Index và những người bạn
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 3 của 23 Đầu tiênĐầu tiên 1 2 3 4 5 13 ... CuốiCuối
    Kết quả 41 đến 60 của 456
    1. #41
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt cuối năm



      ...


      [table] [img]http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200811/original/images1650751_youngObama.jpg" width="400" align="middle" border="0" height="282">
      Barack Obama khi còn trẻ và bà nội Sarah.

      (Ảnh: politicalarticles.net)
      [/table]


    2. #42
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt cuối năm



      Trung Quốc công bố chiến lược quân sự

      VIT - Trong Sách Trắng về quốc phòng được công bố hôm qua (20/1), Trung Quốc cho biết kế hoạch phát triển về quân sự của nước này chỉ nhằm mục đích phòng thủ chứ không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia nào nào trên thế giới.


      Đây là lần thứ sáu Trung Quốc công bố Sách Trắng kể từ năm 1998. Tài liệu này do phòng báo chí của Ủy ban Quốc gia Trung Quốc công bố. Tài liệu gồm 95 trang trong đó nhấn mạnh nhiều lần rằng kế hoạch phát triển quân sự của Trung Quốc chỉ mang tính chất phòng thủ.

      “Chính sách an ninh quốc gia của Trung Quốc không nhằm mục đích gì khác ngoài nhiệm vụ phòng thủ. Trung Quốc coi việc đảm bảo chủ quyền quốc gia, an ninh, toàn vẹn lãnh thể, bảo vệ các lợi ích phát triển quốc gia và nhân dân Trung Quốc là nhiệm vụ quan trọng hơn cả”, tài liệu có đoạn viết.
      Sách Trắng quốc phòng 2008 của Trung Quốc miêu tả khái quát các lực lượng vũ trang, sự phát triển và những sự kiện quân sự gần đây của nước này.
      Bản tài liệu nhấn mạnh, tình hình an ninh của Trung Quốc đang được cải thiện mặc dù nước này vẫn phải đối mặt với một số mối đe doạ.
      Các soạn giả của Trung Quốc cho rằng, vũ khí hạt nhân của Trung Quốc “trong thời bình không nhằm vào bất kỳ một cường quốc nào…Trung Quốc thực hiện chính sách không tiến hành tấn công hạt nhân đầu tiên và “không bao giờ tham gia cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân với bất kỳ quốc gia nào”.
      Căn cứ theo những tài liệu công bố hôm thứ Ba (20/1), ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2008 là 417,769 tỷ NDT (gần 58 tỷ USD), tăng 27,6% so với năm 2007. Đồng thời, theo những tài liệu chính thức của Bắc Kinh, chi phí quân sự của Trung Quốc đã giảm đáng kể so với những quốc gia khác và chỉ chiếm 1,38% so với tống sản phẩm quốc nội (GDP) theo thống kê của năm 2007. So với Nga, chỉ số này là 2,57% và Mỹ là 4,5%.
      Bản tài liệu nhấn mạnh, trong vấn đề ngân sách quốc phòng, chính phủ Trung Quốc tuân thủ nguyên tắc “ngân sách quốc phòng cần thiết phải tăng lên để phù hợp với yêu cầu đảm bảo an ninh quốc gia và phát triển kinh tế”.
      Tại một buổi họp báo, Đại tá Hu Changming, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh muốn thắt chặt hơn nữa các quan hệ quân sự với Mỹ sau khi Barack Obama chính thức lên nắm quyền. Ông Hu Changmin kêu gọi Lầu Năm Góc “thực hiện những biện pháp thực tế để gỡ bỏ các trở ngại để phát triển mối quan hệ giữa quân đội 2 nước và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tốt đẹp mối quan hệ này”.
      Tuy nhiên, ông Hu Changmin thừa nhận rằng các quan hệ quân sự hiện nay giữa hai nước vẫn "vấp phải nhiều khó khăn". Sách Trắng cũng đưa ra ý kiến tương tự: "Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan... gây tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ Trung - Mỹ cũng như hòa bình và ổn định giữa hai bờ eo biển Đài Loan".

      Thụy Du (Theo Vz)

    3. #43
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt cuối năm



      .. Sợ thế giới thấy , biết và lên án cuộc chiến do mình phát động + sử dụng bom trắng : việc đăng bài đưa tin từ vùng chiến sự bị ISRAEL cấm đoán, hạn chế tối đa

      .................[table] Những hình ảnh giới truyền thông bị kiểm soát ở Gaza
      10:39' 20/01/2009 (GMT+7)

      Trong
      khi tình hình căng thẳng tại Dải Gaza chưa có dấu hiệu lắng dịu, chính
      phủ Israel không cho phép các nhà báo quốc tế tự do tác nghiệp tại khu
      vực chiến sự.

      [*]Khói lửa bao trùm dải Gaza[/list]

      [table]



      |




      Ảnh Getty Images |



      [/table]
      Israel không chỉ phong tỏa Dải Gaza mà còn bao vây cả các phóng viên tới đưa tin về tình hình tại đây.



      [table]



      |




      Ảnh AFP |



      [/table]
      Nếu các phóng viên ngoại quốc muốn ghi lại những hình ảnh của Gaza, một
      trong những lựa chọn bắt buộc của họ là làm việc đó từ xa.



      [table]



      |




      Ảnh Getty Images |



      [/table]
      Từ khoảng cách xa, họ vẫn có thể chứng kiến các cuộc không kích của
      Israel ở Gaza cũng như màn nã rocket của Hamas ra ngoài khu vực chiến
      sự nhưng không thể nhìn thấy mức độ phá hủy cũng như sự đau khổ của dân
      thường.



      [table]



      |




      Ảnh AFP |



      [/table]
      Chính phủ Israel đã quyết định kiểm soát chặt giới truyền thông vì tin
      rằng báo chí đóng vai trò gây hại trong cuộc chiến chống Hezbollah của
      nước này ở Lebanon vào năm 2006. Trong ảnh, cảnh sát quân sự Israel
      đang gác chặn các phóng viên vượt qua biên giới Israel-Gaza.



      [table]



      |




      Ảnh AFP |



      [/table]
      Cảnh sát quân sự Israel giám sát các nhà báo từ Dải Gaza.



      [table]



      |




      Ảnh DPA |



      [/table]
      Những người mạo hiểm đi quá xa sẽ bị tịch thu thiết bị. Trong ảnh, một
      sĩ quan Do Thái đang thu giữ máy quay phim của một phóng viên quay phim
      thuộc hãng thông tấn Reuters (phải) vì cố gắng ghi lại các hình ảnh ở
      Bờ Tây.



      [table]



      |




      Ảnh Getty Images |



      [/table]
      Một phóng viên quay phim đang ghi lại cảnh đổ nát của một căn nhà ở
      Israel bị trúng rocket của Hamas từ Gaza. Các phóng viên cảm thấy rất
      phẫn nộ vì họ không được phép tiến vào Gaza. "Chúng tôi chỉ được chứng
      kiến cuộc chiến này cùng với người Israel", Silke Mertins, phóng viên
      tờ Financial Times tiếng Đức nói.



      [table]



      |




      Ảnh AFP |



      [/table]
      Không thể chứng kiến những gì đang xảy ra ở Gaza, các nnhà báo phương
      Tây đã buộc phải tìm kiếm những nguồn khác để tác nghiệp. Trong ảnh,
      một phóng viên đang thu thập thông tin từ các kênh tin tức bằng tiếng
      Arập Al-Jazeera và Al-Arabiya.



      [table]



      |




      Ảnh AP |



      [/table]
      Một số phóng viên đang trò chuyện với một gia đình vừa rời khỏi Dải Gaza ở cửa khẩu Erez bên phía Israel.



      [table]



      |




      Ảnh AFP |



      [/table]
      Trong khi đó, các nhà báo khác đang bất chấp nguy hiểm tính mạng để bám
      trụ lại Gaza để đưa tin về cuộc chiến. Trong ảnh, một số phóng viên
      Palestine đang tìm nơi trú ẩn an toàn sau một cuộc không kích của
      Israel vào một tòa nhà truyền thông ở Gaza City.



      [table]



      |




      Ảnh AFP |



      [/table]
      Không phải tất cả đều may mắn. Các phóng viên Palestine đang tham gia
      một cuộc biểu tình nhằm hướng sự chú ý của công luận tới số thương vong
      của giới truyền thông trong lúc đưa tin về hoạt động quân sự của quân
      Do Thái ở Dải Gaza và đòi quyền tự do được tác nghiệp tại vùng chiến
      sự.



      [table]



      |




      Ảnh Reuters |



      [/table]
      Các phóng viên ảnh ở ngoài khu vực phía bắc Dải Gaza: "Không có cách nào khác ngoài nhòm qua lỗ khóa".

      [*]
      Thanh Bình (Theo Spiegel)

      [/list][/table]


    4. #44
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt cuối năm


      Tại sao Bush không bắt được Bin Laden? @ VNnet 21/01/2009



      [h1]Một trong những thất bại cay đắng nhất của Tổng thống
      George W. Bush trong 8 năm cầm quyền là không bắt được Osama Bin Laden,
      kẻ đã giáng cho nước Mỹ một đòn đau với sự kiện 11-9-2001[/h1]






      Ông trùm Trung ương Tình báo Mỹ (CIA) Michael Hayden, trước khi chính thức rời nhiệm sở cùng với Tổng thống (TT) George


      W. Bush vào ngày 20-1 này, đã ngồi với phóng viên kênh truyền hình Fox News trả lời phỏng vấn độc quyền của nhà đài.


      Michael Hayden thừa
      nhận rằng một trong những câu hỏi ông nhận được thường xuyên là “tại
      sao chúng ta (Mỹ) không bắt được Osama Bin Laden?”. Hayden đã ngồi ghế
      giám đốc cơ quan tình báo nổi tiếng nhất thế giới được 2 năm rưỡi nhưng câu trả lời cho câu hỏi này vẫn chưa có.




      Câu hỏi đáng giá 25 triệu USD


      Osama Bin Laden,
      người sáng lập tổ chức Al-Qaeda, được Mỹ xếp vào đầu danh sách những tổ
      chức khủng bố quốc tế, được coi là kẻ chủ mưu việc cướp 4 chiếc máy bay
      chở hành khách Mỹ và biến chúng thành những “quả tên lửa” để đánh sập
      tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York và một phần Lầu
      Năm Góc (trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ) ở Washington ngày 11-9-2001, giết
      chết khoảng 3.000 người Mỹ.


      Sự
      kiện trên đã thúc đẩy TT Bush vừa mới nhậm chức mở trận chiến chống
      khủng bố toàn cầu, bắt đầu từ việc đánh chiếm Afghanistan lật đổ chính
      quyền Taliban thân Bin Laden và sau đó đánh Iraq cũng với chiêu bài TT
      Saddam Hussein bị nghi ngờ cùng phe với Bin Laden, ngoài chuyện âm mưu
      “sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt đe dọa an ninh nước Mỹ”.



      [table]




      Ảnh Bin Laden trên mạng internet khi phát băng của y
      [/table]
      Cũng trong chiến dịch
      chống khủng bố nói trên, Mỹ ra sức tìm và diệt Osama Bin Laden nhưng
      trong 8 năm ngồi ở Nhà Trắng, TT Bush không thể rớ đến sợi lông chân
      của Bin Laden vì đơn giản không biết hắn trốn ở đâu.


      Trong buổi trả lời phỏng vấn của đài Fox News, ông Hayden tiết lộ
      rằng ông không nắm nhiều thông tin bên ngoài (giả thật khó lường) về
      nơi ẩn trốn của Bin Laden. Ông quyết định tận dụng nguồn thông tin bên
      trong. “Tôi đã hỏi cục trưởng cục phản gián, người nắm được thông tin
      tốt nhất của chúng tôi “Hãy giúp tôi trả lời câu hỏi này, tại sao chúng
      ta chưa bắt được hắn?”.


      Hayden nói ông không hề có ý định tầm thường hóa vấn đề nhưng câu trả lời của thuộc hạ ông là hết sức đơn giản, đơn giản đến kinh ngạc: “Ông ta kề tai tôi nói nhỏ: Bởi vì hắn đang trốn”.


      Trốn ở đâu? Đây là câu hỏi đáng giá 25
      triệu USD, giải thưởng mà Mỹ đã treo cách đây khá lâu nhưng chưa có chủ
      nhân. Theo Hayden, Osama Bin Laden đang trốn trong một khu vực nào đó ở
      biên giới Afghanistan-Pakistan. Đó là một vùng rừng núi hiểm trở bậc
      nhất trên hành tinh, “một vùng đáng tởm nhất” - theo bình luận của ông
      trùm CIA.




      Bin Laden đe dọa Obama


      Cùng ngày với Hayden
      trả lời phỏng vấn đài Fox News, Bin Laden lại xuất hiện trên các
      website Hồi giáo cực đoan qua hình thức thâu băng ghi âm. Trong cuộn
      băng dài 22 phút, Bin Laden đe dọa sẽ tiến hành một cuộc thánh chiến
      mới chống Mỹ vài ngày trước khi tân TT Barack Obama tuyên thệ nhậm chức.


      Sau 7 tháng im hơi
      lặng tiếng (cuộn băng cuối cùng của Bin Laden phát đi vào tháng
      5-2008), Bin Laden dành 22 phút để lặp lại những vấn đề quen thuộc.
      Ngoài chuyện hô hào những người Hồi giáo thánh chiến với Israel và lên
      án các chính phủ Ả Rập đồng minh của Israel nhân thời sự Dải Gaza nóng
      bỏng, Bin Laden không quên đưa ra những lời đe dọa TT Obama (người từng
      ủng hộ giết chết Bin Laden).


      Bin Laden thề với
      Obama rằng mạng lưới khủng bố của y sẽ mở những mặt trận mới chống Mỹ.
      Bin Laden cảnh báo: “Nếu ông ta rút lui khỏi cuộc chiến, đó là một thất
      bại quân sự. Nếu ông ta tiếp tục cuộc chiến (ở Iraq, Afghanistan) ông ta sẽ chết chìm trong cơn khủng hoảng kinh tế”. Bin Laden không nêu đích danh TT Obama nhưng ai cũng biết y nói tới Obama.


      TT Obama cũng không
      vừa. Chỉ vài giờ sau khi Bin Laden cho phát tán cuộn băng ghi âm nói
      trên, ông trả lời: “Bin Laden và Al-Qaeda là mối đe dọa số một đối với
      an ninh nước Mỹ. Chúng ta sẽ làm hết sức mọi việc để chứng tỏ rằng
      chúng không thể có những nơi an toàn để tấn công nước Mỹ. Đó là điểm
      mấu chốt”.



      [table]




      Michael Hayden tại buổi họp báo ở trụ sở CIA
      [/table]
      Tuy nhiên, TT Obama
      cũng phát biểu trên đài truyền hình CBS rằng tiêu diệt thủ lĩnh
      Al-Qaeda không quan trọng bằng cách khống chế hắn: “Tôi nghĩ rằng nếu
      chúng ta làm suy yếu được cơ cấu Al-Qaeda thì cho dù còn sống hay đã chết, hắn cũng không thể giở trò”.


      TT Obama nói thêm: “Dĩ nhiên là tôi thiên về giải pháp bắt sống hoặc giết Bin Laden nhưng nếu chúng ta buộc
      được hắn (suốt đời) phải trốn chui trốn nhủi trong một hang động nào đó
      thì chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của chúng ta là bảo vệ nước Mỹ”.


      Trước đây, ít ai nghĩ
      rằng Bin Laden có thể sống sót dưới trào TT Bush. Giờ đây mọi người
      phải thừa nhận rằng Bin Laden đã “vượt qua” TT Bush. Liệu đến trào
      Obama, y có tiếp tục nổi sự nghiệp chống Mỹ của y?


      Theo Michael Hayden,
      dù chưa bắt được hoặc giết chết Bin Laden, mạng lưới Al-Qaeda đã suy
      yếu trong thời gian gần đây. Hồi tuần rồi, theo đài Fox News, thông tin
      hai thủ lĩnh Al-Qaeda bị truy nã gắt gao vì liên quan đến hai vụ đánh
      bom tòa đại sứ Mỹ ở Kenya và Tanzania hồi năm 1998 bị giết trong vùng
      Bin Laden lẩn trốn đã được xác định. Hai thủ lĩnh này đã thiệt mạng
      trong một chiến dịch công kích bằng tên lửa dữ dội nhất của Mỹ từ 8
      tháng nay. Ngoài ra, cũng theo nguồn tin này, 8 thủ lĩnh cao cấp khác
      của Al-Qaeda cũng đã bị tiêu diệt.




      NGUYỄN CAO

    5. #45
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt cuối năm














      Kinh tế
      Thứ năm, 22/01/2009 | 14:32GMT+7








      Một loạt số liệu gây sốc của kinh tế châu Á



      [h1]Hôm nay (22-1), Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đồng loạt công bố những thống kê kinh tế đáng lo ngại.[/h1]










      Áp tay lên phù điêu con trâu để cầu may mắn trong năm Kỷ Sửu, tại một ngôi đền ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) - Ảnh: AFP.





      Đều dựa nhiều vào xuất khẩu, những nền kinh tế hàng đầu châu Á này
      đang chịu tác động tiêu cực nặng nề từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu
      kéo nhu cầu hàng hóa trên toàn thế giới lao dốc.


      Quý 4/2008, xuất khẩu của Nhật Bản sụt giảm kỷ lục, kinh tế Trung
      Quốc tăng trưởng chậm nhất trong 7 năm, kinh tế Hàn Quốc co lại với tốc
      độ chưa từng có từ khủng hoảng tài chính 1997.


      Xuất khẩu của Nhật giảm mạnh chưa từng thấy


      Bộ Kinh tế Nhật Bản cho biết, xuất khẩu nước này trong tháng 12/2008
      đã sụt giảm với tốc độ kỷ lục 35% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã
      giảm 26,7% trong tháng 11.


      Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ, Trung Quốc và
      châu Âu - các thị trường chính đối với những mặt hàng chủ lực của Nhật
      như xe hơi và hàng điện tử - giảm mạnh chưa từng có. Xuất khẩu của Nhật
      sang Trung Quốc giảm 35,5%; xuất khẩu sang Mỹ giảm 36,9% và xuất khẩu
      sang châu Âu giảm 41,8%.


      Xuất khẩu của Nhật sang châu Á, thị trường chiếm khoảng một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này, đã giảm tới 36,4%.


      Nhập khẩu của Nhật trong quý 4 cũng giảm 21,5% so với cùng kỳ. Tuy
      nhiên, trong quý này, Nhật Bản vẫn chịu thâm hụt thương mại quý thứ ba
      liên tiếp, ở mức 320,7 tỷ Yên (3,6 tỷ USD).


      Tình trạng doanh thu và lợi nhuận lao dốc đang khiến nhiều công ty
      lớn của Nhật như Toyota, Sony, Honda… tiến hành cắt giảm hàng ngàn việc
      làm và đóng cửa nhiều dây chuyền sản xuất. Hiện hãng Toyota đang dự
      định cắt giảm 4.500 việc làm tạm thời. Hãng Honda thì cho biết, từ nay
      tới tháng 4 sẽ sa thải toàn bộ 3.100 công nhân làm việc tạm thời tại
      hãng.


      Kinh tế Nhật hiện đang ở trong một giai đoạn khó khăn hiếm gặp. Thủ
      tướng nước này Taro Aso từng nhận xét, cuộc khủng hoảng đang diễn ra là
      cuộc khủng hoảng “trăm năm có một”. Các số liệu thống kê đã công bố cho
      thấy, sản lượng của các nhà máy ở Nhật trong tháng 11 đã giảm tới 8,5%,
      mạnh nhất trong vòng hơn một nửa thế kỷ qua.


      Các nhà phân tích của Barclays Capital đã dự báo, trong quý 4/2008
      vừa qua, kinh tế Nhật có thể đã tăng trưởng âm 12% so với cùng kỳ năm
      ngoái, quý sụt giảm mạnh nhất từ năm 1974 tới nay.


      Ngoài những khó khăn chung của kinh tế thế giới, các nhà xuất khẩu
      của Nhật Bản còn phải vật lộn với sự lên giá của đồng Yên so với các
      đồng tiền mạnh khác khiến hàng hóa của Nhật trở nên đắt đỏ hơn ở thị
      trường nước ngoài.


      Ước tính, cứ mỗi Yên giảm đi trong tỷ giá USD so với đồng tiền này
      sẽ khiến lợi nhuận hoạt động của hãng Honda giảm mất 18 tỷ Yên. Hiện tỷ
      giá USD so với Yên Nhật là khoảng 90 Yên ăn 1 USD. Chủ tịch hãng Honda
      Takeo Fukui cho biết, hãng có thể buộc phải chuyển thêm hoạt động sản
      xuất ra nước ngoài nếu đồng Yên tiếp tục tăng giá.


      Kinh tế ngập sâu trong suy thoái buộc Chính phủ Nhật Bản phải liên
      tục nỗ lực có những hành động khẩn cấp để cứu nguy tăng trưởng. Tháng
      trước, Ngân hàng Trung ương nước này (BoJ) đã hạ lãi suất đồng Yên từ
      mức 0,3% về 0,1%.


      Trong cuộc họp diễn ra ngày 22/1 này, có thể BoJ sẽ đi tới chi tiết
      một kế hoạch mua vào các loại thương phiếu do các công ty phát hành để
      hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp. Hiện Thủ tướng Aso cũng đang tìm
      cách để Thượng viện thông qua một kế hoạch chi 10.000 tỷ Yên, tương
      đương 111 tỷ USD để hỗ trợ các công ty và hộ gia đình.


      Kinh tế Trung Quốc “xì hơi”


      Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai châu Á và lớn thứ ba thế giới,
      hôm nay cho biết, GDP nước này trong quý 4/2008 tăng trưởng 6,8%, thấp
      nhất trong vòng 7 năm qua.


      Cả năm 2008, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 9%, đưa GDP lên mức
      30.067 tỷ Nhân dân tệ. Năm 2007, nhờ tốc độ tăng trưởng lên tới 13%
      trong năm 2007 mà Trung Quốc đã vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn
      thứ ba thế giới.


      Giới quan sát quốc tế nhận định, kinh tế của Trung Quốc đang “xì
      hơi”. Các dự báo về tăng trưởng của nền kinh tế này trong năm 2009 rất
      khác nhau, nhưng đều là những con số thấp nhất từ năm 1990 tới nay.
      Ngân hàng Morgan Stanley dự báo, trong 2009, kinh tế Trung Quốc chỉ có
      thể tăng trưởng ở mức 5,5%. Ngân hàng Royal Bank of Scotland (RBS) cho
      rằng kinh tế Trung Quốc năm nay sẽ tăng 5%. Ngân hàng Thế giới (WB) thì
      dự báo, kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 7,5%.


      Xuất khẩu lao dốc khiến hàng loạt công ty Trung Quốc phải đóng cửa
      nhà máy, sa thải công nhân, đe dọa dẫn tới bất ổn xã hội. Xuất khẩu
      trong tháng 12/2008 đã sụt giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2007, mạnh nhất
      trong vòng 10 năm qua. Trong cả năm 2008, xuất khẩu của Trung Quốc tăng
      trưởng 17,2%. Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự báo, năm nay,
      xuất khẩu của Trung Quốc có thể giảm 6%.


      Các chuyên gia của ngân hàng UBS tại Bắc Kinh cho rằng, sẽ có khoảng
      10 triệu người Trung Quốc bị mất việc làm trong các ngành xuất khẩu và
      5 triệu người mất việc trong lĩnh vực xây dựng. Chính phủ Trung Quốc dự
      báo, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước này (không tính lao
      động nhập cư) có thể lên tới 4,6% trong năm 2009, cao nhất trong 30 năm
      qua.


      Sự đi xuống của thị trường địa ốc càng làm khó thêm cho kinh tế
      Trung Quốc. Giá nhà đất tại 70 thành phố của nước này đã lần đầu được
      ghi nhận là sụt giảm trong tháng 12 vừa qua. Hoạt động xây dựng ở Trung
      Quốc dự báo sẽ sụt giảm 30% trong năm nay.


      Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mới đây khẳng định, Chính phủ nước
      này phải hành động khẩn cấp trong quý 1 năm nay để vực dậy tăng trưởng
      và duy trì ổn định xã hội trong bối cảnh thị trường việc làm quá u ám
      hiện nay. Nhiều khả năng, trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ cắt giảm
      thêm lãi suất đồng cơ bản Nhân dân tệ và hạ thêm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
      Từ tháng 9/2008 tới nay, Trung Quốc đã liên tục hạ lãi suất cơ bản, với
      tổng mức cắt giảm 2,16%, còn 5,31%, đồng thời tung ra gói kích thích
      kinh tế trị giá 586 tỷ USD.


      Trung Quốc cũng là một thị trường xuất khẩu linh kiện và nguyên vật
      liệu thô lớn của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Do đó,
      sự đi xuống của nền kinh tế nước này cũng gây tác động nghiêm trọng tới
      các nền kinh tế khác, đặc biệt là các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu
      vực châu Á - Thái Bình Dương.


      Trong tháng 12 vừa qua, xuất khẩu của Đài Loan sang Trung Quốc đã
      giảm 44%, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc giảm 30%, xuất khẩu
      của Australia sang nước này giảm 25%... Kinh tế Singapore trong quý 4
      vừa qua đã sụt giảm 16,9% so với cùng kỳ năm trước, một mức sụt giảm kỷ
      lục.


      Sốc với con số tăng trưởng của Hàn Quốc


      Một nền kinh tế lớn nữa của châu Á là Hàn Quốc hôm nay công bố,
      trong quý 4/2008, GDP tăng trưởng âm 5,6%, đánh dấu quý tồi tệ nhất từ
      cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cách đây hơn một thập kỷ, sau khi đã
      tăng trưởng âm 0,5% trong quý 3. Năm 2008, kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng
      2,5%, thấp nhất từ năm 1998.


      Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng cho biết, họ có thể hạ mức dự báo tăng trưởng của Hàn Quốc xuống mức 2% cho năm 2009 này.


      Theo nhận định của nhiều nhà quan sát, con số tăng trưởng GDP quý
      4/2008 do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố ngày hôm nay là con số
      gây sốc.


      Giống như kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nền kinh tế khác ở
      châu Á, kinh tế Hàn Quốc đang chịu sự tàn phá mạnh mẽ của sự sụt giảm
      xuất khẩu - lĩnh vực với những sản phẩm chính như xe hơi, hàng điện tử,
      tàu biển, chất bán dẫn… và đóng góp khoảng 50% GDP của nước này. Xuất
      khẩu hàng hóa của Hàn Quốc trong quý 4 giảm 11,9% so với quý 3, đánh
      dấu quý giảm mạnh nhất từ năm 1979 tới nay.


      Các hãng xe hơi của Hàn Quốc như Hyundai và Kia đã phải cắt giảm
      nhiều việc làm theo giờ, hãng GM và Renault Samsung Motors đã ngừng
      hoạt động các nhà máy trong tháng 12 vừa qua. Hãng sản xuất chip lớn
      nhất châu Á Samsung mới đây đã tiến hành chiến dịch cải tổ lớn nhất
      trong một thập kỷ, kết hợp 4 bộ phận thành 2 bộ phận và giảm số lượng
      nhà quản lý.


      Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Hàn Quốc đã tăng cường thanh khoản,
      cắt giảm thuế và kích thích chi tiêu với số tiền lên tới 140.000 tỷ
      Won, tương đương 15% GDP. Tổng thống nước này Lee Myung Bak đang chịu
      áp lực phải mở rộng thêm kế hoạch kích thích chi tiêu trị giá 51.000 tỷ
      Won (37 tỷ USD).


      Nhiều khả năng, tháng này, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sẽ phải cắt
      giảm thêm lãi suất đồng Won từ mức thấp kỷ lục 2,5% hiện nay và đây sẽ
      là lần cắt giảm lãi suất thứ 6 kể từ tháng 10/2008.


      Cách đây ít ngày, ông Lee Myung Bak đã phải thay thế một loạt 4 quan
      chức kinh tế hàng đầu trong nội các của ông, trong đó ông Kang Man Soo
      ở ghế Bộ trưởng Bộ Tài chính đã bị thay thế bởi ông Yoon Jeung Hyun.


      Theo Vneconomy/Bloomberg

    6. #46
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt cuối năm

      Năm con Trâu tốt cho Obama


      [table]




      Tượng trâu vàng chào mừng năm mới Kỷ Sửu ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP.
      [/table]
      Kỷ Sửu là một năm thuận lợi để tân Tổng thống Mỹ Barack
      Obama củng cố các mối quan hệ ngoại giao, nhưng ông sẽ gặp khó khăn
      trong vấn đề tiền nong, các nhà tiên đoán của Trung Quốc cho biết.


      Obama tuyên thệ nhậm chức hôm qua, chỉ ít ngày trước
      khi phương Đông bước vào năm con Trâu tính theo âm lịch. Nhưng việc
      tổng thống Mỹ cũng sinh ra vào một năm Trâu khiến các nhà phong thủy
      học Trung Hoa lo ngại.


      Theo cách nói của các thầy số, năm nay là năm phạm
      tuổi của Obama, như vậy hệ quả là ông có thể vấp phải rất nhiều rào cản
      trong năm đầu tiên làm tổng thống.


      "Có lẽ ông ấy cần thời gian để giải quyết các vấn đề.
      Nhưng thần may mắn sẽ chờ đợi trên con đường ông ấy đi", thầy phong
      thủy nổi tiếng ở Hong Kong Raymond Lo, dự đoán.


      Các nhà phong thủy học phương Đông thường xem xét 5
      yếu tố tạo nên vạn vật trong vũ trụ, gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Vận
      số của mỗi con người được cho là có thể tính toán được dựa vào ngày giờ
      người đó sinh ra.


      Năm con Trâu, bắt đầu ngày 26/1 này, thuộc mệnh Thổ -
      biểu tượng của tình hữu nghị, ông Lo cho biết. Tình cờ, Obama cũng mệnh
      Thổ.


      "Một nhà lãnh đạo mệnh Thổ trong một năm Thổ sẽ mang
      lại những hệ quả đặc biệt. Hầu hết những việc ông ta làm trong năm nay
      sẽ là gặp những gương mặt mới trên khắp thế giới, xây dựng các mối quan
      hệ ngoại giao.


      Tuy nhiên, mặt tiêu cực của Thổ là không có tiền -
      mối lo lớn của Obama khi ông phải điều khiển việc chi tiêu các gói kích
      thích kinh tế Mỹ, trong khi ngân sách liên bang vốn đã thâm thủng
      nặng", Lo nói.


      "Có nhiều bạn cũng tức là cần chia sẻ sự giàu có với
      nhiều người khác. Dù ông ấy là người rất thông minh, năm Trâu này cũng
      không phải là thời gian tốt cho ông ấy về mặt tài chính".


      Trong số 5 yếu tố nói trên, kim và thủy được cho là
      cần thiết để nuôi dưỡng thổ. Theo nhà phong thủy học Lo, năm 2008 - đặc
      trưng bởi Thủy - đã khiến cho con đường công danh của Obama được thuận
      lợi, ông giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.


      2010 sẽ là năm Kim, cho Obama nhiều lợi thế để thực
      hiện những thay đổi cần thiết, sau một năm chật vật với khủng hoảng tài
      chính.


      Lo nhận xét rằng các nhà lãnh đạo nào trên thế giới
      mà sinh vào năm có đặc trưng bởi Thổ thường được lòng người và nhân ái.
      Trong số này có tổng thống Mỹ Abraham Lincoln - thần tượng của Obama.


      Tuy nhiên, thầy địa lý kiêm xem tướng mặt Sermon Lee
      tỏ ra nghi ngờ khả năng lãnh đạo của ông Obama, và dự đoán một nhiệm kỳ
      tổng thống rất khó khăn. Lee tiết lộ rằng ông rất e ngại vì đôi gò má
      phẳng của Obama.


      Bill Clinton, Hillary Clinton và George W. Bush đều
      có gò má cao hơn, được cho là dấu hiệu của tính quyết đoán và khả năng
      chịu áp lực lớn hơn, Lee nói.


      "Ông (Obama) giàu cảm xúc và lòng tốt", thầy địa lý
      nói. "Nhưng điều đó lại không tốt cho người làm chính trị gia hoặc
      nguyên thủ. Chúng ta cần một nhà lãnh đạo thật là mạnh mẽ và quyết
      đoán, dẫn dắt chúng ta trong bối cảnh hiện nay".


      Mai Trang (theo AFP)


    7. #47
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt cuối năm


      Những điều nên làm và kiêng trong ngày tết của người Trung Quốc
      21/01/2009 11h01 (GMT+7)

      (VTC News) - Cũng như nhiều quốc gia trong khu vực Đông Á như Đài Loan; Triều Tiên, Mông Cổ Nepal; Bhutanese; Việt Nam, người Trung Quốc cũng đón năm mới theo lịch âm. Năm mới đối với người Trung Quốc là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm.
      Đốt pháo đêm giao thừa là tục lệ người Trung Quốc hay làm để xua đuổi ma quỷ và đón chào những vận may trong năm mới.

      Theo truyền thống lễ đón mừng năm mới của Trung Quốc kéo dài từ ngày 1/1 âm lịch tới tận ngày 15/1 - tức là ngày Lễ hội lồng đèn hay ngày rằm như ở Việt Nam. Trước những ngày Tết chính thức, người Trung Quốc cũng thường dọn dẹp nhà cửa và ngày 23 hoăch 24 tháng Chạp cũng cúng Táo quân như ở Việt Nam.

      Trong những ngày tết truyền thống của người Trung Quốc nếu làm những việc dưới đây sẽ đem lại may mắn và hạnh phúc cho gia đình:

      - Mở tất cả các cửa chính và cửa sổ trong nhà sẽ dem lại vận may trong năm mới.
      - Thắp hay bật đèn sáng vào ban đêm để xua đuổi tà ma và những điều rủi do ra khỏi nhà cửa.
      - Ăn kẹo để hưởng một năm mới có nhiều điều ngọt ngào.
      - Dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ trước ngày tết để cả gia đình có một năm đầy măn mắn.
      - Đi đôi dép mới mua trước Tết sẽ gặp may hơn năm cũ vì điều đó có nghĩa là sẽ có người phù hộ cho bạn.
      - Nhiều người tin rằng những gì diễn ra trong ngày đầu tiên trong năm mới sẽ phản ánh cả 12 tháng còn lại của năm. Chính vì thế mà một số người rất thích chơi trò “đỏ đen” để tìm kiếm vận may cho cả năm.
      - Tắm nước đun từ lá bưởi để khoẻ mạnh trong cả năm.

      Ngoài những điều người Trung Quốc hay làm để cầu mong có được sự may mắn và hành phúc trong năm mới, những điều sau đây người Trung Quốc khuyên nên tránh làm là:

      - Tránh mua giầy mới vào dịp đầu năm. Người Trung Quốc tin rằng nếu ai đó mua một đôi giày mới vào đầu năm thì người đó sẽ gặp điều không hay ho gì trong năm mới vì từ “giầy” trong tiếng Quảng Đông có nghĩa là “khó” hay “khổ”. Còn trong tiếng Quan thoại trước đây từ “giầy” có nghĩa là “ma quỷ”.
      - Nếu cắt tóc vào những ngày đầu năm thì quanh năm sẽ bị cha mẹ mắng. Chính vì vậy ai muốn cắt tóc đón xuân thì nên cắt trước tết.
      - Không nên gội đầu, quét nhà vào đầu năm vì sẽ mất hết may mắn của năm mới.
      - Tránh nói những từ như “xong”; “kết thúc” và nói chuyện về tang lễ ma chay trong những ngày đầu năm.
      - Không mua sách vì từ “sách” trong tiếng Trung có cách viết và cách đọc giống như trừ “thua” hay “mất”.
      - Tránh mặc quần áo có màu đen hay trắng vì theo quan niệm của người Trung Quốc màu đen tượng trưng cho điều không may còn màu trắng tượng trưng cho màu tang tóc.
      - Không nên nói tục và nói những từ có cách phát âm như “số 4” vì từ này đồng âm với từ “tử” có nghĩa là chết.

      Bình Nguyên
      (Lược dịch từ Wikipedia)


    8. #48
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt cuối năm

      THẾ GIỚI[table] Thế giới đang thay đổi
      Thứ bảy, 24/01/2009, 16:20 (GMT+7)
      Năm
      2008, thế giới biến động dữ dội, từ các cuộc xung đột quân sự, khủng bố
      đẫm máu gia tăng đến khủng hoảng lương thực, năng lượng và khủng hoảng
      tài chính lan rộng. Từ trong phản ứng với những biến động ấy, thế giới
      đã thay đổi.

      Điểm nóng tăng… nhiệt!




      [table]






      Trẻ thơ cũng là nạn nhân của chiến tranh ở Iraq


      [/table]
      Thế giới bất ổn hơn với các điểm
      xung đột ngày càng nóng lên. Vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, sau bước
      đột phá khi nước này đồng ý vô hiệu hóa lò phản ứng hạt nhân Youngbyon
      đổi lấy viện trợ kinh tế, nay đang trở lại bế tắc.


      Quan hệ hai miền Triều Tiên trở
      nên tồi tệ, Bắc Triều Tiên trục xuất hàng ngàn nhân viên Hàn Quốc khỏi
      khu công nghiệp Kaesong và đình chỉ du lịch tới núi Gyumgang, đáp trả
      chính sách cứng rắn của Tổng thống Lee Muyng – bak. Hòa bình và ổn định
      ở Đông Bắc Á vẫn chưa đạt được. Xung đột tôn giáo, chính trị, tranh
      giành quyền lực tiếp tục diễn ra tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Somalia,
      Zimbabwe… nhấn chìm nhiều nước châu Phi trong bạo lực, đói nghèo.



      [table]






      Đánh bom liều chết , chuyện thường xuyên ở các điểm nóng chiến tranh khu vực Trung Đông


      [/table]
      Mỹ đóng vai trò lớn trong nhiều
      vấn đề quốc tế, nhưng sau hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bush, nhiều vấn
      đề vẫn bế tắc. Vấn đề hạt nhân Iran không có bước tiến mà tiếp tục tăng
      dần sự đối đầu khi Iran vẫn phản đối việc đình chỉ làm giàu uranium còn
      Mỹ và các nước phương Tây thì gia tăng sức ép cấm vận nước này.


      Tiến trình hòa bình Trung Đông
      dậïm chân tại chỗ từ sau hội nghị ở Annapolis tháng 11-2007. Tại Iraq,
      Mỹ hiện nay gần như “chảy máu” một mình. Các đồng minh thân thiết đã
      hoặc đang rút quân về khi thời hạn ủy quyền của LHQ cho lực lượng quốc
      tế hết hạn vào 31-12-2008.


      Cuộc chiến Iraq làm nước Mỹ mất
      uy tín, tốn kém nặng nề (khoảng 12 tỷ USD/tháng) mà chưa thấy ánh sáng
      cuối đường hầm. Tại Afghanistan, quân Taliban đang trỗi dậy. Cuộc chiến
      chống khủng bố vẫn tiếp diễn, với nhiều cuộc tấn công khủng bố đẫm máu
      tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt tại Iraq, Afghanistan, Pakistan,
      Ấn Độ,….

      Gia tăng sự đối đầu




      [table]





      Nga và Venezuela ngày càng gắn bó hơn
      [/table]
      Nhiều năm nay Mỹ và phương Tây
      vẫn thực hiện chính sách bao vây nhằm làm suy yếu nước Nga. Tổ chức
      Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày càng mở rộng về hướng Đông bất
      chấp sự phản đối của Nga. Sau Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Czech, NATO
      đã thu nạp các nước Trung Âu và cả 3 nước vùng Baltic (2004). Gruzia và
      Ukraine, láng giềng của Nga, hiện được Mỹ ủng hộ vào tổ chức này.


      Trong thời chiến tranh lạnh,
      khoảng cách giữa St.Petersburg với nước NATO gần nhất là 1.200 dặm.
      Ngày nay khoảng cách đó với Estonia, một thành viên của NATO, chưa tới
      100 dặm. Mỹ lại có kế hoạch triển khai lá chắn phòng thủ tên lửa ở Cộng
      hòa Czech và Ba Lan, đe dọa an ninh Nga. Mỹ đã phớt lờ sự phản đối của
      Nga để ủng hộ tỉnh Kosovo thuộc Serbia tuyên bố độc lập. Quan hệ Mỹ –
      Nga xấu đi nghiêm trọng hồi tháng 8 khi Mỹ ủng hộ Gruzia trong cuộc
      chiến giữa Nga và Gruzia.



      [table]






      Lãnh đạo các nước Mỹ Latinh tại buổi ký cam kết thành lập Ngân hàng Phương Nam


      [/table]
      Tại Tây bán cầu, các nước Mỹ
      Latinh tiếp tục con đường liên kết khu vực cả về kinh tế, chính trị
      nhằm thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Mỹ. Nhiều sáng kiến liên kết tài
      chính khu vực đã được đưa ra như thành lập Ngân hàng phương Nam và củng
      cố Tập đoàn phát triển vùng Andes giúp Mỹ Latinh khỏi sự lệ thuộc vào
      những tổ chức như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng thế giới
      (WB).


      Trên mặt trận chính trị, các nước
      liên kết nhau chống lại những thế lực từ bên ngoài. Hành động quân sự
      của Colombia tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Ecuador đã bị tất cả các
      nước phản đối. Thái độ cương quyết đó chính là nhằm ngăn chặn quá trình
      “Latinh hóa cuộc chiến chống khủng bố”. Vai trò của Mỹ với “sân sau”
      truyền thống của mình ngày càng bị xói mòn.

      Trong bối cảnh Mỹ sa
      lầy ở Iraq, cơn bão tài chính làm chao đảo toàn cầu, sự trỗi dậy của
      phong trào cánh tả Mỹ Latinh đã đẩy Mỹ khỏi khu vực “sân sau” truyền
      thống của mình, các nước chạy đua tranh giành ảnh hưởng tại đây và được
      đón nhận. Trung Quốc ngày càng tăng cường thương mại với khu vực này.
      Một Mỹ Latinh giàu tài nguyên thiên nhiên với các mỏ dầu, quặng sắt,
      đồng thật sự là miền đất hứa cho nền kinh tế phát triển phi mã của
      Trung Quốc.


      Trong khi đó, Nga tỏ rõ quyết tâm
      quay lại và mở rộng ảnh hưởng tại Nam Mỹ thông qua tăng cường hợp tác
      quân sự, năng lượng, thương mại với Venezuela, Brazil, Cuba, tái khẳng
      định vị thế của một cường quốc. Ngoài Nga, Trung Quốc, các nước Iran,
      Nam Phi, Ấn Độ,… cũng đang tiếp cận, tăng cường quan hệ với các nước
      với Mỹ Latinh. Với tài nguyên phong phú, dầu mỏ dồi dào, sự ổn định
      tương đối trong sản xuất và phân phối, Nam Mỹ đang nổi bật trên sân
      khấu kinh tế – chính trị thế giới.

      Thế giới sẽ đa cực hơn




      [table]






      Tổng thống mới của nước Mỹ Barack Obama có xoay chuyển được tình hình?


      [/table]
      Nền kinh tế toàn cầu đã rơi vào
      trạng thái rối loạn, giá lương thực, thực phẩm và nhiên liệu tăng đột
      biến trong nửa đầu năm 2008, tiếp theo là khủng hoảng tài chính xuất
      phát từ Mỹ, nước tư bản hàng đầu, gây chấn động các nền kinh tế phát
      triển và đang phát triển.


      Hệ thống tư bản thế giới đang
      trải qua một cuộc khủng hoảng nặng nề, và theo các nhà phân tích, dù có
      tránh được sự suy thoái trầm trọng thì cả thế giới cũng sẽ phải đối
      diện với thời kỳ dài nhiều gian khó. Về phương diện kinh tế, Mỹ không
      còn ở vị thế dẫn dắt mà cần nhiều sự phối hợp với các nước để giải
      quyết khủng hoảng.

      Nước Mỹ trong 8 năm ông Bush cầm quyền đã để
      lại một di sản nặng nề: kinh tế suy thoái, ngân sách thâm hụt nặng nề,
      quân đội bị cầm chân trong hai cuộc chiến chưa có lối ra, uy tín trên
      thế giới bị suy giảm trầm trọng.

      Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ
      trong tài liệu chuẩn bị cho vị tổng thống mới của Mỹ Barack Obama có
      tiêu đề “Xu hướng toàn cầu 2025, thế giới đã thay đổi” đã đưa ra nhận
      định quan trọng: thế giới tương lai sẽ là một thế giới đa cực. Một quốc
      gia không thể độc đoán đề ra ý định và điều kiện của mình cho các quốc
      gia khác.


      Đây cũng chính là điều Nga kêu
      gọi. Hơn thế nữa, cùng với các nước cùng quan điểm (con số này không
      phải nhỏ), Nga đã và đang có những bước tiến cụ thể để đạt mục tiêu
      này. Các chuyên gia tình báo Mỹ dự báo những nỗ lực này đang đạt được
      thành công. Khi đó, thế giới sẽ trở nên ổn định và dễ đón nhận hơn.


      LỆ THƯ


      [/table]

    9. #49
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt cuối năm


      Những bức ảnh ngộ nghĩnh năm qua





      [table]




      |


      [/table]








      24/01/2009 16:48





      [table]




      |






      |


      [/table]


      (TNO) Khủng hoảng tài chính, thiên tai, khủng bố… tất cả những điều đó
      chẳng thể làm cho năm qua kém đi phần vui nhộn. Mời độc giả “tham khảo”
      thế giới năm qua qua vài góc nhìn vui nhộn của những bác "phó
      nháy"nhanh taynhanh mắt.







      [table]






      Trình diễn thời trangtrên sàn catwalk? Hẳn là không phải vì các “người
      mẫu” hơi bị… già. Từ trái sang: Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi, Tổng
      thốngMỹ (vừa mãn nhiệm) George Bush và Thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda tại
      Hội nghịG8 ở Tokyo (Nhật). Các nhà lãnh đạo đang trong phiên chụp ảnh
      nên tranh thủ… diễn hơi điệu! - Ảnh: Reuters




      Cuộc hội ngộ giữa người cao nhất thế giới: Bao Xishun (2,36m) và người thấp nhất hành tinh: He Pingping (0,73m) - Ảnh: Reuters





      Giờ mình có nhau rồi

      Đời đẹp vì tiếng em cười

      Vượt ngàn trùng qua biển khơi

      Dắt dìu cùng về căn nhà mới…

      “Đôi uyên ương” Bill Wilson (trái) và Fernando Orlandi hồ hởi đưa nhau
      vào Tòa thị chính San Francisco (Mỹ) để làm lễ cưới trong ngày đầu tiên
      công nhận hôn nhân đồng tính - Ảnh: Reuters




      Trong một cửa hàng thời trang ở Lima (Peru) - Ảnh: Reuters




      McCain ơi, ông đang làm gì thế? Giữa chiến dịch tranh cử Tổng thống
      Mỹ,chính trị gia lão luyện John McCain đã có một phản ứng bảo đảm
      không đụng hàng! Tất nhiên, mấy tay nhà báo chẳng thể bỏ qua thời
      khắc... thú vị này - Ảnh: Reuters




      Hồi ức 60 năm về trước! - Ảnh: AFP




      Xin chào, rất vui được gặp tiền bối! Đó là cuộc hội ngộ giữa nhà khoa
      học với một xác ướp bọc da tại Festival khoa học quốc tế Edinburgh
      (Scotland) - Ảnh: Reuters




      Tại giải vô địch bơi mùa đông 2008 (London, Anh), dòng nước băng giá
      không ngăn chặn được hàng trăm người… ham vui, trong đó có khối ông già
      bà cả - Ảnh: Reuters




      Xem nhật thực. Ảnh chụp trên bãi biển Altai (Nga) -Ảnh: Reuters


      |



      [/table]

      Đoan Nhật





    10. #50
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt cuối năm

      THẾ GIỚI[table] Môi trường kinh doanh của Mỹ xấu nhất trong 27 năm qua
      Thứ hai, 26/01/2009, 18:59 (GMT+7)


      [table]






      Hàng hóa ế ẩm tại một cửa hiệu ở California, Mỹ do suy thoái kinh tế.


      [/table]
      Theo kết quả thăm dò của Hiệp hội
      kinh tế kinh doanh quốc gia Mỹ (NABE) công bố ngày 26-1, môi trường
      kinh doanh tại Mỹ đang ở giai đoạn xấu nhất trong vòng 27 năm qua.


      Cuộc thăm dò được tiến hành từ
      ngày 17-12 đến 8-1 cho thấy các điều kiện kinh doanh tại Mỹ trở nên khó
      khăn nhất kể từ năm 1982, thời điểm NABE bắt đầu các cuộc thăm dò.


      Khoảng 47% người được hỏi cho
      biết nhu cầu về dịch vụ và hàng hóa vốn luôn ở mức cao trong suốt thời
      gian qua đã sụt giảm mạnh, chỉ có 20% cho là nhu cầu này tăng.


      Các công ty cũng tỏ ra bi quan về
      triển vọng kinh doanh trong năm 2009 với 78% cho rằng GDP trong năm
      2009 còn thấp hơn năm 2008. Nhiều công ty cho biết trong nửa đầu năm
      2009 sẽ tiếp tục cắt giảm chi tiêu và sa thải công nhân do nhu cầu hàng
      hóa giảm, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất hàng hóa, tài chính, bất
      động sản, giao thông vận tải, truyền thông và hàng gia dụng. Đa số các
      công ty cho biết biện pháp để kích thích tiêu dùng là tiếp tục hạ giá
      sản phẩm.


      H.Q (theo Reuters)


      [/table]

    11. #51
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt cuối năm



      [table] Kinh tế thế giới 2009
      USD liệu có mất ngôi “bá chủ”?
      Thứ bảy, 24/01/2009, 16:15 (GMT+7)
      Từ
      60 năm nay, nền kinh tế Hoa Kỳ đứng ở vị trí số một thế giới, đồng đô
      la Mỹ là biểu tượng của quyền lực và vị thế lãnh đạo kinh tế của đất
      nước cờ hoa. Có một câu nói đầu môi của các nhà kinh tế học rằng “Khi
      nước Mỹ hắt hơi thì cả thế giới đều cảm lạnh”. Điều này đúng với thực
      trạng kinh tế toàn cầu hiện nay, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính xuất
      phát từ Phố Wall hồi giữa năm qua đang làm suy yếu nhiều nền kinh tế từ
      Đông sang Tây.



      [table]







      [/table]
      Kể từ sau Thế chiến thứ hai cho
      đến khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Bill Clinton vào năm
      1995, Chính phủ Mỹ theo đuổi chính sách “đồng đô la mạnh”.


      Là đồng tiền dự trữ chính của các
      nước, được sử dụng trong hầu hết các quan hệ thương mại quốc tế, đồng
      nội tệ mạnh đã khiến Mỹ có thể tài trợ cho những chi tiêu với nguồn vốn
      vay giá rẻ thông qua phát hành trái phiếu, mà chủ nợ là các nước có
      khoản dự trữ đô la dồi dào gửi trong các ngân hàng Mỹ.


      Thế nhưng bắt đầu nhiệm kỳ thứ
      hai của mình, Clinton đã thực hiện chính sách “đồng đô la yếu” nhằm mục
      đích đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt cán cân
      thương mại. Chính sách này mang lại hiệu quả và được người kế nhiệm là
      George Bush tiếp tục thực hiện.

      Nhưng chính sách này vẫn có
      mặt trái của nó. Đồng đô la yếu trong một thời gian dài đã khiến ngân
      hàng nhiều nước chuyển dự trữ ngoại tệ của mình sang đồng tiền khác,
      chủ yếu là euro - đồng tiền chung của cộng đồng Âu châu ra đời vào đầu
      thiên niên kỷ. Điều này khiến Mỹ mất đi phần nào nguồn tài trợ cho các
      chi tiêu và trái phiếu của nước này ngày càng xuống thấp. Cho đến sau
      biến cố 11-9, nhu cầu quốc phòng tăng vọt vì phải cáng đáng hai cuộc
      chiến tranh ở Afghanistan và Iraq đã làm ngân sách của Mỹ thâm hụt nặng
      nề, bước đầu nền kinh tế lâm vào suy thoái.

      Cuộc khủng hoảng
      là sự khởi đầu một quá trình mất giá của đồng đô la Mỹ. Vậy mà đáng
      ngạc nhiên, tờ giấy bạc màu xanh ấy vẫn tiếp tục là đơn vị chuẩn để đo
      phần lớn các hoạt động kinh tế thế giới và đang khiến nhiều nước phải
      góp phần cứu để nó không bị tuột dốc. Điều này làm người ta nghĩ đến
      một câu nói đầy ngạo mạn của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ John Connally
      vào đầu thập niên 70 của thế kỷ 20 rằng: “Tiền của chúng tôi, nhưng là vấn đề của quý vị”.

      Câu
      hỏi đặt ra hiện nay là liệu trong cơn suy thoái dự báo sẽ còn kéo dài
      nhiều năm của nền kinh tế Mỹ, quyền bá chủ của USD được khẳng định từ
      năm 1932 sau khi đồng bảng Anh thoái trào, có bị lung lay hay không và
      khi nào một trật tự mới về tiền tệ được thiết lập?

      Đã có không
      ít nhận định khác nhau chung quanh số phận của đồng tiền này. Avinash
      Persaud, Chủ tịch Intelligence Capital Limited, cho rằng “Cuộc khủng
      hoảng tài chính ngày nay sẽ chấm dứt nhanh việc đồng đô la Mỹ được lưu
      trữ như tiền tệ của thế giới”. Hay như nhà báo kinh tế Rana Foroohar
      của Tạp chí Newsweek nhận định “Sự mất giá của USD đang báo hiệu một
      thời đại kinh tế mới, các quốc gia đang giảm dần sự lệ thuộc vào Mỹ”.
      Thế nhưng nhiều chuyên gia tiền tệ, trong đó có George Soros, nhà tỷ
      phú giàu kinh nghiệm, được xem là “gã phù thủy” trên thị trường tài
      chính thế giới, lại không nghĩ như vậy khi ông khẳng định: “Đô la Mỹ
      không dễ gì bị hạ bệ. Tôi không tin rằng đồng euro có thể thay thế đồng
      đô la Mỹ và hệ thống dự trữ hai đồng tiền sẽ không vững chắc”.

      Suy
      cho cùng thì sức mạnh của đồng tiền một nước tùy thuộc phần lớn vào sức
      mạnh nền kinh tế nước đó. Nền kinh tế Mỹ đang thời kỳ suy thoái nhưng
      không phải là nền kinh tế yếu và có đủ điều kiện lấy lại sức khỏe của
      mình nhờ khả năng thích nghi với thực tế.

      Ngân hàng Thế giới
      hồi năm 2007 công bố danh sách Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới thì
      Mỹ vẫn dẫn đầu với GDP 13.840 tỷ USD, chiếm 25,3% GDP toàn thế giới
      (54.667 tỷ USD) và gấp ba GDP của nước đứng thứ hai là Nhật Bản.



      [table]






      Nhu cầu quốc phòng tăng vọt khiến ngân sách bị thâm hụt đã góp phần đẩy kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái? Ảnh: NET


      [/table]
      Số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế
      vừa công bố cũng cho thấy từ cuối năm 2005 đến giữa năm 2008, lượng dự
      trữ trên toàn thế giới đã tăng từ 4.176,6 tỷ USD lên 7.008,1 tỷ USD,
      trong đó, hơn 60% là trái phiếu của Chính phủ Mỹ. Hóa ra niềm tin của
      thiên hạ vào đồng tiền Mỹ không suy giảm bao nhiêu.

      Mỹ là quốc
      gia nhập khẩu mạnh nhất thế giới. Khi nhu cầu của người Mỹ tăng cũng có
      nghĩa là lượng hàng hóa xuất khẩu của các nước vào Mỹ tăng. Đó là lý do
      giải thích tại sao nhiều nước đổ xô vào giúp đỡ Mỹ để giữ cho đồng USD
      không bị mất giá, đồng nghĩa với việc giữ cho giá trị tài sản của họ
      tính bằng đồng đô la không bị bốc hơi.

      Trong tình hình ấy, đồng
      euro dù muốn vươn lên ngôi bá chủ cũng không được vì nền kinh tế châu
      Âu một thời gian quá dài lệ thuộc vào kinh tế Mỹ và ngày càng có nhiều
      nạn nhân của cuộc khủng hoảng là các quốc gia bên kia bờ Đại Tây Dương.
      Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới là Đức phải bỏ ra những khoản tiền lớn
      để cứu hệ thống ngân hàng của mình. Nền kinh tế thứ tư thế giới là Anh
      phải lo giải cứu một số “ông lớn”; ba nước Bỉ, Hà Lan, Luxembourg phải
      chung lưng để cứu các tập đoàn tài chính, Iceland thì suy sụp toàn
      diện. Pháp đã phải bỏ ra những khoản tiền lớn cấp phát cho người dân
      tiêu xài để kích cầu nền kinh tế đang có chiều hướng suy thoái. Do vậy
      mà đồng euro khó trở thành chỗ “trú ẩn” của các nhà đầu tư.


      châu Á, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới là Nhật, hoặc như Trung Quốc
      đang vươn lên vị trí thứ ba và cũng là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, hiện
      đang phải đối phó với những hệ lụy từ cơn chấn động tài chính cách xa
      nửa vòng trái đất. Điều này giải thích tại sao vào năm 2006, dù kinh tế
      Mỹ bị ảnh hưởng của thị trường bất động sản sụt giá, nhưng vẫn thu hút
      được 175,4 tỷ USD và trở thành nước thu hút đầu tư lớn nhất thế giới.
      Năm 2007 kinh tế Mỹ tụt dốc và đối diện với suy thoái nhưng giao thương
      giữa các công ty Mỹ với các công ty nước ngoài vẫn tăng trưởng 40%.

      Vào
      cuối năm 2008, giá dầu trên thế giới hạ xuống đến mức ít ai ngờ do tác
      động dây chuyền của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhiều người cho rằng
      đây là thời cơ cho đồng đô la lấy lại sức khỏe. Thế nhưng chưa biết
      điều này có trở thành hiện thực không, khi kinh tế Mỹ vẫn chưa có dấu
      hiệu phục hồi.

      Với Việt Nam chúng ta thì nền kinh tế vẫn chưa
      thoát khỏi ảnh hưởng của đồng USD khi mà xuất khẩu đang chiếm hơn phân
      nửa GDP và 89% các hợp đồng thương mại quốc tế được thực hiện thông qua
      đồng tiền này (euro chỉ chiếm khoảng 7% và đồng yên của Nhật khoảng
      3%).


      Đã có lúc giữa cơn suy thoái kinh
      tế toàn cầu, chúng ta cứ tưởng rằng mình thừa đô la nhưng thực chất đó
      chỉ là sự nhầm lẫn. Vị trí độc tôn của đồng đô la Mỹ trong nền kinh tế
      Việt Nam là không hề thay đổi khi chúng ta đang cần nhiều đồng ngoại tệ
      mạnh này để trả nợ quốc tế, đang kêu gọi các nhà đầu tư đổ vốn vào làm
      ăn và trân trọng những khoản kiều hối tính bằng USD từ người Việt khắp
      nơi trên thế giới gửi về.


      TRẦN TRỌNG THỨC


      [/table]

    12. #52
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt đầu năm



      Kinh tế năm mới: “Dứt khoát với những nếp cũ”


      KIM THÁI
      26/01/2009 10:43 (GMT+7)

      [img]http://images.vneconomy.vn/Images/Uploaded/Share/2009/01/2009012302064918/00209.jpg" id="imgTinChiTiet" style="width: 310px; height: 265px;">

    13. #53
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt đầu năm



      Thứ Tư, 28/01/2009,19:01
      Obama: Mỹ không phải là kẻ thù của các nước Hồi giáo


      TPO – Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền
      hình Ả rập Al-Arabiya mới đây, tân Tổng thống Barack Obama khẳng định
      Mỹ không phải là kẻ thù của các quốc gia Hồi giáo.





      [table]






      Tổng thống Barack Obama trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Ả rập Al-Arabiya, trụ sở tại Dubai. Ảnh: AP.


      [/table]
      "Mỹ không phải là kẻ thù của các bạn" – Obama khẳng
      định trong cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Ả rập
      Al-Arabiya có trụ sở tại Dubai. Đây là cuộc trả lời phỏng vấn chính
      thức đầu tiên kể từ khi Obama trên cương vị Tổng thống Mỹ.


      Tân Tổng thống da màu cho biết Mỹ đã mắc một số sai
      lầm trong quá khứ nhưng Mỹ và các quốc gia Ả rập luôn tôn trọng lẫn
      nhau từ nhiều năm qua, không có lý do gì để hai bên không khôi phục lại
      mối quan hệ.


      Obama chính thức tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1 và hứa
      sẽ cải thiện hình ảnh nước Mỹ trên trường quốc tế. Ngay ngày làm việc
      đầu tiên, ông đã gọi điện cho nhiều nhà lãnh đạo Ả rập và cử đặc phái
      viên George Mitchell tới Trung Đông, nỗ lực tìm cách chấm dứt cuộc xung
      đột giữa Israel và Palestine từ 6 thập kỷ qua.


      "Chúng tôi không thể không suy nghĩ về cuộc xung đột
      giữa Israel và Palestine, không thểkhông xem xét những gì đang diễn ra
      ở một số quốc gia khác như Syria, Iran, Lebanon, Afghanistan hay
      Pakistan" – Obama phát biểu.


      Tân Tổng thống Mỹ cũng nói đến việc Mỹ đưa quân tới
      Iraq và Afghanistan hiển nhiên sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ trong thế
      giới Ả rập. Nhưng Mỹ sẽ sớm rút quân khỏi Iraq.


      Về vấn đề hạt nhân gây nhiều tranh cãi của Iran, Obama cho biết Mỹ luôn sẵn sàng chờ đón một cuộc đối thoại với Tehran.


      Như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, Obama sẽ sớm có bài phát biểu từ thủ đô một quốc gia Hồi giáo.


      Việt Thụy
      Theo Tân Hoa Xã, Reuters, AFP


    14. #54
      Ngày tham gia
      Jun 2007
      Bài viết
      389
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt đầu năm

      Hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay ngân hàng


      Trong năm 2009, các tổ chức, cá nhân vay vốn sản xuất
      kinh doanh sẽ được ngân hàng trừ 4% lãi vay. Đây là một phần trong kế
      hoạch kích cầu 1 tỷ USD vừa được Chính phủ phê duyệt nhằm hỗ trợ nền
      kinh tế trong bối cảnh suy thoái lan rộng trên thế giới.


      Quyết định 131 về hỗ trợ lãi
      suất được Thủ tướng ký ban hành và có hiệu lực từ ngày 23/1, áp dụng
      cho các khoản vay bằng đồng Việt Nam có thời hạn tối đa 8 tháng. Mức
      lãi suất hỗ trợ khách hàng vay là 4%, tính trên số tiền vay và thời hạn
      cho vay thực tế, nằm trong khoảng thời gian từ 1/2 đến 31/12. Ngoại trừ
      13 đối tượng không thuộc diện hỗ trợ lãi suất, tất cả các cá nhân,
      doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã vay vốn lưu động để sản xuất kinh
      doanh đều được ngân hàng giảm lãi suất theo quyết định của Thủ tướng.


      Tham gia chương trình này là
      các thương mại quốc doanh, cổ phần, liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước
      ngoài hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Ngay trong 10
      ngày đầu tháng 2, các ngân hàng sẽ gửi giấy đăng ký và kế hoạch hỗ trợ
      lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước và thực hiện ngay việc hỗ trợ lãi suất
      cho khách hàng. Khi thu lãi vay, các ngân hàng giảm trừ số tiền lãi
      phải trả cho khách hàng, không được từ chối giảm lãi suất nếu khoản vay
      thuộc đối tượng được hỗ trợ. Ngân hàng được hoàn trả số tiền lãi giảm
      trừ từ Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở báo cáo định kỳ hằng quý.


      Kế hoạch kích cầu qua lãi suất
      được Thủ tướng đề cập chính thức tại Hội nghị tổng kết ngành ngân hàng
      cuối tháng 12/2008. Theo tính toán, với 17.000 tỷ đồng kích cầu của
      Chính phủ, doanh nghiệp sẽ được hưởng 420.000 tỷ đồng vốn vay với lãi suất ưu đãi
      (giảm 4% so với thông thường). Trong chương trình kích cầu bằng lãi
      suất này, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là đối tượng được quan tâm nhiều
      nhất. Chính phủ kỳ vọng hỗ trợ giảm lãi suất sẽ giúp giảm giá thành sản
      phẩm hàng hóa, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc
      làm trong điều kiện nền kinh tế chịu tác động của khoảng hoảng tài
      chính và suy thoái trên thế giới.


      Song Linh


    15. #55
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt đầu năm



      [table] Chín xu hướng năm 2009 trong bối cảnh thế giới biến động
      04:40' 28/01/2009 (GMT+7)

      Cho
      dù bạn có tin hay không, năm 2009 sẽ là năm của sự cộng tác, mạng xã
      hội, sự lên ngôi của cá nhân, các dịch vụ theo yêu cầu, sống trong nhà
      có vườn, các hệ thống giá trị thay đổi ...




      [table]








      Kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2008. (Ảnh: Thedigeratilife)


      [/table]
      1. Cộng tác:
      Suy thoái kinh tế trong năm 2008 đã
      cho thấy rằng nó là "môi trường lý tưởng" cho xu thế này phát triển.
      Ngân sách eo hẹp dần và những dòng tiền ảo đã buộc mọi người và doanh
      nghiệp phải thiết lập những mối quan hệ mà hai bên cùng có lợi nhằm
      giảm thiệt hại do tình trạng suy thoái gây ra. Kết hợp thương hiệu đã
      trở thành một thuật ngữ marketing phổ biến năm 2008 và nền kinh tế toàn
      cầu đầy bất ổn lại là động lực để cho xu hướng được coi là cơ hội thực
      tế, nếu không muốn nói là cần thiết.


      Ngành hàng không đang kêu gọi các
      doanh nghiệp hợp sức để vượt qua khó khăn sau khi thua lỗ đến 4 tỷ USD
      trong ba quí đầu năm 2008 do lượng hành khách và hàng hoá vận chuyển
      sụt giảm mạnh. Hãng hàng không British Airways của Anh hiện tại đang
      trong quá trình đàm phán sáp nhập với Quantas đồng thời tiến hành các
      cuộc thương lượng tương tự với Iberia, trong khi hãng này cũng đang tìm
      kiếm một liên minh xuyên đại tây dương với Hãng hàng không American
      Airlines của Mỹ.


      Ở mức độ hộ gia đình, nhiều gia đình
      có hoàn cảnh khó khăn về tài chính cũng đã bắt đầu chung lưng đấu cật
      với nhau với nhau bằng cách chia sẻ chỗ ở cũng như gom góp các nguồn
      lực khác. Các gia đình đa thế hệ cũng như một thế hệ, hay các cặp vợ
      chồng mới li hôn cũng chấp nhận sống cùng nhau để cắt giảm chi phí và
      thuận tiện trong việc hỗ trợ nuôi dạy con cái.


      Xu hướng này phản ánh ở các khái niệm
      khác như phong trào phần mềm nguồn mở trong ngành công nghệ thông tin
      nơi mà khái niệm chia sẻ và cộng tác được cho là hướng đi mới thay thế
      tư tưởng truyền thống về sở hữu mang tính cục bộ đã lạc hậu và có nhiều
      hạn chế.


      2. Dịch vụ mạng xã hội là lực lượng huy động


      Các dịch vụ mạng xã hội như MySpace,
      Facebook và Twitter tạo kết nối giữa mọi người theo cách thức mà trước
      đây chưa từng có. Chúng ta đang trải qua giai đoạn "trăng mật" của
      truyền thông tân tiến và chúng ta cũng đang bắt đầu nắm bắt tiềm năng
      đích thực của hình thức liên kết nối. Các cá nhân có thể thảo luận bất
      cứ chủ đề nào mà họ thấy hấp dẫn với những người cùng khuynh hướng. Mọi
      người lập diễn đàn hoặc nhóm để chia sẻ thông tin với nhau.


      Phạm vi của các cuộc chuyện trò ngày
      nay hoàn toàn không thể tưởng tượng được, kể từ những điều vô thưởng vô
      phạt như độc tính trong nhựa cây thông cô đặc cho tới nghiên cứu so
      sánh về máy chơi game Nintendo trong những năm 1970. Các nhóm phổ biến
      đang giữ được chỗ đứng và dần dần trở thành một lực lượng quan trọng.


      Lấy ví dụ về vụ việc gần đây với
      Coca-Cola với một ý tưởng lớn. (Lưu ý rằng Coca-Cola là một tập đoàn đa
      quốc gia lớn vậy tại sao nó lại ảnh hưởng bởi một tiếng nói đơn lẻ?)


      Tuy nhiên điều mà Simon Bery, một
      người có ý tưởng lớn, làm là khởi tạo một nhóm trên Facebook với chủ đề
      "Hãy nói với Coca-Cola về bảo vệ trẻ em thế giới" và mời tất cả bạn bè
      anh ta tới tham gia, những người này sau đó lần lượt mời thêm những
      người bạn của họ. Ý tưởng này nhằm sử dụng tiếng vang của Coca-Cola và
      rộng hơn là hệ thống phân phối của hãng để gửi muối súc miệng hydrát và
      các loại thuốc men tới những nơi nghèo nhất ở châu Phi.


      Lí do gì để Coca-Cola có thể nói
      không? Cho nên, một website ra đời mang tên ColaLife, được thiết kế
      nhằm mở rộng nhóm Facebook và khuyến khích ý tưởng cũng như sự giúp đỡ
      từ các thành viên tham gia trong cộng đồng.


      Năm 2009 chúng ta sẽ thấy sức mạnh
      của các dịch vụ mạng xã hội tăng lên khi mọi người nhận ra rằng cùng
      chung sức với nhau họ sẽ tạo ra một ảnh hưởng rất tích cực.


      3. Lập bản đồ địa lý:


      Lập bản đồ địa lý gần như gắn liền
      với thế giới của chúng ta. Sự ra đời của công cụ tìm kiếm Google là một
      cuộc cách mạng của loài người trên con đường tiếp cận thông tin. Tìm
      kiếm chọn lọc và đo đạc khiến cho việc tiếp cận thông tin trở nên nhanh
      và dễ dàng hơn. Với sự ra đời của bản đồ số GoogleMaps và công nghệ
      định vị toàn cầu di động GPS, chúng ta đang chứng kiến một dạng kết hợp
      chưa từng có trong tìm kiếm đáp ứng 100% yêu cầu, sở thích của khách
      hàng từ tâm trạng đến loại khạch sạn ưa thích.


      IFeelLondon, IFeelNewYork và
      IFeelToronto đều có dịch vụ tìm kiếm khu vực theo sở thích của khách du
      lịch. Những hoạt động phù hợp với người thể trạng yếu lại không hợp với
      những người thích sự năng động. Tìm kiếm theo tâm trạng sẽ giúp có được
      những thông tin chi tiết về một thành phố nhiều hơn bất cứ một quyển
      hướng dẫn nào có bán trên thị trường, giúp thoả mãn nhu cầu rộng lớn
      của mọi người.


      Tưong tự, SeeYourHotel là trang tìm
      kiếm địa phương cho phép người sử dụng có thể quan sát những bức hình
      về phòng khách sạn và khu vực phụ cận, cũng như có thể đọc các nhận xét
      của người đi trước (các chủ khách sạn quan niệm rằng: Hãy cư xử với
      khách như thể họ là người đến lấy tin cho tờ New York Times).


      EatBite, hiện tại chỉ cung cấp tại
      New York, cho phép những người muốn đi nhà hàng có thể tham khảo những
      địa điểm gần nhất, giá cả, và thực đơn - những tìm kiếm theo yêu cầu
      người dùng cơ bản nhất. Riêng tôi, tôi thích thưởng thức một bánh pizza
      không quá 15 USD tại môt cửa hàng gần toà nhà Empire State nhất.



      [table]








      Suy thoái kinh tế trong năm 2008 là "môi trường lý tưởng" cho xu thếcộng tác giữa các doanh nghiệp phát triển. (Ảnh: Daylife)


      [/table]
      4. Thiết kế hệ thống khép kín:

      Hiển nhiên là chúng ta cần một cách
      sống mới khi mà cách sống cũ đơn giản là không còn phù hợp nữa. Rác
      thải tiếp tục chất đống tại các bãi rác vì máy móc, cái đã thay đổi thế
      giới trong cuộc cách mạng công nghiệp, vẫn đang xả những sản phẩm độc
      hại ra thế giới này. toàn bộ hệ thống vận hành này cần được cải tổ lại.



      William McDonough, một hoạt động môi
      trường và một nhà kiến trúc sư, đã kiến nghị thay đổi toàn bộ cách mà
      chúng ta đã thực hiện trước đến giờ. McDonough và công sự của ông, kĩ
      sư hoá học Michael Braungart, đã phát triển một qui trình thiết kế công
      nghiệp có khả năng cắt giảm hiệu quả hoàn toàn lượng rác thải. Hệ thống
      Cradle-to-Cradle (hay nôi tới nôi), hay C2C (đối lập với hệ thống
      cradle-to-grave - nôi tới mồ) sử dụng phương pháp tiếp cận sinh học,
      kết hợp hài hoà giữa công nghệ của con người với qui trình biến đổi
      sinh thái. Đối với mô hình này, tất cả nguyên liệu thô sống sẽ được coi
      như chất dinh dưỡng và vận hành giống quá trình tuần hoàn của một cây,
      khi chết đi sẽ phân huỷ và trở thành thức ăn cho các loài thực vật
      khác. Tất cả các phần trong một tổng thể có thể phá vỡ và tái tạo thành
      những phần mới.


      Trong năm 2009, tái thương mại sẽ
      đóng vai trò quan trọng với các doanh nghiệp nhỏ lẻ và ngày càng nhiều
      doanh nghiệp tiến hành kinh doanh theo hướng xoay vòng. Đối với những
      doanh nghiệp lớn, hầu hết đang trông ngóng các biện pháp để giảm thiểu
      rác thải và cải thiện uy tín công cộng, sẽ tiếp tục tìm kiếm những giải
      pháp tối ưu nhất cho quản lý rác thải.


      McDonough Braungart Design Chemistry
      đã thực hiện nhiều dự án lớn cho các công ty toàn cầu như Nike, Ford và
      Gap cùng với vài dự án khác cho chính phủ Trung Quốc. Nếu như họ đã tin
      tưởng tại sao chúng ta lại không.


      5. Sự lên ngôi của cá nhân:


      Đã có phản ứng mạnh đối với việc hàng
      hoá được sản xuất tràn lan, đặc biệt ở mảng thị trường cho người tiêu
      dùng trưởng thành. Một số lớn người tiêu dùng mong muốn được hưởng chăm
      sóc đặc biệt, không phải như đối với thị trường tiêu dùng phổ thông
      phục vụ những khách hàng chung. Họ ngược lại là những cá nhân với thị
      hiếu riêng và sở thích cụ thể.


      Bất kể ngành của bạn thuộc lĩnh vực
      nào, thì để thu hút khách hàng, bạn cần cung cấp thêm cho họ những sản
      phẩm hay dịch vụ đáp ứng được tốt nhất nhu cầu, thị hiếu cá nhân từng
      khách hàng.


      Những công ty như Nike đã tuân theo
      nguyên tắc này, chứng minh bằng sự ra đời của mẫu thiết kế giầy để chơi
      quần vợt DIY (design-it-yourself - tự thiết kế), và được coi đã đạt
      bước tiến lớn bất chấp vụ lùm xùm về việc lạm dụng lao động trẻ em cuối
      những năm 90 thề kỉ trước. Lợi nhuận của Nike đã tăng từ 6,4 tỷ USD năm
      1996 (thời điểm bắt đầu vụ kiện tụng đầu tiên) lên 17 tỷ USD năm 2007
      cho thấy Công ty đã đi đúng hướng.


      Phương châm "hãy làm cái gì đó và sau
      đó chúng ta sẽ bán nó" đang dần được thay thế bởi nguyên tắc "hãy để
      khách hàng thiết kế còn chúng ta sẽ sản xuất nó cho họ". Xu thế này
      đang ngày càng trở nên phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống.



      Tự biểu hiện cũng là một nhân tố
      chính đối với xu hướng mang tính chất chủ nghĩa cá nhân này, cái cho
      thấy một sự tương phản mạnh mẽ đối với việc chống toàn cầu hoá và sự
      khác biệt với tâm lý phổ thông. Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ tìm thấy
      thêm những cách khác để thể hiện cái tôi của họ, nhất là khi họ cảm
      thấy mình bị ăn chặn tiền bạc.


      6. Cách mạng tiêu dùng:


      Sự gia tăng cái tôi cá nhân cũng có
      nghĩa rằng một cuộc cuộc cách mạng đáng kể đang diễn ra. Người tiêu
      dùng đã tiến bộ nhanh hơn chúng ta nghĩ, từ tiêu dùng thụ động tới
      "tiêu dùng tích cực xông xáo" như những gì mà Flux gọi, và mấu chốt của
      cuộc cách mạng này đến từ sự không chắc chắn về nguồn gốc xuất xứ.


      hai xu hướng dường như đối nghịch
      nhau, là dịch chuyển sinh thái và công nghệ tương tác, đang cùng làm
      hình thành nên một người tiêu dùng rất khắt khe và rất khó để phân
      loại. Hệ thống Internet và kênh TV đã cung cấp lượng tri thức chung cho
      mọi người trên toàn cầu trong khi thế giới blog cung cấp một lượng khác
      nhanh và hiệu quả giúp khơi thông thất vọng và không hài lòng của họ.
      Thêm vào đó, những vấn đề gia tăng về môi trường đã trở được xã hội
      nhận thức rõ ràng hơn.


      Những điều trên thực sự là cơn ác
      mộng tồi tệ nhất của nhà bán lẻ. Những khách hàng mới này chú trọng
      quan tâm không chỉ đến thương hiệu mà còn các dịch vụ chăm sóc và tính
      minh bạch của công ty. Nếu anh có khả năng cá nhân hoá từng chi tiết từ
      cái ga trải giường đến món điểm tâm sáng trong thế giới ảo, tại sao
      (khách hàng yêu cầu) anh không thể làm được điều tương tự trong thế
      giới thực? Điều này được biết như là "khoảng cách của quá trình thay
      đổi", sự lệch pha giữa công nghệ tiên tiến và nỗ lực đáp ứng của tập
      thể để bắt kịp những thay đổi mà công nghệ mang lại.


      Đối với các nhà bán lẻ và các tâp
      đoàn, một cơ sở tốt để khởi nghiệp là hãy chuyển từ "đây là sản phâm
      của tôi hãy mua nó" sang "cám ơn rất nhiều vì đã lựa chọn sản phẩm của
      tôi", vì thực tế là người tiêu dùng hiện nay có rất nhiều cơ hội lựa
      chọn.



      [table]





      Xu hướng tự thiết kế (design-it-yourself) sẽ phát triển. (Ảnh: coroflot)
      [/table]
      7. Sống trong nhà có vườn



      Đó có thể là do ảnh hưởng hệ luỵ từ
      suy giảm kinh tế hoặc áp lực từ phong trào xanh, nhưng dù nhìn nhận
      theo cách nào, mọi người cũng phát hiện nhiều người làm vườn và trồng
      loại rau riêng của họ. Những người chưa có kinh nghiệm thì thử sức với
      cây cỏ, nhưng với người trồng rau theo mùa vụ thì có thể nói cho bạn
      biết lúc nào là phù hợp để trồng "pak choi" hoặc chỗ nào thì trồng măng
      tây. Những người thức thời đang chạy theo cái gọi là cottage garden
      (nơi bạn có thể trồng lẫn cả rau và hoa) đối ngược với cái gọi được là
      kitchen garden (nơi bạn có những khoảng trồng rau riêng).


      Dù theo cách nào, khả năng tài chính
      eo hẹp hơn có nghĩa là bạn phải chấp nhận để khách mời "mang theo thức
      ăn" tới buổi tiệc mà bạn tổ chức. Người khách mời hẳn sẽ rất vui vẻ khi
      có cơ hội cho người khác biết khả năng làm vườn của mình bằng những sản
      phầm trồng được.


      Flux dự đoán rằng rau trồng tại vườn nhà sẽ trở thành biểu tượng của tài sản trong xã hội.


      8. Hệ thống giá trị thay đổi:


      Trong một kỳ xuất bản gần đây, Tạp
      chí Fortune đã đặt vấn đề rằng điều gì có thể gây sợ hãi thực sự cho
      công ty sản xuất hàng hiệu đắt tiền. Tạp chỉ đưa ra câu hỏi "Thậm chí
      khi nền kinh tế toàn cầu đã ổn định, ai sẽ muốn mua những chiếc túi giá
      2.000 USD hoặc những chiếc đồng hồ 5.000 USD? Hay là liệu có nguy cơ
      nào về việc những thương hiệu danh tiếng cũng sẽ cùng cảnh ngộ với các
      hãng non trẻ và trở thành thứ mọi nguời đều muốn lãng quên?


      Chủ tịch hội đồng quản trị của Saint
      Laurent, ông Valeria Hermann, gọi tình trạng kinh doanh hiện tại là
      "cuộc khủng khoảng của các giá trị" và Flux cũng đồng ý như vậy. Trong
      năm vừa qua, nhận thức và tư duy người tiêu dùng đã cơ bản thay đổi. Kỉ
      nguyên của thời trang dùng một lần và tiêu dùng chơi trội đã nhường chỗ
      cho những thiết kế cradle-to-cradle, bền và có thể tái chế. Sự chuyển
      dịch này đã khiến mọi người nhận định lại về khái niệm xa xỉ: Nó không
      phải là cái gì hữu hình, mà tốt hơn là cái có thể chia sẻ được và lý
      tưởng nhất là cái gần gũi thân thiện với bạn nhất.


      Các tập đoàn cũng nhận thấy sự lên
      xuống của tâm trạng. Bill Gates tiên phong với chiến dịch "chủ nghĩa tư
      bản sáng tạo": Một nỗ lực để kéo giãn phạm vi thị trường nhờ đó các
      công ty có thể thu lợi bằng cách làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng
      hơn. Và cuộc cách mạng bắt đầu. Nếu các công ty nào đã tiết kiệm tiền
      để tham gia các hiệp ước, bây giờ họ lại nằng nặc có kết nối với CSI.
      Đó không chỉ đơn giản là gắn logo vào thứ gì đó, mà cần kinh doanh bằng
      cả trái tim.


      9. Máy tính và sự tịnh tâm


      Những ngày này dường như ngày càng
      khó khăn hơn để nắm bắt cơn lũ thư điện tử và tin nhắn và trong khi
      chúng ta đấu tranh để làm sạch hộp thư và quản lý được cuộc sống ảo, có
      một nhu cầu cấp bách để giữ bản thân trước khi bị cơn lốc công nghệ
      cuốn đi mất.


      Cuộc sống ảo, đối với nhiều người
      trong chúng ta, đã thâm nhập vào toàn bộ cơ thể - trực tuyến là nơi đầu
      tiên chúng ta tìm kiếm thứ gì đó, có thể là những chỉ dẫn, số điện
      thoại hay thông tin sản phẩm. Khi chúng ta về nhà, chúng ta bật TV và
      thư giãn sau một ngày làm việc vất vả, vài người trong chúng ta có thể
      chơi game.


      Ngày nay chúng ta tiếp xúc với các
      loại màn hình (di động, máy tính, ti vi) nhiều hơn với những người xung
      quanh. Nhưng về lâu dài, những cuôc gọi tinh tế sẽ mang đến một tiếp
      cận chính thống hơn đối với cuộc sống, khi chúng ta nhận ra nhu cầu
      được nuôi dưỡng bản thân cả về tinh thần và vật chất trong một thực tế
      chân thực. Một bài tập thể dục để làm giảm căng thẳng không giúp được
      nhiều. Bài thực hành đáng lưu tâm hơn như thiền, yoga trở nên dễ chấp
      nhận như một phần tất yếu của cuộc sống. cững như những tín ngưỡng tôn
      giáo cổ như Kabbalah đã giúp tìm về cội nguồn tư tưởng. Những điều
      thiết thực đó sẽ cho cảm giác được kết nối với cuộc sống tốt hơn
      Internet, khi mà mọi người cứ cố gắng tìm ra ý nghĩa trong thế giưói
      tâm linh.


      Năm 2009, mọi người sẽ có xu hướng tìm kiếm nền tảng đảm bảo chắc chắn giữa một trận bão thông tin của thế giới ảo.

      [*]
      Hà Linh (Theo Bizcommunity)[/list][/table]

    16. #56
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt đầu năm



      [table] Trò chơi trách móc bắt đầu tại Diễn đàn Davos
      00:05' 30/01/2009 (GMT+7)

      Cuộc
      hội ngộ hàng năm của các chính trị gia và lãnh đạo kinh doanh tại Diễn
      đàn Kinh tế thế giới ở Davos thường là thời điểm để kỷ niệm chiến thắng
      của chủ nghĩa tư bản toàn cầu và là nơi để các nước đứng ngoài đươc
      phép gia nhập. Tuy nhiên, lần này mọi thứ lại rất khác biệt.




      [table]





      Chủ đề của Diễn đàn Kinh tế thế giới 2009 là Định hình thế giới sau khủng hoảng (Reuters)
      [/table]Uy
      tín của các ngân hàng đang xuống thấp. Tại phiên khai mạc, Thủ tướng
      Nga và Thủ tướng Trung Quốc đã đổ lỗi cho Mỹ về cuộc khủng hoảng kinh
      tế toàn cầu và kêu gọi cải cách mạnh mẽ hệ thống tài chính thế giới.


      Liệu cuộc khủng hoảng tài chính đang
      ngày càng trầm trọng này sẽ khiến các lãnh đạo chính trị buộc tội hay
      hợp tác với nhau, bất chấp những hy vọng tại hội nghị của nhóm G20 vào
      mùa thu năm ngoái?


      Khẩu chiến giữa Trung Quốc và Mỹ về
      khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã bắt đầu hồi tuần trước, với việc tân Bộ
      trưởng Tài chính Mỹ là Tim Geithner chỉ trích Trung Quốc "thao túng
      tiền tệ" và hành động đó đã dẫn tới thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với
      Trung Quốc.


      Trong bài diễn văn đầu tiên ở Davos,
      Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc đã phản công, đổ lỗi cho nhà chức
      trách Mỹ về cuộc khủng hoảng hiện nay. Trong số các nguyên nhân khủng
      hoảng, ông viện dẫn "các chính sách kinh tế vĩ mô không phù hợp của một
      số nền kinh tế và mô hình phát triển không bền vững của các nền kinh tế
      đó" - rõ ràng ám chỉ tỷ lệ tiết kiệm thấp và tiêu dùng cao của kinh tế
      Mỹ - và "thất bại của cơ chế giám sát và quản lý tài chính".


      Ông Ôn Gia Bảo cũng đổ lỗi cho các
      ngân hàng về "việc mù quáng chạy theo lợi nhuận" và "quản lý lỏng lẻo".
      Những thiếu sót đó đã khiến kinh tế thế giới "rơi vào tình trạng khó
      khăn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái".


      Góp thêm vào những lời chỉ trích trên
      là Thủ Tướng Nga Putin, người nói rằng "quản lý chất lượng kém" đã "dẫn
      tới sự sụp đổ của hệ thống tài chính hiện nay". Ông Putin cũng chỉ
      trích sự phụ thuộc của thế giới vào đồng đôla Mỹ. "Sự phụ thuộc quá mức
      vào đồng tiền dự trữ duy nhất này là rất nguy hiểm đối với kinh tế thế
      giới", ông nói.


      Dù sự chỉ trích có là gì đi nữa thì
      các nỗ lực cải cách kinh tế toàn cầu sẽ vẫn phụ thuộc vào các hành động
      ở Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mỹ chấp nhận một số lời chỉ trích
      về thất bại quản lý song cải cách kinh tế quốc tế không phải là ưu tiên
      hiện nay của Mỹ.


      Các nhà hoạch định chính sách Mỹ, kể
      cả Bộ trưởng Tài chính Geithner, đã không tham dự Diễn đàn Davos để tập
      trung vào việc thuyết phục Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch kích thích
      kinh tế trị giá 825 tỷ USD. Họ cũng đang xem xét các kế hoạch mới nhằm
      hỗ trợ hệ thống tài chính Mỹ vẫn rất yếu và cải cách hệ thống quản lý
      ngân hàng.


      Có lẽ phải tới tháng 4, khi Tổng
      thống Mỹ Obama tham dự Hội nghị thượng đỉnh kinh tế toàn cầu G20 tại
      Anh, các kế hoạch cải cách kinh tế quốc tế của Mỹ mới được tiết lộ. Và
      do Mỹ vẫn giữ quyền phủ quyết tại các tổ chức quốc tế then chốt như Quỹ
      tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), sẽ không thể có những
      thay đổi lớn nếu không có sự ủng hộ của Mỹ.


      Trong khi đó, Nga và Trung Quốc hầu
      như không có lựa chọn nào khác ngoài việc ủng hộ kế hoạch cứu trợ nền
      kinh tế Mỹ bằng việc mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Hai nền kinh tế này đã
      bị ảnh hưởng nhiều hơn mong đợi ban đầu và đang tập trung vào việc bình
      ổn các nền kinh tế của họ.


      Hy vọng trước kia rằng tăng trưởng
      mạnh tại các nước này sẽ tiếp tục và góp phần kéo thế giới thoát khỏi
      suy thoái đã đổ sập. Nga vay nhiều ngoại hối để tài trợ cho sự tăng
      trưởng nhờ vào dầu mỏ. Với đồng tiền quốc gia giảm giá mạnh, cuộc khủng
      hoảng này "đã ảnh hưởng tới chúng tôi theo cách nghiêm trọng nhất", ông
      Putin thừa nhận.


      Trung Quốc, với tỷ lệ tăng trưởng
      giảm một nửa do khủng hoảng, đang đối mặt với "những thách thức nghiêm
      trọng, trong đó có sự sụt giảm nhu cầu từ bên ngoài, khả năng sản xuất
      dư thừa ở một số ngành, điều kiện kinh doanh khó khăn đối với các doanh
      nghiệp, thất nghiệp tăng tại các khu đô thị", Thủ tướng Trung Quốc nói.


      Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch kích
      thích kinh tế trị giá 600 tỷ USD để thúc đẩy nhu cầu trong nước và ngăn
      chặn bất ổn xã hội cũng như chính trị. Theo họ, chương trình này là một
      đóng góp quan trọng đối với sự ổn định tài chính toàn cầu.


      Lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã bác bỏ
      việc quay trở lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Ông Putin cũng cảnh báo về
      việc nhà nước can thiệp quá mức vào đời sống kinh tế.


      Trong khi thế giới chờ đợi lãnh đạo
      toàn cầu huy động sự ủng hộ đối với cải cách toàn cầu thì vòng đàm phán
      Doha vẫn sa lầy và quan điểm của chính quyền Obama về việc tái khởi
      động các cuộc đàm phán này vẫn chưa rõ ràng.


      Các cuộc cải cách khiêm tốn nhằm trao
      cho các quốc gia mới nổi một vai trò lớn hơn trong IMF và WB đã được
      thực hiện song các kế hoạch tham vọng hơn đã bị EU phong tỏa.


      Các nước đang phát triển lo ngại rằng
      họ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và
      viện trợ của phương Tây sẽ bị cắt giảm trong thời kỳ suy thoái này.


      Cuộc khủng hoảng đã dịch chuyển cán
      cân sức mạnh trong nền kinh tế thế giới, làm Mỹ suy yếu. Tuy nhiên, vẫn
      chưa rõ nếu không có sự tham gia tích cực của Mỹ, liệu có thể đạt được
      bất kỳ thỏa thuận nào về tái cơ cấu cách điều hành nền kinh tế thế giới
      hay không.


      Trong khi đó, căng thẳng giữa các
      khối trên thế giới, giữa nước giàu và nước nghèo có thể dữ dội hơn. Ông
      Putin đã cảnh báo không có sự lãnh đạo toàn cầu, "khủng hoảng kinh tế
      có thể làm cho các xu hướng tiêu cực đang hiện diện trong chính trị
      toàn cầu mạnh lên".

      [*]
      Minh Sơn (theo BBC)[/list][/table]

    17. #57
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt đầu năm



      [table] Hiểm họa Mỹ giải quyết khủng hoảng nợ bằng nợ mới
      19:05' 30/01/2009 (GMT+7)

      Khi
      Quốc hội Mỹ tìm cách mở rộng kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 825 tỷ
      USD của Tổng thống Obama, phần còn lại của thế giới đang thắc mắc
      Washington sẽ trả khoản tiền vay này bằng cách nào?




      [table]





      Ảnh minh họa (AFP)
      [/table]Rất
      ít đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos hoài nghi về nhu
      cầu vực dậy nền kinh tế Mỹ bằng một kế hoạch kích thích mà có thể lên
      tới 1 nghìn tỷ USD trong hai năm tới. Tuy nhiên, tác động lâu dài của
      việc chính phủ Mỹ tăng cường vay tiền để tài trợ cho kế hoạch trên,
      cũng như tiềm năng đẩy lãi suất và lạm phát tăng cao của hành động này
      trên thế giới, dường như đang thu hút nhiều sự quan tâm tại Davos hơn
      là ở Washington.


      "Mỹ cần đưa ra một số bằng chứng rằng
      họ có kế hoạch thoát ra khỏi vấn đề tài chính này. Chúng tôi, các nước
      đang phát triển, cần biết chúng tôi sẽ không bị đẩy khỏi các thị trường
      vốn", cựu Tổng thống Mexico Ernesto Zedillo, người đã giúp Mexico thoát
      khỏi cuộc khủng hoảng tài chính 1994, nói. Ý ông là do Mỹ tăng cường
      vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu kho bạc, lãi suất tiền vay trên
      thế giới sẽ tăng cao, khiến các nước đang phát triển không vay được
      tiền.


      Ông Zedillo cho rằng giống như hầu
      hết các quốc gia khác, Washington có lựa chọn là chỉ việc in thêm tiền,
      do đôla là một đồng tiền dự trữ đối với các quốc gia còn lại trên thế
      giới. Về lâu dài, hành động đó có thể đẩy lãi suất dài hạn lên cao và
      đẩy giá trị đồng đôla đi xuống, ngầm phá hoại các lợi ích mà đi kèm địa
      vị đặc biệt của đồng tiền này.


      Cho tới nay, hầu hết lo ngại về nợ
      nần chính phủ gia tăng tập trung vào một số quốc gia châu Âu như Tây
      Ban Nha, Hy Lạp và đặc biệt là Anh. Anh cũng đang chi một số tiền khổng
      lồ để cứu các tổ chức tín dụng. Kế hoạch này gần đây đã khiến đồng bảng
      Anh giảm giá xuống mức thấp nhất trong vòng 23 năm qua so với đồng đôla
      Mỹ.


      Mặc dù địa vị đặc biệt của đồng đôla
      (đồng tiền dự trữ trong thời điểm khủng hoảng) sẽ tạm thời ngăn chặn
      được đà giảm giá của nó hiện nay song một số chuyên gia tài chính đã
      cảnh báo nếu các nhân tố căn bản như tiết kiệm không đáng là bao ở Mỹ
      và thâm hụt ngân sách tăng vọt không thay đổi, đồng đô la sớm muộn gì
      cũng sẽ giảm giá mạnh.


      "Không có nhiều thiên đường an toàn",
      nhà kinh tế Alan Blinder, cựu Phó Chủ tịch Cục dự trữ liên bang ở
      Washington nói, giải thích tại sao địa vị của đồng đôla với tư cách là
      một đồng tiền dự trữ có thể không bị đe dọa. Ông cho rằng cái dễ bị đe
      dọa chính là giá trị dài hạn của đồng đôla so với các đồng tiền khác.
      "Tới một lúc nào đó, nợ kho bạc Mỹ lớn tới mức các nhà đầu tư bắt đầu
      thắc mắc liệu họ đang nắm giữ quá nhiều tài sản bằng đôla hay không".


      Trọng tâm hiện nay của Washington là làm sao giành được sự ủng hộ của các nghị sĩ đối với kế hoạch kích thích kinh tế
      mà ông Obama đưa ra. Tuy nhiên, tại Davos, các chuyên gia kinh tế lại
      tập trung vào cách Bộ Tài chính Mỹ chi trả cho kế hoạch 825 tỷ USD,
      ngoài các biện pháp cứu trợ ngành ngân hàng được thông qua vào mùa thu
      2008, chẳng hạn như Chương trình giải cứu TARP trị giá 700 tỷ USD.


      Kế hoạch kích thích kinh tế 825 tỷ
      USD đã được Hạ viện Mỹ thông qua hôm 28/1 mà không có sự ủng hộ của phe
      Cộng hòa và có thể lớn hơn nữa với việc cắt giảm thêm thuế để thu hút
      liên minh hai ****.


      Các quan chức Mỹ quả quyết họ biết về
      thách thức trên. Valerie Jarrett, cố vấn của Obama, đã hứa hẹn ở Davos
      hôm 29/1 rằng ngay khi kế hoạch này đạt được mục tiêu đề ra, Mỹ sẽ "trả
      nợ và quay trở lại con đường phát triển kinh tế bền vững".


      Chắc chắn, Quốc hội và Nhà Trắng cuối
      cùng sẽ cần tái lấp đầy kho bạc của chính phủ Mỹ song cách thức làm
      điều đó thì vẫn chưa nằm trong chương trình nghị sự hiện tại ở
      Washington.


      "Thậm chí ngay trước khi Obama nhậm
      chức, đã có các kế hoạch về 1 nghìn tỷ USD nợ mới của chính phủ", Niall
      Ferguson, một sử gia ĐH Harvard chuyên nghiên cứu về vay tiền và tác
      động của vay tiền đối với sức mạnh quốc gia, nói.


      Ferguson ước tính trong năm 2009 nợ
      mới của chính phủ Mỹ sẽ là 2,2 nghìn tỷ USD, nếu kế hoạch kích thích
      kinh tế 825 tỷ USD được Thượng viện phê chuẩn và chắc chắn sẽ là như
      vậy. "Bạn phải đẩy những người vay tiền khác khỏi thị trường hoặc in
      thêm tiền. Chẳng có cách nào vay được 2,2 nghìn tỷ USD mà không ảnh
      hưởng tới lãi suất hoặc lạm phát trong dài hạn".


      Ferguson đặc biệt lo ngại về khoản nợ
      mới này của Mỹ bởi gốc rễ của cuộckhủng hoảng tài chínhhiện nay chính
      là nợ quá mức ở mọi cấp tại Mỹ, từ người sở hữu nhà cá nhân đi vay tiền
      mua nhà thế chấp cho tới các tổ chức tài chính ở phố Wall cho vay vô
      tội vạ. "Đây là một cuộc khủng hoảng nợ quá mức, mà đã đạt tới 335%
      tổng sản phẩm quốc nội Mỹ. Không thể giải quyết cuộc khủng hoảng nợ này
      bằng nhiều nợ hơn".


      Ferguson nghi ngờ về kế hoạch của
      Obama. Ông ủng hộ cắt giảm thuế cho các công ty hơn là vay tiền và chi
      tiêu để kích thích nền kinh tế Mỹ. Ngay cả những người ủng hộ kế hoạch
      của Obama như Zedillo và Stephen Roach, Chủ tịch Morgen Stanley Asia,
      đã kêu gọi Nhà Trắng nhanh chóng giải quyết cách họ sẽ trả nợ cho kế
      hoạch này trong dài hạn.


      "Khoản nợ quá lớn. Tổng thống Obama
      đã đặt ra một viễn cảnh thâm hụt ngân sách hàng nghìn tỷ USD trong
      nhiều năm. Tồi tệ hơn nữa là Mỹ là một nền kinh tế thâm hụt, với tỷ lệ
      tiết kiệm thấp. Khi chúng ta quyết định vay tiền, chúng ta đang yêu cầu
      những người cho vay khắp thế giới đứng lên và móc túi cho chúng ta vay".


      Kế hoạch kích thích kinh tế của Obama
      chắc sẽ được thông qua song ngay sau đó, mọi người sẽ quan tâm tới việc
      ai sẽ là người thanh toán hóa đơn này và chiến lược trả nợ là gì. Cả
      hai câu hỏi này hiện đều chưa có câu trả lời.


      Zedillo, người nhớ cách Mexico buộc
      phải thắt lưng buộc bụng khi nhận hàng tỷ USD từ Washington để cứu cho
      nền kinh tế quốc gia khỏi sụp đổ năm 1994, nói thẳng hơn: ’’Mọi người
      không *** ngốc. Họ thấy thâm hụt khổng lồ, chi tiêu khổng lồ và thắc
      mắc điều gì sẽ xảy ra tiếp theo".

      [*]
      Minh Sơn (theo IHT)[/list][/table]

    18. #58
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt đầu năm




      Lãnh đạo thế giới bi quan về triển vọng kinh tế 2009
      23:30' 30/01/2009 (GMT+7)

      Các nhà lãnh đạo những doanh nghiệp hàng đầu thế giới đang tụ tập tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2009 tỏ ra rất bi quan về triển vọng kinh tế 2009.



      [table]



      [/table]




      Craig Barrett, Tổng giám đốc của đại gia công nghệ thông tin Intel, là một trong số nhiều lãnh đạo có cùng những dự trù bi quan về kinh tế 2009. Ảnh Reuters.


      Nhiều trong số họ tin rằng nền kinh tế thế giới nếu có phục hồi cũng phải tới năm 2010 may ra mới có thể bắt đầu.
      Stephen Roach, Chủ tịch Morgan Stanley khu vực châu Á, cho rằng nền kinh tế sẽ không thể hồi phục sớm như mong muốn của nhiều người.
      "Điều tồi tệ nhất sẽ tới trong năm nay, vào một thời điểm nào đó. Và ngay cả khi cuộc suy thoái đã chấm dứt thì quá trình hồi phục chưa chắc đã xuất hiện ngay”, Stephen Roach nói.
      Trong khi đó, Tim Flynn, Chủ tịch hãng kiểm toán KPMG, cho rằng năm 2009 sẽ chứng kiến làn sóng sa thải nhân công rộng khắp và gây nên những tác động tiêu cực khó lường đối với nền kinh tế thế giới.
      "Đây là hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tài chính khi đó sẽ chuyển sang những dạng khủng hoảng khác và hệ luỵ thật khôn lường”, Tim Flynn nói.
      Craig Barrett, Tổng giám đốc của đại gia công nghệ thông tin Intel cũng có cùng những dự trù bi quan như các lãnh đạo nói trên, khi ông tiên đoán rằng khủng hoảng sẽ chưa kết thúc trước năm 2010.
      “Tôi cho rằng khủng hoảng sẽ chưa kết thúc trước năm 2010. Đó là thời điểm sớm nhất có thể được”, Craig Barrett nói.

      Bi quan nối tiếp bi quan

      Những nhận định bi quan nói trên của lãnh đạo những doanh nghiệp hàng đầu thế giới đang tụ tập tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2009 cũng trùng khớp với cảnh báo của Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo đánh giá Triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2009 vừa qua.
      Theo đó, triển vọng tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển đã suy giảm nghiêm trọng và không loại trừ nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái sâu rộng trên phạm vi toàn cầu.
      Theo WB, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 2,5% trong năm 2008 và 0,9% trong năm 2009. Mức tăng trưởng của các nước đang phát triển sẽ giảm từ 7,9% trong năm nay xuống 4,5% trong năm sau, trong khi sức tăng trưởng của các nước phát triển tiếp tục có những tín hiệu xấu.
      Báo cáo vừa công bố hồi tháng 12/2008 của WB đã khẳng định cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra hồi tháng 9/2008 sau hơn một năm "ủ bệnh" đã làm nghiêm trọng thêm chiều hướng suy giảm kinh tế.
      Sau sự phá sản của một loạt ngân hàng và thể chế tài chính ở Mỹ, châu Âu và các nước đang phát triển, các điều kiện tài chính được thắt chặt, dòng chu chuyển vốn vào các nước đang phát triển bị chặn lại và một lượng lớn vốn thị trường bị "bốc hơi".
      Thế nên ngay cả khi các biện pháp mạnh của chính phủ các nước nhằm khôi phục lòng tin trong hệ thống ngân hàng thế giới bắt đầu có hiệu quả, thì nhiều nước đang phát triển vẫn có nguy cơ rơi vào vòng xoáy suy thoái, dưới hình thức khủng hoảng trong ngành ngân hàng, hoặc là khủng hoảng tiền tệ.
      Trong hoàn cảnh đó, các nhà hoạch định chính sách của các nước phải ưu tiên hạn chế những rối loạn trong nước bằng cách phản ứng nhanh nhạy và quyết liệt với những khó khăn mới nổi, nếu cần phải tìm kiếm hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
      Theo WB, người dân tại các nước đang phát triển phải đối phó với hai cú sốc lớn: giá lương thực và nhiên liệu tăng được tiếp nối bằng cuộc khủng hoảng tài chính. Cuộc khủng hoảng sau này làm giảm căng thẳng trên thị trường hàng hóa, nhưng lại đe dọa hệ thống ngân hàng và tạo ra nguy cơ mất việc làm trên toàn cầu.
      Những bước đi khẩn cấp là cần thiết để giảm khủng hoảng cho các nền kinh tế thực sự và các nước nghèo nhất thế giới, thông qua các dự án như xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, trường học và hệ thống y tế.
      WB dự báo giá dầu mỏ thế giới trong năm tới ở mức trung bình khoảng 75 USD/thùng và giá lương thực dự kiến giảm 23% so với mức trung bình năm 2008. Về dài hạn, báo cáo cho rằng lượng cung (các loại mặt hàng) sẽ cao hơn cầu trong vòng 20 năm tới.
      Theo WB, giá lương thực và nhiên liệu cao đã khiến người tiêu dùng tại các nước đang phát triển phải chi thêm khoảng 680 tỷ USD trong năm 2008 và đẩy thêm 130-155 triệu người vào cảnh nghèo đói.
      WB khuyến cáo các nước tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa để thúc đẩy tăng trưởng, với điều kiện phải có các chính sách đúng đắn.
      Phản ứng với khủng hoảng, WB cho biết đã tăng hỗ trợ cho các nước đang phát triển, thông qua các cam kết chi tiêu mới lên tới 100 triệu USD trong vòng ba năm.

      Nhật Vy (Theo Reuters, AFP, CNN, BBC)



    19. #59
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt đầu năm

      [table] Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ được dân đón chào như người hùng
      17:04' 30/01/2009 (GMT+7)

      Trở
      về quê nhà, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ được dân chúng đón chào như
      người hùng, sau khi có bài diễn thuyết tại Diễn đàn Kinh tế thế giới
      Davos mà nội dung nổi bật là chỉ trích Tổng thống Israel.












      [table]






      Người dân thủ đô Istanbul ngày 30/1 đã tràn ra đường, tay cầm quốc kỳ, đổ tới đứng đợi người hùng trở về. Ảnh Reuters


      [/table]

      Người dân thủ đô Istanbul ngày 30/1 đã tràn ra đường, tay cầm quốc kỳ, đổ tới đứng đợi chật kín sân bay quốc tế Ataturk ở Istanbul để đón chào người hùng trở về.


      Rất
      nhiều biểu ngữ tán đồng và ủng hộ điều mà họ cho là sự dũng cảm phản
      đối cuộc chiến của Israel mà vị Thủ tướng của họ đã có được tại Davos.
      Trong số các biểu ngữ đó, nổi bật có những biểu ngữ như "You Will Never
      Walk Alone" (Bạn sẽ không bao giờ đơn độc – tên bài hát cổ vũ câu lạc
      bộ bóng đá Anh Liverpool), hay biểu ngữ "Davos Conqueror" (Người chinh
      phục hội nghị Davos”…


      Dân chúng Thổ Nhĩ Kỳ cũng đón chào Thủ tướng của mình với những biểu ngữ ủng hộ cuộc đấu tranh của người Palestine cùng cờ của Palestine.


      Phát
      biểu ngắn gọn để đáp lại thịnh tình của người dân tại sân bay, Thủ
      tướng Thổ Nhĩ Kỳ cho hay: “Những lời lẽ cứng rắn của tôi là nhằm vào
      chính phủ Israel mà thôi. Tôi không hề chỉ trích người Israel nói chung”.








      [table]






      Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu ngắn gọn để đáp lại thịnh tình của người dân tại sân bay.Ảnh Reuters


      [/table]

      Chuyện
      xảy ra khi Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ hôm 29/1 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới
      Davos đã chỉ trích Tổng thống Israel về cuộc tấn công quân sự vào Gaza
      một cách rất gay gắt và trực diện.


      Theo
      ông Erdogan, Gaza là một "nhà tù ngoài trời, bị cô lập với thế giới bên
      ngoài", đồng thời đề cập tới 1.300 người Palestine thiệt mạng trong đó
      hơn 50% là dân thường.

      [*]
      Nhật Vy (Theo Reuters, AFP, CNN, BBC)[/list][/table]

    20. #60
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,186
      Được cám ơn 19 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định Re: Index_lượm lặt đầu năm



      Tỷ lệ tự tử trong quân đội Mỹ tăng kỷ lục
      07:33' 30/01/2009 (GMT+7)

      Báo cáo chính thức từ chính Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố ngày 29/1 cho hay, tỷ lệ tự tử trong quân đội Mỹ tăng kỷ lục trong năm 2008 vừa qua.



      L

      Lính Mỹ truy lùng quân nổi dậy tại Iraq. (Ảnh: Britanicca)

      Theo đó, trong năm 2008 vừa qua đã có ít nhất 128 trường hợp tự tử được ghi nhận trong quân đội Mỹ.
      Đó là chưa kể 15 trường hợp chết trong khi đang tại ngũ và hiện vẫn đang được điều tra và nhiều khả năng cũng là các trường hợp tự tử trong quân ngũ.
      Đây là con số tự tử tại ngũ cao kỷ lục, so với con số 115 trong năm 2007 và 102 trong năm 2006.
      Trước tình hình này, Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay sẽ tuyển mộ thêm nhiều nhân viên chuyên trách về chữa trị và phòng bệnh tâm lý trong quân ngũ trong thời gian tới.
      "Chúng ta phải hành động thật nhanh chóng để làm tất cả những gì có thể nhằm ngăn chặn tình trạng đáng báo động này", Tướng Peter Chiarelli, Phó Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ, cho biết.
      Theo các quan chức quân đội Mỹ, binh lính thi hành nhiệm vụ ở những chiến trường khó khăn như Iraq hay Afghanistan thường xuyên đối mặt với tình trạng căng thẳng tinh thần và mệt mỏi trí óc sau những chuyến đi chiến đấu dài ngày.

      Nhật Vy (Theo AFP, CNN, BBC)Nhật Vy (Theo AFP, CNN, BBC)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. CLB dành cho những người yêu thích PTKT
      By stockpro in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 39
      Bài viết cuối: 26-04-2009, 12:10 PM
    2. Trả lời: 74
      Bài viết cuối: 20-06-2008, 09:26 AM
    3. Dành cho những người đầu tư
      By chance in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 07-04-2008, 09:06 PM
    4. Trả lời: 79
      Bài viết cuối: 12-03-2008, 09:15 PM
    5. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 11-12-2007, 01:26 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình