứu đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng, xi măng, vận tải đa phương thức, công nghiệp, hàng không, bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản…”. Giờ đây, có lẽ ông Bình sẽ phải nghĩ khác. Còn theo TS. Võ Trí Thành, Trưởng ban Hội nhập kinh tế quốc tế, thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã biết tranh thủ “ngoạm lấy các cơ hội kinh doanh”, một hiện tượng kinh tế đã được giới nghiên cứu quốc tế xem xét một cách nghiêm túc. Trả lời báo chí, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, nói các tập đoàn có thể chọn lựa thêm nhiều lĩnh vực khác để chia sẻ rủi ro, tuy nhiên, về nguyên tắc, việc đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động phải để hỗ trợ cho ngành nghề kinh doanh cốt lõi. Theo dõi tình hình hiện nay, bà Lan cho rằng khi các tập đoàn đi vào những ngành không có thế mạnh, đang cạnh tranh quyết liệt thì sẽ chẳng có gì đảm bảo họ sẽ thành công. Thứ hai, các tập đoàn sẽ sao nhãng việc đầu tư vào ngành cốt lõi, khiến những lĩnh vực này không được củng cố, trong khi sức ép cạnh tranh tăng cao. Còn có thêm những Hồng Việt khác?Việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam rút vốn khỏi Ngân hàng Hồng Việt được giải thích là theo yêu cầu của Chính phủ để góp phần kiềm chế lạm phát và cắt giảm chỉ tiêu đầu tư công.Nhưng theo đánh giá của một số chuyên gia, đó chỉ là cái cớ. Kết cục đã được dự báo trước, khi mà việc đầu tư vào Hồng Việt không còn có thể mang lại lợi nhuận như kỳ vọng. Liệu sẽ có thêm những Hồng Việt khác trong thời gian tới, bởi giờ đây, các tập đoàn kinh tế sẽ phải cân nhắc việc có nên tiếp tục các kế hoạch cũ hay không, khi mà mục tiêu “lấy ngắn nuôi dài” đã không còn hiện thực.Một loạt các ngân hàng mà kế hoạch thành lập đã được công bố chính thức như Ngân hàng Kinh Bắc, Ngân hàng Năng lượng, Ngân hàng Đông Dương, Ngân hàng Văn Phong, Ngân hàng Việt Tín… hiện vẫn chưa tìm thấy lối ra, khi mà các ngân hàng này đều dự kiến có cổ đông chính là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.Vấn đề là ở chỗ nếu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tiếp tục đầu tư, không lấy gì để đảm bảo khoản đầu tư đó sẽ sớm mang lại lợi nhuận, trong khi lại “mang tiếng” là không theo chỉ đạo của Chính phủ. Nhưng nếu không đầu tư, kịch bản có thể lại sẽ diễn ra như trường hợp Hồng Việt.Trong bối cảnh đó, Bộ Xây dựng mới đây đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, đề nghị cho phép Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Dương Thương Tín. Mức đóng góp dự kiến là 30 tỷ đồng, chiếm 3% vốn điều lệ của ngân hàng, là mức rất thấp so với tổng vốn đầu tư chung của HUD. Nhưng đề nghị của Bộ Xây dựng xem ra có vẻ không “hợp thời” trong bối cảnh hiện nay, cho dù nghị định mới về đầu tư ra ngoài ngành của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa được ban hành, và về nguyên tắc thì HUD hoàn toàn có cơ hội.

    9. #109
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      635
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 7/8 ..

      [table]






      [quote user="stockandmoney"]


      Quý 2/2008, PVI lãi hơn 40 tỷ đồng





      [table]






      Biểu đồ diễn biến giá cổ phiếu PVI từ tháng 3/2008 đến nay - Nguồn ảnh: VNDS.
      [/table]
      Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI – HASTC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2008.Theo đó, trong quý 2, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 246, 074 tỷ đồng, giảm 34,76 tỷ đồng, tương đương -12,37% so với quý 1/2008, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 526,909 tỷ đồng.Lợi nhuận sau thuế quý 2 đạt 40,136 tỷ đồng, giảm 20,56 tỷ đồng, tương đương -33,8 tỷ đồng so với quý 1/2008, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 100,835 tỷ đồng.Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/8, cổ phiếu PVI đóng cửa ở mức 26.300 đồng, tăng 13,36% so với đầu tháng 7/2008 nhưng giảm 66,66% so với đầu năm nay. Vốn hóa thị trường của PVI tính đến ngày 6/8 đạt 2.498 tỷ đồng.Được biết, ngày 1/7/2008, PVI đã niêm yết bổ sung hơn 10,2 triệu cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu niêm yết của công ty trên sàn Hà Nội lên 95 triệu cổ phiếu.[/quote]




      [/table]

    10. #110
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 6/8 ..




      [quote user="phibhphn"]




      hì...hì...xong CK thì...thư dãn chút:
      Phim "Nụ hôn thần chết"


      Khi Hoàng mập bị Johnny Trí Nguyễn hôn!



      [table]



      [/table]


      TTC - Trong phim có cảnh Johnny (vai Thần Chết) trước khi đầu thai phải hôn một người xấu là Hoàng Mập. Hôn… Thanh Hằng thì còn khoái, chứ phải kiss anh chàng bự như voi thì chẳng “phê tí nào!”.


      Để tạo hiệu quả… hình ảnh, Hoàng Mập được giả gái, phấn son lòe loẹt, vú độn thiệt bự, cứng ngắt. Cứ mỗi lần Trí Nguyễn “a lát xô” thì 2 anh em bật cười tóe khói. Trí Nguyễn “đè” Hoàng Mập té xuống đất 7 - 8 lần (may là có lót nệm, hông thôi tiêu tấm thân bồ tượng).


      Té nhờ có nệm thì không đau, nhưng Trí Nguyễn cứ nhè 2 cái vú giả của Hoàng Mập mà ấn xuống hoài, khiến vú “cấn vô ngực Hoàng Mập đau quá xá. Xong cảnh, vú giả làm vú thiệt sưng chù vù, Hoàng Mập bị “đơ” luôn! Hoài Linh (vai ba của Thần Chết) thấy Hoàng Mập giả gái coi bộ khả ái quá, lại còn cài hoa, nên đề nghị Mập gắn thêm lông nheo cho thêm đẹp.

      Đã có sẵn cặp lông mi giả rồi, bây giờ “nện” thêm 1 lớp nữa, 4 cặp lông nheo khiến mắt Hoàng Mập nặng trịch, mở không lên. Hôm sau quay tiếp, Mập than khổ vì 2 mí mắt cứ muốn dính lại, còn nếu bỏ bớt lông nheo, thì sai raccord của hôm qua. Mập muốn khóc tiếng Ma-rốc luôn!
      TIỂU CÔ NƯƠNG




      [/quote]


      Bài này hay nhất trong ngày đó. he he he .

    11. #111
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 6/8 ..

      Lập Công ty Nhiên liệu sinh học Dầu khí



      [table]






      Sắn (khoai mì) là một trong những nguyên liệu sản xuất nhiên liệu ethanol.
      [/table]

      Bốn công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã họp và thống nhất thành lập Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sinh học Dầu khí Việt Nam, hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất và phân phối nhiên liệu sinh học.Các công ty tham gia lập công ty cổ phần này gồm Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Tổng công ty Cổ phần Tài chính Dầu khí (PVFC).Công ty Nhiên liệu sinh học Dầu khí Việt Nam có trụ sở tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 45 tỷ đồng, trong đó Petrosetco góp 51%, PV Oil góp 29%, BSR góp 15% và PVFC góp 5%.Việc thành lập công ty là nhằm đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ethanol từ nguyên liệu sắn lát, dùng để pha vào xăng giúp giảm một phần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch và hạn chế ô nhiễm môi trường. Nhà máy sản xuất nhiên liệu ethanol (nhiên liệu sinh học) khi đi vào hoạt động sẽ tiêu thụ một lượng sắn lớn, nâng cao giá trị của cây sắn và góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.

    12. #112
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      635
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 7/8 ..

      TAC, BHS, HDC, HTV, TCR...bắt đáy! [/b]


      Xu hướng tăng của thị trường chung đang là điểm tựa an toàn đối với những cổ phiếu đã giảm sâu. Theo quan sát của VNCF,nhàđầu tưcó thể cân nhắcmột số mã tiềm năng: TAC, BHS, HDC, HTV, TCR.[/b]


    13. #113
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      635
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 7/8 ..







      Viễn thông Việt Nam tăng trưởng cao

      Thứ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Trần Đức Lai phát biểu tại Hội nghị Đông Nam Á về viễn thông công ích và kết nôi cộng đồng Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng viễn thông cao nhất thế giới.


      theo đánh giá của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) tại Hội nghị Đông Nam Á (ASEAN) về chính sách viễn thông công ích và kết nối cộng đồng diễn ra tại Hà Nội vào ngày 5-8.


      Theo bản thông cáo báo chí của hội nghị, ITU đánh giá tốc độ tăng trưởng viễn thông của Việt Nam ở mức cao dựa trên mật độ điện thoại trung bình đạt 67 máy/100 dân, tổng thuê bao toàn mạng là 58 triệu và gần 20 triệu người sử dụng Internet





      BL: Chú ý mấy em ngành này!

    14. #114
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      635
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 7/8 ..







      Việt nam hấp dẫn các tập đoàn bán lẻ thế giới

      Nhật báo kinh tế hàng đầu Italy Mặt trời 24 giờ, số ra ngày 5/8, đã ca ngợi Việt Nam là một trong những nền kinh tế có sức hấp dẫn nhất thế giới.





      Báo này nhấn mạnh tuy hoạt động kinh tế bị giảm sút do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn thể hiện tiềm năng phát triển mạnh mẽ và có khả năng thu hút vốn đầu tư lớn của nước ngoài. Đây cũng là địa chỉ hấp dẫn hàng đầu đối với các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới.

    15. #115
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      635
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 7/8 ..

      [table]


      |


      [table]


      |
      |
      |




      [/table]
      [table]





      Hai tập đoàn và ba tổng công ty báo cáo việc điều chỉnh giá


      Thứ năm, 7/8/2008, 10:06 GMT+7




      Bộ Công thương vừa có văn bản yêu cầu Tập đoàn Than khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí và ba tổng công ty Thép, Hóa chất, Giấy báo cáo về việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng chính nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương kiềm chế giá cả.[/b]


      Bộ Công thương yêu cầu các tập đoàn và các tổng công ty chỉ được điều chỉnh giá ở mức hợp lý (đối với các mặt hàng thuộc danh mục đang thực hiện chủ trương kiềm chế giá) sau khi đã áp dụng các biện pháp tiết giảm chi phí để giảm thiểu tác động bất lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trước khi triển khai phải có lộ trình và kế hoạch điều chỉnh giá cụ thể và phải báo cáo Bộ Công thương để giám sát.
      Trao đổi với báo giới chiều qua (6-8), Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết trong tháng 8, Bộ sẽ lập đoàn kiểm tra việc điều chỉnh giá của doanh nghiệp, rà soát việc tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh, hệ thống phân phối hiện hành.


      [/table]
      [/table]BL: Thế này nghĩa là tăng hay ko tăng giá than điện nứoc?

    16. #116
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      635
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 7/8 ..

      [table]



      [table]









      getTimeString('2008/08/07 09:31:51');
      Thứ Năm, 07/08/2008,09:31

      Giá dầu có thể xuống 100 USD/thùng?


      Bất chấp cơn bão mạnh làm ngưng trệ các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu tại vùng vịnh Mexico, ngày 5-8, giá dầu thô tại thị trường Mỹ tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua. Chuyên gia phân tích của công ty đầu tư Alliance Trust, Angus McPhail, dự báo nếu nhu cầu năng lượng của Mỹ và châu Âu tiếp tục giảm do kinh tế phát triển chậm, trong tháng tới, giá dầu thô có khả năng hạ xuống mức 100 USD/thùng, thậm chí là 60 USD/thùng nếu OPEC tiếp tục tăng sản lượng khai thác.


      Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 đến cuối ngày 5-8 giảm 2,24 USD, xuống 119,17 USD/thùng và đã có lúc trong phiên giao dịch đầu giờ đã giảm xuống mức 118 USD/thùng. Tại thị trường London, giá dầu Brent giao cùng thời điểm thậm chí còn giảm tới 2,98 USD, xuống 117,70 USD/thùng.


      sggp, Reuters


      [/table]




      [/table]

    17. #117
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      635
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 7/8 ..

      [table]



      [table]









      getTimeString('2008/08/07 11:01:41');
      Thứ Năm, 07/08/2008,11:01

      Tín dụng gặp khó, ngân hàng sống sao?


      Chi phí vốn đã tăng cao, ngân hàng lại bị Nhà nước hạn chế tăng trưởng tín dụng, trong khi tỷ trọng dịch vụ phi tín dụng trong thu nhập của các ngân hàng vẫn còn quá thấp -đây chính là vấn đề về nội lực của ngân hàng.


      Một hai năm trở lại đây các ngân hàng trong nước đã mạnh mẽ cải cách, nâng cấp và mở rộng hợp tác về dịch vụ, như thu hộ tiền mặt, thanh toán, cho vay hợp vốn, tài trợ vốn cho các dự án, tài trợ vốn tiêu dùng, phát hành thẻ, lắp đặt máy ATM… Tuy nhiên, ngân hàng vẫn phụ thuộc lớn vào tín dụng.


      Vẫn trông chờ vào tín dụng


      Đối với ngân hàng vừa và nhỏ, nguồn thu từ tín dụng chiếm tới 90% trong những năm qua. Theo công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong quý 1/2008, tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi của ngân hàng vẫn khá cao, như Agribank là 115,7%, MHB 151,5%, Habubank 129,5%, Đông Á 121,4%, An Bình 101%, Quốc tế 104,4%. Một vài ngân hàng khác thấp hơn như ACB 64,2%, Sacombank 79%, Techcombank 81,9%, Quân đội 61,3%.


      Cho vay vẫn là mảng hoạt động chính tại các ngân hàng với mức bình quân chiếm hơn 50% tổng tài sản. Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, tín dụng vẫn là sản phẩm quan trọng mà các ngân hàng, nhất là các ngân hàng vừa và nhỏ, vẫn phải dựa vào trong thời gian tới.


      “Không có văn bản nào từ ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ cụ thể từng ngân hàng phải đáp ứng đúng hạn mức tăng trưởng tín dụng không quá 30%”, một phó tổng giám đốc ngân hàng thương mại nói. Các ngân hàng nhỏ đang lợi dụng chính điểm này để cơi nới thêm các khoản tín dụng, nhất là những ngân hàng mới thành lập hoặc mới từ nông thôn lên đô thị. “NHNN chỉ nhắc nhở mà không phạt”, vị phó tổng trên nói. Ông cho biết thêm, ngân hàng ông chưa phát triển nhiều về dịch vụ, và chỉ sống nhờ vào tín dụng.


      Theo dự đoán của một phó giám đốc ngân hàng, sắp tới có khả năng NHNN nới rộng biên độ 30% lên một chút. “Chắc chắn là không “xả cảng”, nhưng có thể nâng tỷ lệ tín dụng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội”, ông nói. Tuy nhiên, theo nhiều người, NHNN chỉ có thể rảnh tay làm việc này với điều kiện lạm phát lùi bước.


      Liệu có thể sống nhờ dịch vụ?


      Khuôn mặt buồn rầu, anh Hiền, nhân viên tín dụng một phòng giao dịch tại quận 5 của một ngân hàng than thở sắp tới sẽ là những tháng khó khăn hơn nữa, khi mà vài tháng nay ngân hàng tạm ngừng cho vay. Thay vào đó, anh và nhiều nhân viên khác được khuyến khích đi tìm nguồn huy động tiền gửi từ những mối quen biết. Ông Võ Văn Châu, tổng giám đốc ngân hàng Phương Đông (OCB), cũng cho biết ngân hàng đã huy động từ nhân viên của mình trên 100 tỉ đồng. Không ít các ngân hàng khác cũng tìm cách như OCB.


      Nhiều ngân hàng vẫn còn “trữ” hạn mức tín dụng để dành cho nhu cầu vay cuối năm. Tuy nhiên, chính vì “của để dành” này cộng thêm giá vốn mắc mỏ mà nhiều ngân hàng đã tạm ngưng tín dụng 2-3 tháng nay.


      Mảng dịch vụ, theo báo cáo phân tích ngành ngân hàng đưa ra tháng 7 của công ty chứng khoán Bảo Việt, rất ít ngân hàng phát triển được. Theo đó, có 6 ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động dịch vụ hiện nay, là Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, Đông Á (EAB), Techcombank. Tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập năm 2007, EAB là 22% từ dịch vụ, tăng trưởng 100% so với 2006. Tiếp theo là Techcombank 15% (tăng 54%), Habubank là 12% (tăng 157%), VCB 10% (tăng 11%), ngân hàng Quân đội và ACB cùng 9% (tăng trưởng 83 – 87%), BIDV và Sacombank cùng 8%. Những ngân hàng mới mở rộng hoạt động trong năm 2007 như SeABank, An Bình, MHB tỷ trọng dịch vụ chỉ chiếm 1 – 2% trong tổng thu nhập.


      Nếu phân tích kể trên của Bảo Việt là chính xác, thì tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập của các ngân hàng còn quá thấp. Theo ông Lê Trọng Nhi, chuyên gia ngân hàng, trên thế giới, ở các ngân hàng thương mại tỷ trọng thu nhập các hoạt động ngoài tín dụng thường phải từ 25% trở lên, và ở những ngân hàng lớn, tỷ trọng này chiếm vị trí áp đảo.





      BL: Chạy khỏi kak em NH thoai pak kon ui!


      [/table]




      [/table]

    18. #118
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      635
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 7/8 ..

      [table]



      Thứ Năm, 07/08/2008,09:24



      TP.HCM giải ngân hơn 1 tỉ USD vốn FDI


      Theo ông Nguyễn Xuân Trung - cục phó Cục Đầu tư nước ngoài, dự kiến năm 2008 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký của TP.HCM có thể đạt đến 10 tỉ USD, vốn giải ngân thực hiện dự án hơn 1 tỉ USD.


      Làm việc với TP.HCM trong ngày 6-8 về giải ngân vốn FDI, ông Trung cho rằng so sánh giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện thì mức chênh lệch còn lớn nhưng TP.HCM là địa phương có tốc độ giải ngân vốn đầu tư nước ngoài cao và khả thi.


      Một lãnh đạo Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM đánh giá việc giải ngân vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua có bị tác động bởi hạ tầng yếu kém, công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm. Nhưng với sự đầu tư mạnh vào hạ tầng trong hai năm qua, những dự án đầu tư nước ngoài lớn sẽ giải ngân tốt hơn trong năm tới.






      [/table]

    19. #119
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      635
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 7/8 ..

      [table]



      VN-Index tăng nhẹ lên 438,83 điểm; HASTC-Index giảm 0,94%
      Tăng rất mạnh trong đợt 1 và phần lớn thời gian của đợt 2, nhưng cho tới cuối phiên thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam chỉ còn tăng nhẹ và chưa vượt qua ngưỡng 440 điểm.



      Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 1,38 điểm (tương đương tăng 0,31%) lên 438,83 điểm.
      Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tăng nhẹ so với phiên trước đó lên 17 triệu đơn vị, trị giá 572,3 tỷ đồng.



      Trong tổng số 156 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 72 mã tăng giá, 31 mã giữ giá tham chiếu và 57 mã giảm giá. Trong tốp 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất trên sàn có 4 mã quay đầu giảm giá (STB, VIC, VPL, ITA) và 2 mã về mức giá tham chiếu (DPM, PVD).



      Các cổ phiếu tăng mạnh nhất bao gồm: BMC của Khoáng sản Bình Định (tăng 2.500 đồng lên 99.500 đồng/cp; FPT của CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (tăng 1.500 đồng lên 68.000 đồng/cp); KDC của Bánh kẹo Kinh Đô (tăng 1.500 đồng lên 56.500 đồng/cp); SFI của Vận tải SAFI (tăng 1.400 đồng lên 48.200 đồng/cp), TDH của Nhà Thủ Đức (tăng 1.300 đồng lên 46.900 đồng/cp).



      Các cổ phiếu giảm mạnh nhất bao gồm: ITA của Tập đoàn Tân Tạo (giảm 2.000 đồng xuống 77.500 đồng/cp); HRC của Cao su Hoà Bình (giảm 1.500 đồng xuống 48.500 đồng/cp); cổ phiếu mới lên sàn VNS của Taxi Vinasun (giảm 1.200 đồng xuống 39.100 đồng/cp); DQC của Bóng đèn Điện Quang (giảm 1.200 đồng xuống 41.900 đồng/cp); PAC của Pin ắc quy miền Nam (giảm 1.100 đồng xuống 41.000 đồng/cp).



      Các cổ phiếu cố khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Ngân hàng Sacombank (2,51 triệu cổ phiếu); DPM của Đạm Phú Mỹ (1,98 triệu cổ phiếu); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (1,39 triệu cổ phiếu); HPG của Tập đoàn Hoà Phát (1,1 triệu cổ phiếu); SAM của Sacom (0,83 triệu cổ phiếu).



      Trên Sàn chứng khoán Hà Nội (HASTC), chỉ số HASTC-Index quay đầu đi xuống sau khi bất ngờ tăng điểm trong phiên hôm qua. Cụ thể, chỉ số HASTC-Index giảm 1,26 điểm (tương đương giảm 0,94%) xuống 133,45 điểm.



      Khối lượng giao dịch giảm xuống 8,77 triệu đơn vị, trị giá 250,3 tỷ đồng (so với 11,3 triệu đơn vị và 357 tỷ đồng hôm qua).



      Thống kê cho thấy, có 105 mã tăng giá, 32 mã giảm giá, 5 mã đứng giá và 4 mã không có giao dịch.



      Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên tăng mạnh nhất bao gồm: VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (tăng 4.500 đồng lên 118.600 đồng); DTC của Đông Triều Viglacera (tăng 3.300 đồng lên 74.000 đồng); RCL của Địa ốc Chợ Lớn (tăng 2.800 đồng lên 74.000 đồng); HLY của Viglacera Hạ Long I (tăng 2.200 đồng lên 57.800 đồng); MIC của Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam (tăng 2.700 đồng lên 85.000 đồng).



      Theo biên độ, HHC của Bánh kẹo Hải Hà và TV4 của Xây dựng điện 4 tăng mạnh nhất lần lượt là 800 đồng (3,98%) và 900 đồng (3,98%) lên 20.900 đồng và 23.500 đồng.



      Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên giảm mạnh nhất bao gồm: KBC của Phát triển Đô thị Kinh Bắc (giảm 4.800 đồng xuống 120.000 đồng/cp); MMC của Khoáng sản Mangan (giảm 2.600 đồng xuống 63.600 đồng/cp); SCJ của Xi măng Sài Sơn (giảm 2.200 đồng xuống 78.600 đồng/cp).



      Theo biên độ, KMF của Mirae Fiber và NPS của May Phú Thịnh - Nhà Bè giảm mạnh nhất lần lượt là 500 đồng (4%) và 900 đồng (4%) xuống 12.000 đồng và 21.600 đồng.



      Về khối lượng giao dịch, ACB của Ngân hàng Á Châu dẫn đầu thị trường với 880.000 cổ phần được chuyển nhượng, BLF theo sau với 713.000 cổ phần.






      [/table]

    20. #120
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      635
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: CKV-N You!--Tin "nóng" 7/8 ..

      Quảng Ninh: 3 máy rót than sập đổ do lốc mạnh, thiệt hại hàng chục tỷ đồng

      06-08-2008 20:18:46 GMT +7
      Theo TTXVN




      Một cơn lốc cực mạnh ập đến bất ngờ kèm theo mưa lớn vào lúc 15g ngày 6-8 trên địa bàn thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã làm 3 máy rót than đặt tại Cảng Cửa Ông thuộc Công ty Tuyển than Cửa Ông - Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) bị sập đổ hoàn toàn.




      Rất may, sự cố này không có thiệt hại về người. Ước thiệt hại ban đầu lên tới hàng chục tỷ đồng.


      Theo thông tin ban đầu, cơn lốc ập đến đúng lúc cả 3 máy đang hoạt động. Hậu quả, cả 3 máy rót than xô mạnh vào nhau rồi sập đổ. Trong 3 máy này, có 2 máy sản xuất tại Nhật Bản, tốc độ rót 800 tấn/giờ, được Tuyển than Cửa Ông lắp đặt từ năm 1985; máy còn lại sản xuất tại Đức, tốc độ rót 1.600 tấn/giờ, lắp đặt và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2007.

      Công ty Tuyển than Cửa Ông là một doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ sàng tuyển, chế biến than lớn nhất trong TKV, với sản lượng hàng năm chiếm khoảng 60% sản lượng toàn ngành.
      Sự cố này đã làm ngưng trệ toàn bộ hoạt động của Tuyển than Cửa Ông trong những ngày tới. Hiện, Tuyển than Cửa Ông đang tập trung khắc phục sự cố.


    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 27-04-2012, 09:46 AM
    2. Các "Học giả"; Tiến "sĩ" Tài chính Việt Nam
      By vanphuoc1978 in forum CHỨNG KHOÁN CƯỜI
      Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 04-11-2009, 08:22 PM
    3. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 10-12-2007, 01:32 PM
    4. Lên diễn đàn, đừng gắn "cái tôi" vào "cái nick"
      By quygau198 in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 16-07-2007, 07:22 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình