Gửi các chiên gia phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

1. Xu hướng dài hạn

Về tổng thể gói QE III chắc chắn sẽ giảm dần về và khả năng kết thúc vào năm sau. Thời gian chấm dứt gói QEIII có khả năng vào cuối quý 2 hoặc giữa quý 3 năm 2014. Do đó dòng vốn rẻ, đầu tư nóng vẫn có xu hướng giảm và rút về khỏi các thị trường mới nổi và các thị trường sơ khai qua đó có thể tiếp tục ảnh hưởng đến TTCK tại các nước này(trong đó có Việt Nam). Tuy nhiên mức độ rút vốn nhiều khả năng sẽ xảy ra mạnh vào năm 2013, năm 2014 mức độ rút vốn sẽ không cao khi các thị trường mới nổi đã hạ nhiệt và ổn định.
Kinh tế các nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga, Indonesia, Thái Lan chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực khi mất đi một nguồn lực đầu tư từ dòng tiền giá rẻ từ Mỹ. Hiện tại các nền kinh tế này đều phát đi tín hiệu lo ngại và nhiều khả năng sẽ giảm tốc trong năm 2014 do mặt bằng lãi suất đang tăng lên, lạm phát cao, đồng tiền mất giá và dòng vốn đầu tư chuyển dịch ra khỏi các nước này. Tuy nhiên, khả năng khủng hoảng kinh tế là không cao và một đợt hạ cánh mềm được kỳ vọng sẽ xảy ra.
Sự hồi phục kinh tế Mỹ và Nhật cùng với sự dần ổn định của khu vực Châu Âu có thể kích thích khả năng xuất khẩu hồi phục của Việt Nam nhất là khi nhiều đơn hàng đang được Nhật Bản chuyển sang Việt Nam thay thế cho thị trường Trung Quốc.

2. Xu hướng ngắn hạn

Trong kỳ hop tháng 9/2013, Fed bất ngờ giữ nguyên quy mô chương trình QEIII vì cho rằng cần phải có nhiều bằng chứng hơn về sự phục hồi của nền kinh tế đồng thời cảnh báo lãi suất tăng lên có nguy cơ làm giảm tốc độ tăng trưởng. Chủ tịch Fed Ben Bernanke khẳng định các điều kiện trên thị trường lao động vẫn xa vời với mong muốn của Fed. FOMC lo ngại rằng thắt chặt chính sách tiền tệ quá nhanh sẽ tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với tăng trưởng.

Như vậy trong ngắn hạn khoảng 2 tháng tới, xu hướng rút vốn ồ ạt khỏi các thị trường mới nổi có thể tạm dừng lai do nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục nghe ngóng động thái của FED. Tuy nhiên điều này chỉ là ngắn hạn và các tuyên bố của FED sẽ không thể kéo dòng tiền nóng trở lại các quốc gia mới nổi do quan điểm và kỳ vọng của giới đầu tư về lộ trình rút bỏ gói QEIII đã rõ ràng.

Thời kỳ nới lỏng dễ dãi với lãi suất gần bằng mức 0% sẽ chưa sớm chấm dứt song kỳ vọng nó sẽ kết thúc đã rõ ràng khi kinh tế Mỹ cho thấy các tín hiệu phục hồi vững chắc. Đặc biệt giá nhà đất tại Mỹ đã tăng trở lại (trên 10%) gây quan ngại về một bong bóng tài sản đang hình thành. Do đó, chúng tôi cho rằng việc giảm dần quy mô của gói QEIII đơn giản chỉ là vấn đề thời gian.

3. Tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Việt Nam chắc chắn chịu tác động nếu QEIII bị giảm quy mô. Tác động đến chủ yếu từ hoạt động từ các quỹ ETF.
Việc FED chưa rút QEIII đã ảnh hưởng tích cực đến thị trường Việt nam thông qua dòng vốn của khối ngoại được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trở lại. Market vector Vietnam ETF tiếp tục huy động được 50,000 chứng chỉ ngày hôm qua. Tính từ đầu tuần cả 2 ETF lớn đầu tư vào thị trường Vietnam đều huy động được thêm mới tiền đầu tư vào quỹ này. Với V.N.M là 250,000 chứng chỉ, FTSE vietnam ETF là 100,000 chứng chỉ. Tổng cộng tương đương khoảng hơn 200 tỷ đồng.

Về tổng thể Việt Nam không được thụ hưởng nhiều từ dòng vốn nóng nước ngoài trong các năm trước do đó tác động dài hạn khi QEIII được dỡ bỏ cũng sẽ không mạnh như các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philipin.

Chúng tôi cho rằng các đợt rút bỏ quy mô QEIII chỉ có thể gây các đợt điều chỉnh ngắn hạn của thị trường (khoảng 8-10%) đối với TTCK Việt Nam và do đó các nhà đầu tư có thể tận dụng diễn biến này để trading ngắn hạn.