Chủ đề: Index và những người bạn
Threaded View
-
27-01-2009 08:30 PM #19
Re: Index_lượm lặt cuối năm
[table] Kinh tế thế giới 2009
USD liệu có mất ngôi “bá chủ”?
Thứ bảy, 24/01/2009, 16:15 (GMT+7)
Từ
60 năm nay, nền kinh tế Hoa Kỳ đứng ở vị trí số một thế giới, đồng đô
la Mỹ là biểu tượng của quyền lực và vị thế lãnh đạo kinh tế của đất
nước cờ hoa. Có một câu nói đầu môi của các nhà kinh tế học rằng “Khi
nước Mỹ hắt hơi thì cả thế giới đều cảm lạnh”. Điều này đúng với thực
trạng kinh tế toàn cầu hiện nay, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính xuất
phát từ Phố Wall hồi giữa năm qua đang làm suy yếu nhiều nền kinh tế từ
Đông sang Tây.
[table]
[/table]
Kể từ sau Thế chiến thứ hai cho
đến khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Bill Clinton vào năm
1995, Chính phủ Mỹ theo đuổi chính sách “đồng đô la mạnh”.
Là đồng tiền dự trữ chính của các
nước, được sử dụng trong hầu hết các quan hệ thương mại quốc tế, đồng
nội tệ mạnh đã khiến Mỹ có thể tài trợ cho những chi tiêu với nguồn vốn
vay giá rẻ thông qua phát hành trái phiếu, mà chủ nợ là các nước có
khoản dự trữ đô la dồi dào gửi trong các ngân hàng Mỹ.
Thế nhưng bắt đầu nhiệm kỳ thứ
hai của mình, Clinton đã thực hiện chính sách “đồng đô la yếu” nhằm mục
đích đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt cán cân
thương mại. Chính sách này mang lại hiệu quả và được người kế nhiệm là
George Bush tiếp tục thực hiện.
Nhưng chính sách này vẫn có
mặt trái của nó. Đồng đô la yếu trong một thời gian dài đã khiến ngân
hàng nhiều nước chuyển dự trữ ngoại tệ của mình sang đồng tiền khác,
chủ yếu là euro - đồng tiền chung của cộng đồng Âu châu ra đời vào đầu
thiên niên kỷ. Điều này khiến Mỹ mất đi phần nào nguồn tài trợ cho các
chi tiêu và trái phiếu của nước này ngày càng xuống thấp. Cho đến sau
biến cố 11-9, nhu cầu quốc phòng tăng vọt vì phải cáng đáng hai cuộc
chiến tranh ở Afghanistan và Iraq đã làm ngân sách của Mỹ thâm hụt nặng
nề, bước đầu nền kinh tế lâm vào suy thoái.
Cuộc khủng hoảng
là sự khởi đầu một quá trình mất giá của đồng đô la Mỹ. Vậy mà đáng
ngạc nhiên, tờ giấy bạc màu xanh ấy vẫn tiếp tục là đơn vị chuẩn để đo
phần lớn các hoạt động kinh tế thế giới và đang khiến nhiều nước phải
góp phần cứu để nó không bị tuột dốc. Điều này làm người ta nghĩ đến
một câu nói đầy ngạo mạn của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ John Connally
vào đầu thập niên 70 của thế kỷ 20 rằng: “Tiền của chúng tôi, nhưng là vấn đề của quý vị”.
Câu
hỏi đặt ra hiện nay là liệu trong cơn suy thoái dự báo sẽ còn kéo dài
nhiều năm của nền kinh tế Mỹ, quyền bá chủ của USD được khẳng định từ
năm 1932 sau khi đồng bảng Anh thoái trào, có bị lung lay hay không và
khi nào một trật tự mới về tiền tệ được thiết lập?
Đã có không
ít nhận định khác nhau chung quanh số phận của đồng tiền này. Avinash
Persaud, Chủ tịch Intelligence Capital Limited, cho rằng “Cuộc khủng
hoảng tài chính ngày nay sẽ chấm dứt nhanh việc đồng đô la Mỹ được lưu
trữ như tiền tệ của thế giới”. Hay như nhà báo kinh tế Rana Foroohar
của Tạp chí Newsweek nhận định “Sự mất giá của USD đang báo hiệu một
thời đại kinh tế mới, các quốc gia đang giảm dần sự lệ thuộc vào Mỹ”.
Thế nhưng nhiều chuyên gia tiền tệ, trong đó có George Soros, nhà tỷ
phú giàu kinh nghiệm, được xem là “gã phù thủy” trên thị trường tài
chính thế giới, lại không nghĩ như vậy khi ông khẳng định: “Đô la Mỹ
không dễ gì bị hạ bệ. Tôi không tin rằng đồng euro có thể thay thế đồng
đô la Mỹ và hệ thống dự trữ hai đồng tiền sẽ không vững chắc”.
Suy
cho cùng thì sức mạnh của đồng tiền một nước tùy thuộc phần lớn vào sức
mạnh nền kinh tế nước đó. Nền kinh tế Mỹ đang thời kỳ suy thoái nhưng
không phải là nền kinh tế yếu và có đủ điều kiện lấy lại sức khỏe của
mình nhờ khả năng thích nghi với thực tế.
Ngân hàng Thế giới
hồi năm 2007 công bố danh sách Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới thì
Mỹ vẫn dẫn đầu với GDP 13.840 tỷ USD, chiếm 25,3% GDP toàn thế giới
(54.667 tỷ USD) và gấp ba GDP của nước đứng thứ hai là Nhật Bản.
[table]
Nhu cầu quốc phòng tăng vọt khiến ngân sách bị thâm hụt đã góp phần đẩy kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái? Ảnh: NET
[/table]
Số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế
vừa công bố cũng cho thấy từ cuối năm 2005 đến giữa năm 2008, lượng dự
trữ trên toàn thế giới đã tăng từ 4.176,6 tỷ USD lên 7.008,1 tỷ USD,
trong đó, hơn 60% là trái phiếu của Chính phủ Mỹ. Hóa ra niềm tin của
thiên hạ vào đồng tiền Mỹ không suy giảm bao nhiêu.
Mỹ là quốc
gia nhập khẩu mạnh nhất thế giới. Khi nhu cầu của người Mỹ tăng cũng có
nghĩa là lượng hàng hóa xuất khẩu của các nước vào Mỹ tăng. Đó là lý do
giải thích tại sao nhiều nước đổ xô vào giúp đỡ Mỹ để giữ cho đồng USD
không bị mất giá, đồng nghĩa với việc giữ cho giá trị tài sản của họ
tính bằng đồng đô la không bị bốc hơi.
Trong tình hình ấy, đồng
euro dù muốn vươn lên ngôi bá chủ cũng không được vì nền kinh tế châu
Âu một thời gian quá dài lệ thuộc vào kinh tế Mỹ và ngày càng có nhiều
nạn nhân của cuộc khủng hoảng là các quốc gia bên kia bờ Đại Tây Dương.
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới là Đức phải bỏ ra những khoản tiền lớn
để cứu hệ thống ngân hàng của mình. Nền kinh tế thứ tư thế giới là Anh
phải lo giải cứu một số “ông lớn”; ba nước Bỉ, Hà Lan, Luxembourg phải
chung lưng để cứu các tập đoàn tài chính, Iceland thì suy sụp toàn
diện. Pháp đã phải bỏ ra những khoản tiền lớn cấp phát cho người dân
tiêu xài để kích cầu nền kinh tế đang có chiều hướng suy thoái. Do vậy
mà đồng euro khó trở thành chỗ “trú ẩn” của các nhà đầu tư.
Ở
châu Á, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới là Nhật, hoặc như Trung Quốc
đang vươn lên vị trí thứ ba và cũng là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, hiện
đang phải đối phó với những hệ lụy từ cơn chấn động tài chính cách xa
nửa vòng trái đất. Điều này giải thích tại sao vào năm 2006, dù kinh tế
Mỹ bị ảnh hưởng của thị trường bất động sản sụt giá, nhưng vẫn thu hút
được 175,4 tỷ USD và trở thành nước thu hút đầu tư lớn nhất thế giới.
Năm 2007 kinh tế Mỹ tụt dốc và đối diện với suy thoái nhưng giao thương
giữa các công ty Mỹ với các công ty nước ngoài vẫn tăng trưởng 40%.
Vào
cuối năm 2008, giá dầu trên thế giới hạ xuống đến mức ít ai ngờ do tác
động dây chuyền của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhiều người cho rằng
đây là thời cơ cho đồng đô la lấy lại sức khỏe. Thế nhưng chưa biết
điều này có trở thành hiện thực không, khi kinh tế Mỹ vẫn chưa có dấu
hiệu phục hồi.
Với Việt Nam chúng ta thì nền kinh tế vẫn chưa
thoát khỏi ảnh hưởng của đồng USD khi mà xuất khẩu đang chiếm hơn phân
nửa GDP và 89% các hợp đồng thương mại quốc tế được thực hiện thông qua
đồng tiền này (euro chỉ chiếm khoảng 7% và đồng yên của Nhật khoảng
3%).
Đã có lúc giữa cơn suy thoái kinh
tế toàn cầu, chúng ta cứ tưởng rằng mình thừa đô la nhưng thực chất đó
chỉ là sự nhầm lẫn. Vị trí độc tôn của đồng đô la Mỹ trong nền kinh tế
Việt Nam là không hề thay đổi khi chúng ta đang cần nhiều đồng ngoại tệ
mạnh này để trả nợ quốc tế, đang kêu gọi các nhà đầu tư đổ vốn vào làm
ăn và trân trọng những khoản kiều hối tính bằng USD từ người Việt khắp
nơi trên thế giới gửi về.
TRẦN TRỌNG THỨC
[/table]
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
CLB dành cho những người yêu thích PTKT
By stockpro in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 39Bài viết cuối: 26-04-2009, 12:10 PM -
Club của những người có sở thích xiên sàn 01 lô
By update in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 74Bài viết cuối: 20-06-2008, 09:26 AM -
Dành cho những người đầu tư
By chance in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 07-04-2008, 09:06 PM -
Câu lạc bộ những người ở Đông Âu về VN đầu tư
By Binla in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 79Bài viết cuối: 12-03-2008, 09:15 PM -
Lại là HEV đây ??? Chỉ dành cho những người trong ngành GD và những người hiểu rõ về ngành GD
By thonon20032002 in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 1Bài viết cuối: 11-12-2007, 01:26 PM
Bookmarks