Kết luận


Hiện nay lạm phát là một trong những vấn đề được nhiều
người quan tâm. Nhiều người lo ngại lạm phát sẽ quay trở lại sau khi
tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm khá cao. NHNN điều chỉnh mục
tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ còn từ 25-27% thay vì dưới 30%
như thông báo cách đây không lâu. Ngoài ra, NHNN cũng giảm lãi suất dự
trữ bắt buộc xuống còn 1.2% thay cho mức 3.6%/năm trước đó và có thể
trong thời gian tới biện pháp tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc được áp dụng.
Các biện pháp này nhằm giảm tăng trưởng cung tiền để phòng nguy cơ lạm
phát.


Liệu các biện pháp vừa qua của NHNN cần thiết đối với
Việt Nam hiện nay? Khái niệm “đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế” hay được đề cập, tuy nhiên đối với kinh tế Việt Nam đâu là lạm
phát tối ưu cho tăng trưởng vẫn là một cầu hỏi còn bỏ ngỏ. Trong bối
cảnh hiện nay, thắt chặt tiền tệ quá mức làm cho kinh tế khó có khả
năng hồi phục nhanh. Hơn nữa, như chúng tôi đã trình bày ở trên thì
tăng trưởng tín dụng hay cung tiền chưa chắc đã tạo ra lạm phát ngay.
Ngoài yếu tố cung tiền thì lạm phát còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác. Theo chúng tôi những yếu tố gây ra lạm phát ở Việt Nam trong quá
khứ như giá hàng hóa trên thế giới hoặc khả năng NHNN phải mua ngoại tệ
để giữ tỷ giá là không cao. Ngoài ra trong bối cảnh hiện nay vòng quay
tiền sẽ giảm. Do đó chúng tôi đánh giá khả năng lạm phát quay trở lại
trong thời gian trước mắt là không cao. Các biện pháp của NHNN để giảm
tăng trưởng tín dụng phòng lạm phát có thể là một biện pháp không cần
thiết và ảnh hưởng đến phục hồi tăng trưởng kinh tế.


Về dài hạn chúng tôi cho rằng sự thiếu hiệu quả trong
đầu tư và cơ cấu nền kinh tế thiếu hợp lý mới là nguy cơ tiềm tàng cho
lạm phát và bất ổn vĩ mô. Biện pháp dài hạn phải tăng hiệu quả đầu tư,
chính sách tỷ giá linh hoạt, cơ cấu lại kinh tế mới có thể kiểm soát
lạm phát từ xa một cách hiệu quả.



Liệu dòng tiền có quay trở lại

http://www.vietstock.com.vn/Tianyon/...p;ChannelID=37