[table] Hiểm họa Mỹ giải quyết khủng hoảng nợ bằng nợ mới
19:05' 30/01/2009 (GMT+7)

Khi
Quốc hội Mỹ tìm cách mở rộng kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 825 tỷ
USD của Tổng thống Obama, phần còn lại của thế giới đang thắc mắc
Washington sẽ trả khoản tiền vay này bằng cách nào?




[table]





Ảnh minh họa (AFP)
[/table]Rất
ít đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos hoài nghi về nhu
cầu vực dậy nền kinh tế Mỹ bằng một kế hoạch kích thích mà có thể lên
tới 1 nghìn tỷ USD trong hai năm tới. Tuy nhiên, tác động lâu dài của
việc chính phủ Mỹ tăng cường vay tiền để tài trợ cho kế hoạch trên,
cũng như tiềm năng đẩy lãi suất và lạm phát tăng cao của hành động này
trên thế giới, dường như đang thu hút nhiều sự quan tâm tại Davos hơn
là ở Washington.


"Mỹ cần đưa ra một số bằng chứng rằng
họ có kế hoạch thoát ra khỏi vấn đề tài chính này. Chúng tôi, các nước
đang phát triển, cần biết chúng tôi sẽ không bị đẩy khỏi các thị trường
vốn", cựu Tổng thống Mexico Ernesto Zedillo, người đã giúp Mexico thoát
khỏi cuộc khủng hoảng tài chính 1994, nói. Ý ông là do Mỹ tăng cường
vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu kho bạc, lãi suất tiền vay trên
thế giới sẽ tăng cao, khiến các nước đang phát triển không vay được
tiền.


Ông Zedillo cho rằng giống như hầu
hết các quốc gia khác, Washington có lựa chọn là chỉ việc in thêm tiền,
do đôla là một đồng tiền dự trữ đối với các quốc gia còn lại trên thế
giới. Về lâu dài, hành động đó có thể đẩy lãi suất dài hạn lên cao và
đẩy giá trị đồng đôla đi xuống, ngầm phá hoại các lợi ích mà đi kèm địa
vị đặc biệt của đồng tiền này.


Cho tới nay, hầu hết lo ngại về nợ
nần chính phủ gia tăng tập trung vào một số quốc gia châu Âu như Tây
Ban Nha, Hy Lạp và đặc biệt là Anh. Anh cũng đang chi một số tiền khổng
lồ để cứu các tổ chức tín dụng. Kế hoạch này gần đây đã khiến đồng bảng
Anh giảm giá xuống mức thấp nhất trong vòng 23 năm qua so với đồng đôla
Mỹ.


Mặc dù địa vị đặc biệt của đồng đôla
(đồng tiền dự trữ trong thời điểm khủng hoảng) sẽ tạm thời ngăn chặn
được đà giảm giá của nó hiện nay song một số chuyên gia tài chính đã
cảnh báo nếu các nhân tố căn bản như tiết kiệm không đáng là bao ở Mỹ
và thâm hụt ngân sách tăng vọt không thay đổi, đồng đô la sớm muộn gì
cũng sẽ giảm giá mạnh.


"Không có nhiều thiên đường an toàn",
nhà kinh tế Alan Blinder, cựu Phó Chủ tịch Cục dự trữ liên bang ở
Washington nói, giải thích tại sao địa vị của đồng đôla với tư cách là
một đồng tiền dự trữ có thể không bị đe dọa. Ông cho rằng cái dễ bị đe
dọa chính là giá trị dài hạn của đồng đôla so với các đồng tiền khác.
"Tới một lúc nào đó, nợ kho bạc Mỹ lớn tới mức các nhà đầu tư bắt đầu
thắc mắc liệu họ đang nắm giữ quá nhiều tài sản bằng đôla hay không".


Trọng tâm hiện nay của Washington là làm sao giành được sự ủng hộ của các nghị sĩ đối với kế hoạch kích thích kinh tế
mà ông Obama đưa ra. Tuy nhiên, tại Davos, các chuyên gia kinh tế lại
tập trung vào cách Bộ Tài chính Mỹ chi trả cho kế hoạch 825 tỷ USD,
ngoài các biện pháp cứu trợ ngành ngân hàng được thông qua vào mùa thu
2008, chẳng hạn như Chương trình giải cứu TARP trị giá 700 tỷ USD.


Kế hoạch kích thích kinh tế 825 tỷ
USD đã được Hạ viện Mỹ thông qua hôm 28/1 mà không có sự ủng hộ của phe
Cộng hòa và có thể lớn hơn nữa với việc cắt giảm thêm thuế để thu hút
liên minh hai ****.


Các quan chức Mỹ quả quyết họ biết về
thách thức trên. Valerie Jarrett, cố vấn của Obama, đã hứa hẹn ở Davos
hôm 29/1 rằng ngay khi kế hoạch này đạt được mục tiêu đề ra, Mỹ sẽ "trả
nợ và quay trở lại con đường phát triển kinh tế bền vững".


Chắc chắn, Quốc hội và Nhà Trắng cuối
cùng sẽ cần tái lấp đầy kho bạc của chính phủ Mỹ song cách thức làm
điều đó thì vẫn chưa nằm trong chương trình nghị sự hiện tại ở
Washington.


"Thậm chí ngay trước khi Obama nhậm
chức, đã có các kế hoạch về 1 nghìn tỷ USD nợ mới của chính phủ", Niall
Ferguson, một sử gia ĐH Harvard chuyên nghiên cứu về vay tiền và tác
động của vay tiền đối với sức mạnh quốc gia, nói.


Ferguson ước tính trong năm 2009 nợ
mới của chính phủ Mỹ sẽ là 2,2 nghìn tỷ USD, nếu kế hoạch kích thích
kinh tế 825 tỷ USD được Thượng viện phê chuẩn và chắc chắn sẽ là như
vậy. "Bạn phải đẩy những người vay tiền khác khỏi thị trường hoặc in
thêm tiền. Chẳng có cách nào vay được 2,2 nghìn tỷ USD mà không ảnh
hưởng tới lãi suất hoặc lạm phát trong dài hạn".


Ferguson đặc biệt lo ngại về khoản nợ
mới này của Mỹ bởi gốc rễ của cuộckhủng hoảng tài chínhhiện nay chính
là nợ quá mức ở mọi cấp tại Mỹ, từ người sở hữu nhà cá nhân đi vay tiền
mua nhà thế chấp cho tới các tổ chức tài chính ở phố Wall cho vay vô
tội vạ. "Đây là một cuộc khủng hoảng nợ quá mức, mà đã đạt tới 335%
tổng sản phẩm quốc nội Mỹ. Không thể giải quyết cuộc khủng hoảng nợ này
bằng nhiều nợ hơn".


Ferguson nghi ngờ về kế hoạch của
Obama. Ông ủng hộ cắt giảm thuế cho các công ty hơn là vay tiền và chi
tiêu để kích thích nền kinh tế Mỹ. Ngay cả những người ủng hộ kế hoạch
của Obama như Zedillo và Stephen Roach, Chủ tịch Morgen Stanley Asia,
đã kêu gọi Nhà Trắng nhanh chóng giải quyết cách họ sẽ trả nợ cho kế
hoạch này trong dài hạn.


"Khoản nợ quá lớn. Tổng thống Obama
đã đặt ra một viễn cảnh thâm hụt ngân sách hàng nghìn tỷ USD trong
nhiều năm. Tồi tệ hơn nữa là Mỹ là một nền kinh tế thâm hụt, với tỷ lệ
tiết kiệm thấp. Khi chúng ta quyết định vay tiền, chúng ta đang yêu cầu
những người cho vay khắp thế giới đứng lên và móc túi cho chúng ta vay".


Kế hoạch kích thích kinh tế của Obama
chắc sẽ được thông qua song ngay sau đó, mọi người sẽ quan tâm tới việc
ai sẽ là người thanh toán hóa đơn này và chiến lược trả nợ là gì. Cả
hai câu hỏi này hiện đều chưa có câu trả lời.


Zedillo, người nhớ cách Mexico buộc
phải thắt lưng buộc bụng khi nhận hàng tỷ USD từ Washington để cứu cho
nền kinh tế quốc gia khỏi sụp đổ năm 1994, nói thẳng hơn: ’’Mọi người
không *** ngốc. Họ thấy thâm hụt khổng lồ, chi tiêu khổng lồ và thắc
mắc điều gì sẽ xảy ra tiếp theo".

[*]
Minh Sơn (theo IHT)[/list][/table]