Phân tích kỹ thuật: Những kinh nghiệm và định hướng trong tương lai
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 20 của 60

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định

      Nhìn chung trên thế giới có hai cách ứng dụng PTKT: dự đoán (predict) và phản ứng (react). Những nhà kinh doanh thực sự trên thị trường đều đi theo hướng react để tìm kiếm lợi nhuận.

      Các bạn nên xác định những điểm xoay chuyển (turning point) để có chuyến lược hợp lý

    2. #2
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Chẳng hạn sau đây là một cách dùng để react:

      Đây có lẽ là thời điểm khá thích hợp để những nhà đầu tư đang có nhiều tiền mặt bắt đầu mua gom cổ phiếu. Việc mua vào trong giai đoạn này theo chúng tôi không gặp nhiều rủi ro ngắn hạn vì giá cổ phiếu ở mức tương đối thấp và các chỉ số đã bắt đầu rơi vào vùng oversold.

      Đối với danh mục có tỷ trọng cổ phiếu lớn (trên 80%) có thể xem xét bán ra một phần trong các phiên tới khi thị trường có dấu hiệu rung lắc.

      Chúng tôi tiếp tục bảo lưu quan điểm cho rằng một danh mục cân bằng là tích hợp nhất trong giai đoạn hiện nay.


    3. #3
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định

      Một số anh em hay thắc mắc là định lượng là cái gì và có khó không thì theo mình được biết nó cũng không khó lắm.

      Vì dụ định lượng về mặt kỹ thuật thì là sự kết hợp các nhóm chỉ số như Momentum, Strength, trend-following... Còn định lượng về mặt cơ bản thì là phân tích số liệu từ Ballance Sheet, Income Statement, Cáh Flow Statement...

      Còn cách kết hợp thế nào thì là bí kíp riêng của mỗi người rồi. Tuy nhiên, không phải cứ GS hay TS mới làm định lượng được mà anh em ta vẫn làm được như thường thôi

    4. #4
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Mình nghĩ tương lai của PTKT thuộc về các chỉ số. Mọi người cuy71 nhìn sự phát triển của Pattern, Candlesticks.. thì rõ. Hầu như không có bước đột phá nào lớn

      Trong khi đó, các chỉ số cứ vài ngày lại có 1 - 2 cái mới rồi. Kinh chưa?

    5. #5
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định

      Thật ra mình chỉ thấy Phân tích kỹ thuật hiện đại phát triển nhanh hơn Phân tích kỹ thuật cổ điển thôi. Còn cái nào hữu ích hơn thì còn tùy. Chưa thể khẳng định được cái nào hay hơn

      Cũng như khi so sánh AmiBroker với MetaStock hay TradeStation thôi

    6. #6
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định

      Tìm hiểu về Renko, Kagi, Point & Figure...

      Theo những tài liệu chuyên khảo thì các phương pháp đầu tư dựa trên các món này BB khó có thể làm giá nhờ vào tính chất dài hơi của nó. Tuy nhiên mình có một vào trao đổi như sau:

      - Công cụ càng mang tính dài hạn thì các BBs càng khó làm giá vì thông thường họ sẽ không đủ tiềm lực để làm giá thị trường hay cổ phiếu trong một thời gian quá lâu

      - Renko là cách vẽ lại cây nến theo một cách khác. Cách này chỉ dùng cho những nhà đầu tư rất dài hạn vì thời gia có tín hiệu cònirm cho một trend là rất lâu nên cần sự kiên nhẫn rất lớn

      - Kagi là cách trading dựa trên những điểm phá vỡ đỉnh đáy trước đó được thể hiện bởi các đường ngang. Điều đó sẽ giúp chúng ta xác định điểm ra vào khá tốt trong suốt một giai đoạn (xem hình minh họa)



      - Point & Figure cũng có cơ chế tương tự như Kagi nhưng thể hiện kiểu X và O nên sinh động hơn. Mọi người có thể tham khảo cuốn Jeremy du Plessis, The Definitive Guide to Point and Figure, Harriman House LTD, 2009 để rõ hơn
      Last edited by tradingpro8x; 10-03-2011 at 02:26 PM.

    7. Có 2 thành viên đã cám ơn tradingpro8x :
      strongphan (13-01-2020), tronghoangfi (28-09-2012)

    8. #7
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT

      Lý Gia Thành: Từ cậu bé mồ côi trở thành ‘siêu tỉ phú’

      Lý Gia Thành - một cái tên không còn xa lạ, đặc biệt là đối với những người làm kinh doanh. Từ một người làm công cho công ty sản xuất đồng hồ, đến một nhân viên chào hàng cho nhà máy sản xuất đồ nhựa, Lý Gia Thành bằng tài năng “siêu nhân” cùng sự cố gắng không biết mệt mỏi, đã từng bước tạo dựng được cho mình một thương hiệu riêng biệt.
      Lý Gia Thành - một cái tên không còn xa lạ, đặc biệt là đối với những người làm kinh doanh. Từ một người làm công cho công ty sản xuất đồng hồ, đến một nhân viên chào hàng cho nhà máy sản xuất đồ nhựa, Lý Gia Thành bằng tài năng “siêu nhân” cùng sự cố gắng không biết mệt mỏi, đã từng bước tạo dựng được cho mình một thương hiệu riêng biệt .



      “Siêu tỉ phú” là danh hiệu mà người hâm mộ dành cho Lý Gia Thành. Vậy bí quyết nào đã giúp ông đạt được những thành công như thế?
      Có rất nhiều lí do tạo nên sự thành công trong sự nghiệp kinh doanh của vị doanh nhân kiệt xuất này, trong đó hoàn cảnh cũng là một yếu tố cần bàn đến. Lý Gia Thành sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cha mất sớm, là con trai trưởng trong nhà, năm 14 tuổi cậu bé Lý Gia Thành đã sớm phải từ bỏ nghiệp học để lao vào kiếm sống, tuy nhiên với tố chất thiên bẩm của một người làm nên nghiệp lớn, Lý Gia Thành luôn chứng tỏ được bản lĩnh và ý chí cầu tiến mãnh mẽ của mình.

      Những năm lăn lộn làm thuê kiếm sống, Lý Gia Thành đã chiêm nghiệm và tích lũy được vốn kinh nghiệm đáng kể trong nghề kinh doanh, công việc chào hàng là cơ hội để ông tiếp xúc với nhiều người, nhiều môi trường khác nhau, điều đó đã giúp ông rèn giũa được một trực giác nhạy bén và một tầm nhìn quán chiếu.

      Để có được những thành công như ngày hôm nay ông đã phải lăn lộn, vất vả, trải qua nhiều chặng đường gian khổ khó khăn, từng bước khẳng định tên tuổi và thương hiệu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mình. Ở bất kì lĩnh vực nào, Lý Gia Thành cũng cho thấy một con người đầy bản lĩnh và quyền lực. Là một người có tài, ông luôn biết mở ra con đường mới dựa trên khă năng của bản thân, không ngại dấn thân vào những khó khăn gian khổ, ngược lại luôn lấy đó làm mảnh đất tốt để rèn luyện trí lực và tầm nhìn.

      Trong quan niệm kinh doanh của Lý Gia Thành, ông cho rằng : phải luôn chứng mình được mình “mạnh” – đó mới là cái gốc để có được những “bạn chơi” tốt. Biết cân bằng bản thân trong mọi trường hợp, đồng thời học cách “luyện gan” để đủ sức đương đầu với khó khăn và thực hiện những mục đích lớn.

      Khả năng dùng người cũng là một thế mạnh của ông. Lý Gia Thành luôn ý thức sâu sắc tài năng chính là thứ vốn quý, người làm kinh doanh giỏi chính là người biết phát huy tốt nhất tài năng của người dưới quyền, trọng dụng và tạo điều kiện để họ thể hiện hết năng lực. Chân thành, tin tưởng khiến họ luôn cảm thấy yên tâm mà dốc sức cho mục đích của doanh nhân. Mất đi lòng tin của cấp dưới đồng nghĩa với việc tự mình chặn đứt con đường tương lai của mình.

      Cái đạo dùng người của Lý Gia Thành còn thể hiện ở chỗ khiến cho họ tự biết cái giá của sự trung thành, người thành thực bao giờ cũng có cơm ăn. Với ông, chân thành trong ứng xử đối với mọi người luôn là yếu tố quan trọng để “đắc nhân tâm”, xem họ như người thân “cùng hưởng lợi nhuận”, “thà mình chịu thiệt, không để thiệt người”, không dồn người khác vào con đường chết, đó là phương châm trong cách đối nhân xử thế, cũng là quan niệm trong kinh doanh của ông.

      Biến sự trải nghiệp thành kinh nghiệm cũng là bài học được ông đúc rút lại trong suốt cuộc đời làm kinh doanh. Lý Gia Thành chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa khả năng phân tích thị trường nhạy bén của phương Tây và phong cách giao dịch mềm dẻo nhưng chắc chắn của phương Đông. Ông cũng nổi tiếng vì sự giản dị, trung thực và thẳng thắn, cẩn trọng nhưng cũng liều lĩnh, thông minh và đầy tham vọng. Theo ông, người lãnh đạo là người luôn biết học hỏi để tự bồi dưỡng khă năng gánh vác những trách nhiệm nặng nề. Phải luôn nhận thức được việc gì đúng, việc gì sai, việc gì nên làm, việc gì không nên. Chỉ có như vậy mới tránh khỏi rơi vào những sai lầm đôi khi nghiêm trọng tới mức hủy diệt.

      Với ông, may mắn ko phải là yếu tố ngẫu nhiên, may mắn cũng là sản phẩm của trí tuệ, và người khôn ngoan là người luôn biết chú ý đến “khi nào” chứ không phải là “làm thế nào” và “tại sao”, biết chớp thời cơ và tận dụng triệt để nó. Luôn phải giữ “cá tính” cho thương hiệu, đi con đường do mình tạo ra, đồng thời khẳng định được cái “đúng” của mình trong suy nghĩ của người khác. Kiên trì, nhẫn nại, nghiên cứu nắm vững xu thế phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu từ đó khiến người khác từ “tâm phục” đi tới “phục tùng”.

      Một điều tối kị đối với người làm kinh doanh đó là nóng vội, bất kể làm việc gì Lý Gia Thành cũng suy xét rất kĩ lưỡng. Ông luôn biết lắng nghe ý kiến người khác. “Thiện mưu sự, tất thành công”, chỉ khi nào nhận thấy sự phán đoán của mình là xác đáng, khi đó mới nên hành động. Ngoài ra ông còn cho rằng đối với người làm kinh doanh, can đảm chính là vốn quý, phải biết cách nắm vững chữ “ổn”, không chuẩn bị, tất không lâm trận.

      Một bài học nữa trong “đạo” làm kinh doanh của Lý Gia Thành đó là, biết dùng tiền của người khác để làm giàu cho mình, “trong biến loạn, nổi cơ đồ”. Nhiều khi sự bất ổn của xã hội lại tạo ra cái “lợi” của cá nhân. Điều quan trọng là : xây dựng được những chiến lược đầu tư hoàn hảo, biết cách tạo ra những cỗ máy “tiền đẻ tiền”.

      Sự thành công hôm nay của Lý Gia Thành chính là một “minh chứng” cho triết lí kinh doanh của ông. Lý Gia Thành cho rằng: “Chỉ khi nào bản thân nhận thức rõ việc kiếm tiền không phải là chuyện dễ, lúc đó chúng ta mới trở thành một người có trí tuệ, mới thực sự thành công trong lao động. Danh lợi không phải là điều quan trọng nhất; làm kinh tế không có chữ tín sẽ không thành; sống lương thiện mới là nguồn tài nguyên dồi dào; bền bỉ là pháp bảo của giàu sang…”.

      Lấy tư tưởng của người theo đạo Nho để quản lý doanh nghiệp; Lấy lòng từ thiện của người theo đạo Phật để đối xử với nhân tài; Lấy trạng thái tâm lý ổn định để phát triển sự nghiệp; Lấy tâm hồn gần gũi đối xử với đối thủ. Đó chính là sự đúc rút ngắn gọn mà Lí Gia Thành đã chiêm nghiệm bằng cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp làm kinh doanh của ông.

      Trở thành giám đốc từ khi tuổi đời còn rất trẻ, trải qua nhiều gian truôn và từng bước xây dựng sự nghiệp kinh doanh của mình đạt đến đỉnh cao vinh quang như ngày hôm nay, ông đã phải đổ không ít công sức mồ hôi, thậm chí cả máu và nước mắt. Nắm giữ chức vụ cao nhất tại hai hai tập đoàn lớn là Hòa Ký Hoàng Phố và Trường Giang Thực Nghiệm, tham gia hoạt động kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng ở vào tuổi 82 Lý Gia Thành vẫn khao khát được cống hiến hết mình như thời trai trẻ.

      Năm 2001, ông được Tạp chí Asiaweek bầu chọn là nhân vật quyền lực nhất châu Á.

      Năm 2006, tại Singapo, Tạp chí Forbes trao tặng ông giải thưởng “Thành tựu trọn đời”, đây là giải thưởng tôn vinh những nhà kinh doanh xuất sắc và có cống hiến cả đời cho ngành kinh doanh.

      Năm 2007, tạp chí nổi tiếng Forbes của Mỹ đã bầu chọn Lý Gia Thành là nhân vật thứ 9 giàu có nhất trên thế giới, với giá trị tài sản khoảng 23 tỷ USD.

      Theo xếp hạng của Forbes năm 2008, Lý Gia Thành đứng thứ 11 trong những người giàu nhất thế giới với khối tài sản 26,5 tỉ USD.

      Vẫn giữ vững “phong độ” như thế đến năm 2009, Lý Gia Thành tiếp tục nằm trong top 10 của danh sách này.

      Ông trùm tư bản Lý Gia Thành đã xây dựng một đế chế đặt nền móng cho ngành thương mại Hồng Kông và góp phần giúp nơi này hội nhập với thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của ông giống như một cuốn phim dài tập chưa có hồi kết mà mỗi tập phim vị tỷ phú Hồng Kông lại mang đến những điều bất ngờ thú vị - đó là những dự án bạc tỷ và triết lý kinh doanh đầy xúc cảm của mình.

      Người dân Hồng Kông gọi ông là siêu nhân, còn giới doanh nhân thế giới gọi ông là người có năng lực tuyệt vời, tầm nhìn xa và thành tựu siêu phàm. Tuy nhiên dù với cách gọi như thế nào thì điều đó cũng là để khẳng định những gì mà Lý Gia Thành đã làm được. Những quan niệm về “đạo” trong kinh doanh của ông sẽ luôn là một pho tri thức quý giá đáng được nghiên cứu đối với tất cả mọi người, đặc biệt đối với những người đam mê và yêu thích kinh doanh.

    9. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tigeran (05-08-2013)

    10. #8
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT

      John Law: Cứu nhân hay tội đồ?



      Nếu như vào năm 1997, George Soros được cho là gắn liền với sự điêu đứng của nhiều nền kinh tế châu Á, thì cách đó gần 300 năm, nước Pháp đã phải điêu đứng vì một tội đồ tài năng.
      Nếu như vào năm 1997, George Soros được cho là gắn liền với sự điêu đứng của nhiều nền kinh tế châu Á, thì cách đó gần 300 năm, nước Pháp đã phải điêu đứng vì một tội đồ tài năng.

      John Law với thân thế khá đặc biệt đã làm khuynh đảo cả nền kinh tế và hệ thống tài chính tiền tệ của nước Pháp trong thế kỷ 18

      Trong thế kỷ 18, ở nước Pháp xảy ra chuyện có một không hai trong lịch sử: một người nước ngoài, mà lại là một tội phạm của nước Anh người Scotland, được tin dùng và có quyền thế tới mức làm khuynh đảo cả nền kinh tế và hệ thống tài chính tiền tệ của đất nước. Đó là John Law, một lý thuyết gia về tài chính tiền tệ, một trong những tác giả đầu tiên của đồng tiền giấy, một nhà phát minh ra nhiều sản phẩm tài chính và đồng thời là một nhà đầu cơ quy mô và liều lĩnh hiếm thấy so với không chỉ đương thời mà cả với hiện tại.

      John Law sinh năm 1671, là con thứ năm trong một gia đình làm nghề kim hoàn và kinh doanh cho vay tiền ở Edingburgh. Năm 17 tuổi ông đã đến học ở London và ngay từ thời đó đã là một tay cờ bạc có tiếng. Nhờ khả năng tính toán và suy xét rất nhanh, quyết đoán, chịu khó nghiên cứu và quan sát tỷ mỷ, John Law tích lũy được từ rất sớm những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các phi vụ đầu cơ sau này.

      Đẹp trai, to cao (cao 1,80 m), khỏe mạnh, ăn vận sang trọng, cử chỉ và thái độ lịch thiệp, lại chơi bạc rất tài, John Law không chỉ giỏi chinh phục phụ nữ mà còn được phụ nữ rất ngưỡng mộ, nhiều mệnh phụ phu nhân theo đuổi, nhưng các đức ông chồng lại thù ghét và cánh đàn ông thì ganh tỵ. Một trong số những ông chồng bị cắm sừng là Beau Wilson đã thách thức John Law đấu kiếm và đã bị tử nạn. John Law bị buộc tội giết người và kết tội bị treo cổ. Trong thời gian chờ xét xử phúc thẩm trên cơ sở kháng án, John Law vượt ngục chạy sang châu Âu lục địa, bôn ba và học ở nhiều nước Châu Âu, sau đó trở về Scotland - lúc đó còn độc lập, và lại chạy sang châu Âu lục địa trước khi Scotland bị sáp nhập vào Anh để tránh bị trị tội.

      Ngay từ năm 1705, Law đã công bố tác phẩm duy nhất và đồng thời cũng mang lại danh tiếng cho ông: “Quan sát tiền tệ và thương mại cùng với một khuyến nghị kiếm tiền cho quốc gia”. Law có nhiều quan điểm táo bạo và thức thời, nhưng đều không được các chính phủ sử dụng. Law là kẻ thù không đợi trời chung của đồng tiền kim loại quý được lưu hành (bằng bạc hoặc vàng) và là tín đồ của tiền giấy.

      Law cho rằng, để phát triển kinh tế, quốc gia nào cũng cần tiền. Nhưng vì vàng và bạc đều thuộc loại hiếm, không thể là vô tận nên cần sử dụng loại tiền giấy. Law đề xướng một mô hình hệ thống tài chính, tín dụng và ngân hàng trên cơ sở đồng tiền giấy được đảm bảo bằng đất đai. Ngay từ thời đó, Law đã nhận ra được tầm quan trọng mang tính quyết định của hệ thống ngân hàng và tín dụng đối với sự phát triển kinh tế và kinh doanh của doanh nghiệp. Thế nhưng, phải mãi 200 năm sau mới có người tiếp tục phát triển ý tưởng đó của ông.

      Paris là nơi phát tích của John Law. Nhờ tài đánh bạc, Law trở nên rất giàu, thậm chí còn được cho rằng là người giàu nhất thế giới. Nhưng đánh bạc chỉ là năng khiếu và công việc thường nhật, không phải tham vọng cuộc đời của Law. Ông muốn thực hiện những tư tưởng của mình và để đạt được mục tiêu đó thì cần phải có quyền lực, hoặc thân quen với thế lực có quyền lực. Nước Pháp thời ấy là nơi thích hợp hơn cả.

      Vua Pháp Ludwig XVI (1638-1715) nổi tiếng về ăn chơi xa xỉ, sau khi qua đời để lại khoản nợ 2,8 tỷ Livres. Bá tước Orleans, người chấp chính thay cho vua mới, tìm cách giải quyết khoản nợ này không thành công. Đó chính là thời điểm Law được giới thiệu tiếp kiến bá tước Orleans. Có thể bá tước Orleans tin tưởng Law, cũng có thể ông ta không còn sự lựa chọn nào khác khi chấp nhận khuyến nghị của Law: “Tôi có một kế hoạch sẽ khiến cả Châu Âu phải ngạc nhiên. Nó sẽ làm thay đổi nước Pháp. Sự thay đổi này còn sâu sắc hơn cả việc phát hiện ra Châu Mỹ hay đưa vào sử dụng công cụ tài chính tín dụng”.

      Đề nghị đầu tiên của Law là được thành lập một ngân hàng tư nhân nhưng có quyền phát hành tiền giấy, đó là ngân hàng Banque Generale, ngân hàng đầu tiên ở Pháp, sau này đổi tên thành Banque Royal sau khi được nhà nước mua lại. Tiền giấy do ngân hàng Banque Generale phát hành được đảm bảo bằng cam kết của nhà nước và được người Pháp tin dùng. Để hỗ trợ cho việc chấp nhận và sử dụng tiền giấy, Law thuyết phục được bá tước Oreans áp dụng biện pháp hành chính: không sử dụng tiền kim loại nữa mà thay thế bằng tiền giấy. 250 năm sau, chính phủ Mỹ cũng áp dụng đúng mô hình này khi quyết định hủy bỏ chế độ bản vị vàng của đồng đô-la Mỹ (năm 1973).

      Đề nghị thứ hai của Law và cũng là thành phần thứ hai trong hệ thống tài chính của Law là thành lập Công ty Occident, một công ty thương mại có quyền quản lý và khai thác tài nguyên của vùng hạ lưu sông Mississipi (bang Louisiana ngày nay của Mỹ). Law cho rằng, ở đó có rất nhiều vàng cho dù không có trong tay bằng chứng xác thực và Law phát minh ra cái gọi là “cổ phiếu nhân dân”. Bất kể người dân Pháp nào cũng đều có thể mua cổ phiếu của Occident. Công ty phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho việc khai thác vàng ở Louisiana, như vậy triển vọng cổ tức rất sáng sủa. Mệnh giá cổ phiếu là 500 Livres.

      Dân Pháp, từ người có học đến vô học, từ quý tộc đến gia nhân, từ chính trị gia đến nông dân, đổ xô đi mua cổ phiếu. Họ chẳng hề quan tâm đến một thực tế là, ở Louisiana khi đó chỉ có khoảng 500 người Pháp và 500 người da đỏ. Cổ phiếu này được ưa chuộng tới mức giá của nó có lúc lên tới 12.000 Livres/cổ phiếu. Law không chỉ lạm dụng lòng tin của triều đình mà còn khai thác triệt để tính hám lợi của con người. Law rất thành công trong việc khắc đậm vào đầu óc các nhà đầu tư rằng, có thể làm giàu không chỉ bằng lao động chăm chỉ mà còn cả bằng đầu cơ. Làn sóng đầu cơ này đã phá tan những xiềng xích xã hội ở Pháp và khơi dậy ước vọng kiếm được tiền, trở nên giàu có một cách nhanh chóng.

      Khi biết ở Louisiana không có vàng, Law tìm cách trấn an cổ đông để kéo dài thời gian, trong đó có cách tập hợp người ăn mày, cho vác cuốc xẻng đi từ trung tâm Paris ra cảng La Roche - bến cảng đi sang Mỹ - để tạo ấn tượng công ty đang làm ăn phát đạt. Thế nhưng, cổ đông không thể chờ mãi. Họ thất vọng và giận dữ, tranh nhau bán tống bán tháo cổ phiếu. Tháng 2 năm 1720, hệ thống tài chính của Law bị sụp đổ, làn sóng đầu cơ cổ phiếu ở Pháp lắng xuống. Tháng 11 năm ấy, đồng tiền giấy và cả ngân hàng đều bị xóa sổ, nước Pháp đưa vào sử dụng lại đồng tiền kim loại. Cho tới cuối đời, Law vẫn tin vào học thuyết và hành động của mình, cho rằng mình là nạn nhân của các âm mưu lật đổ, chống đối của những kẻ ghen ăn tức ở. Law chạy trốn sang Venice (Italia), lại kiếm tiền bằng trò cờ bạc và chết tại đây vào tháng 2 - 1729 vì viêm phổi.

      Law là bằng chứng đầu tiên về việc: người ta có thể kiếm được rất nhiều tiền, nhưng cũng có thể bị mất hết vì đầu cơ. Ông đã làm thay đổi xã hội Pháp đến mức thi hào Voltaire trong “Tùy bút về thương mại và xa xỉ” đã coi Law là “số phận của nước Pháp”. Cũng có không ít ý tưởng của Law mà mãi nhiều thế kỷ sau hậu bối mới thấy hết giá trị. Vì thế, cuộc tranh luận Law là cứu nhân hay lừa đảo ở nước Pháp thời ấy vẫn còn kéo dài đến ngày nay.

    11. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tigeran (09-08-2013)

    12. #9
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Ứng phó với rủi ro cổ phiếu

      Để hạn chế rủi ro khi đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần biết phân tích thông tin và đa dạng hóa danh mục đầu tư.

      Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kéo theo sự sụp đổ của nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới. Cổ phiếu của nhiều công ty lớn như CitiGroup, Tập đoàn Dịch vụ Bảo hiểm Mỹ AIG bị rớt giá mạnh, có lúc xuống dưới 1USD/cổ phiếu. Do đó, nhà đầu tư phải nhìn nhận vấn đề rủi ro một cách nghiêm túc hơn, đặc biệt là cần đánh giá mức độ rủi ro cũng như khả năng chấp nhận rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán.

      Mức độ rủi ro

      Nhìn chung, thị trường chứng khoán tồn tại những rủi ro cơ bản sau:

      . Rủi ro thị trường: Cổ phiếu không bao giờ trụ mãi ở một mức giá mà sẽ luôn biến động. Điều này vừa tạo nên sức hấp dẫn cho thị trường chứng khoán nhưng cũng làm nảy sinh rủi ro. Hiện tại, diễn biến giá chứng khoán bị chi phối bởi nhiều yếu tố như kinh tế vĩ mô (lạm phát, lãi suất, tiền tệ), yếu tố bên ngoài (tình hình thế giới, thiên tai). Đặc biệt, rủi ro thị trường cũng biến động theo những kỳ vọng về khả năng sinh lời và tâm lý của nhà đầu tư. Do đó, rủi ro thị trường rất khó nắm bắt. Nhà đầu tư chỉ có thể tính toán và ước lượng rủi ro thị trường ở mức độ tương đối.
      Ngoài những yếu tố kinh tế vĩ mô, rủi ro thị trường còn bị chi phối bởi những kỳ vọng về khả năng sinh lời và tâm lý của nhà đầu tư

      . Rủi ro kinh doanh: Doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro khi sản phẩm, dịch vụ đã trở nên lỗi thời, không đáp ững được thị hiếu của người tiêu dùng. Hoặc công ty làm ăn sa sút vì chiến lược phát triển và đầu tư không phù hợp. Trong trường hợp đội ngũ quản trị của công ty non yếu, rủi ro kinh doanh càng cao. Trường hợp cổ phiếu BBT (Bông Bạch Tuyết) là một ví dụ. Những nhà đầu tư là nắm giữ cổ phiếu BBT đang "dở khóc dở cười" khi từ ngày 3.8, cổ phiếu này sẽ bị ngừng giao dịch trên sàn TP.HCM.

      . Rủi ro thanh khoản: Đối với nhà đầu tư, thanh khoản là khả năng mua bán thuận lợi một cổ phiếu nào đó. Thanh khoản cổ phiếu thường phụ thuộc vào thanh khoản thị trường (lượng giao dịch trong ngày) và sự yêu thích dành cho cổ phiếu đó. Nhà đầu tư thường không mua bán khi thanh khoản trên thị trường kém. Họ cũng ít quan tâm đến những cổ phiếu có khối lượng niêm yết thấp.

      . Rủi ro đặc trưng: Khi đầu tư chúng khoán, nhà đầu tư sẽ phải chịu thêm rủi ro từ ngành. Chẳng hạn, từ giữa năm 2008, thị trường bất động sản và nguyên vật liệu bắt đầu lao dốc do bị tác động mạnh bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Kết quả là, giá các cổ phiếu thuộc các nhóm ngành này cùng bị "vạ lây", giảm hơn 80% so với đầu năm 2008. Chẳng hạn, cổ phiếu TDH (Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức) đã giảm xuống còn 28.900 đồng (31.12.2008) từ mức 141.000 đồng/cổ phiếu.
      Trade what you see, not what you think!!!

    13. #10
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT

      Hetty Green - Mụ phù thủy Phố Wall



      Thế giới đầu tư tài chính khắc nghiệt, đặc biệt là ở Phố Wall, dường như lâu nay chỉ dành cho đàn ông. Thế nhưng, có một phụ nữ đã ghi danh của mình tại đây từ rất sớm.
      Thế giới đầu tư tài chính khắc nghiệt, đặc biệt là ở Phố Wall, dường như lâu nay chỉ dành cho đàn ông. Thế nhưng, có một phụ nữ đã ghi danh của mình tại đây từ rất sớm.

      Hetty Green là người phụ nữ duy nhất trong hai trăm năm đầu tiên của lịch sử nước Mỹ thành đạt trong thế giới Phố Wall
      Đầu thế kỷ 20, ở nước Mỹ có một bài hát rất được ưa chuộng về một người phụ nữ không được ưa chuộng. Đó là bài hát “If I were as rich as Hetty Green” (tạm dịch là: Giá tôi giàu như Hetty Green). Tên của bà không chỉ đơn thuần là Hetty Green, mà còn luôn đi cùng với một biệt danh. Biệt danh đó cũng độc nhất vô nhị: Mụ phù thủy Phố Wall. Ở Phố Wall, số người thành công và có cá tính không ít, nhưng chỉ có một phù thủy.

      Bài hát ấy và cái biệt danh ấy đủ để khái quát toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp kinh doanh, đầu cơ của bà. Bà được coi là người phụ nữ giàu nhất thế giới và cũng bị ghét, bị ganh tỵ nhất thế giới. Bà nổi tiếng về tài đầu cơ, về khả năng kiếm tiền, nhưng đồng thời cũng cả về tính tiết kiệm đến keo kiệt bủn xỉn. Bà là hiện thân của khá nhiều nghịch lý ở nước Mỹ và trong thế giới đầu cơ thời đó. Ngày nay, ở nước Mỹ có không ít công trình công cộng và nhân đạo mang tên bà, cho dù cái biệt danh nói trên đã bị thời gian phủ bụi đến mức chỉ còn thoang thoảng như một giai thoại trong lịch sử Phố Wall.

      Có thể nói, Hetty Green là người phụ nữ duy nhất trong hai trăm năm đầu tiên của lịch sử nước Mỹ thành đạt trong thế giới Phố Wall – nơi đến tận bây giờ vẫn được coi là chỉ dành cho đàn ông là chính. Cho dù mức độ giàu có ngày càng tăng, nhưng Hetty Green vẫn chỉ luôn vận bộ váy áo cũ, luôn ăn ở tiệm ăn rẻ tiền với món ăn rẻ tiền, ở thuê trong căn hộ thuộc loại xoàng xĩnh cho dù sở hữu không biết bao nhiêu bất động sản. Nét mặt bà luôn nghiêm nghị, khó chịu và rất hiếm khi thấy bà cười. Tạp chí Broadway Magazine bầu bà là “người phụ nữ ít hạnh phúc nhất”. Bà đam mê kiếm tiền và kiếm được rất nhiều tiền, nhưng gần như lại không sử dụng số tiền ấy cho chính mình. Tài kiếm tiền, tính tiết kiệm thái quá và diện mạo bề ngoài là gốc rễ của cái biệt danh nói trên.

      Những gì hậu thế kể về bà đều giống như huyền thoại, không biết cái gì là thật và cái gì chỉ là lưu truyền. Thông tin về bà hiện tại không thống nhất, thậm chí còn có phần trái ngược nhau, làm cho chuyện về bà càng thêm bí hiểm. Chẳng hạn như việc bà có được hay không được thừa kế khoản tiền hơn 7 triệu USD của cha cũng chẳng bao giờ có thể được xác minh rõ.

      Chỉ biết rằng Henrietta Howland Robinson Green, tên họ khai sinh là Robinson, tên gọi thân mật là Hetty sinh ngày 21-11-1834 ở New Bedford/Massachusetts, mất ngày 3-7-1916 ở New York City. Bố mẹ bà là chủ của một hạm đội tàu thuyền săn cá voi và là triệu phú. Năm lên sáu, Hetty đã đọc báo chí kinh tế và đã mở tài khoản riêng, năm 13 tuổi đã phụ trách toàn bộ mảng việc kế toán trong công ty của bố mẹ, hay nói cách khác, bà liên quan đến tiền và chứng khoán từ rất sớm. Bố bà mất năm 1846. Có người cho rằng bà được thừa kế tài sản của bố, có người lại bảo bà chỉ được hưởng khoản tiền hàng tháng nhất định. Điều chắc chắn là năm 1868, Hetty chuyển sang nước Anh và kết hôn với triệu phú Edward Green. Họ có với nhau một con trai và một con gái.

      Nước Anh cũng là nơi bà thành công với phi vụ đầu cơ đầu tiên: mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Thời đó, chính phủ Mỹ của tổng thống Abraham Lincoln trang trải tài chính cho cuộc nội chiến bằng phát hành trái phiếu chính phủ. Năm 1865, nội chiến kết thúc nhưng gần như tất cả - trừ Hetty Green - các nhà đầu tư và đầu cơ đều không tin rằng chính phủ tuy thắng trận nhưng không thể phục hồi được kinh tế và phát triển đất nước. Vì thế, giá trái phiếu tiếp tục giảm. Hetty dùng tất cả tiền bạc mua về tất cả trái phiếu có thể mua được bất chấp mọi can ngăn, cười chê và nhạo báng. Và rồi chuyện xảy ra đúng như dự đoán của Hetty. Nước Mỹ không chỉ tái thống nhất mà còn dần phục hồi. Trái phiếu chính phủ Mỹ lại tăng giá, giúp cho Hetty trong vòng không đầy một năm kiếm được 1,25 triệu USD. Thành công đó còn giúp Hetty tự tin đủ mức để trở lại Mỹ với mục đích chinh phục Phố Wall.

      Vụ đầu cơ nổi tiếng thứ hai của Hetty là đầu tư vào các công ty xe lửa ở Mỹ. Hetty cho rằng sau chiến tranh, nhu cầu tái thiết cơ sở hạ tầng rất lớn và cấp thiết mà xe lửa sẽ được dành ưu tiên hàng đầu. Hetty tập trung mua cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp vào tất cả các hãng xe lửa, dù đó là xây dựng các tuyến đường sắt hay vận hành mạng lưới xe lửa trên khắp nước Mỹ. Kết quả là chỉ trong vòng có vài năm, Hetty tăng được gấp bốn lần số vốn bỏ ra.

      Từ sau vụ này, Hetty Green chuyên tâm vào đầu cơ chứng khoán ở Phố Wall. Hàng ngày, người ta thấy Hetty trong bộ váy áo thường màu đen, nhàu cũ, đi bằng phương tiện giao thông công cộng từ căn hộ ở thuê đến Ngân hàng Chemical National Bank ở bên cạnh Phố Wall. Khi mua hay bán, khi nghiên cứu hay biết tin thắng đậm, người ta đều thấy nét mặt bà vẫn đăm đăm cau có, ít nói, hiếm khi cười. Hetty Green không liên minh, liên kết với ai, không đánh bóng tên tuổi mình bằng các hoạt động xã hội hay từ thiện như nhiều nhà triệu phú khác. Các con bà sau này dùng tiền bà để lại để làm từ thiện và các công trình phục vụ lợi ích cộng đồng tại quê hương bà. Để bất cứ lúc nào cũng có thể thực hiện thành công các phi vụ đầu tư và đầu cơ quy mô lớn, Hetty Green luôn trữ sẵn hàng chục triệu USD tiền mặt hoặc bất động sản dễ bán. Thành công của Hetty Green ở Phố Wall được coi là bằng chứng sống động nhất - mà từ cách đây hơn một thế kỷ - là phụ nữ cũng có thể đầu tư và đầu cơ hiệu quả chẳng kém gì đàn ông ở Phố Wall, và thế giới đầu cơ không phải là thế giới của riêng đàn ông. Khi qua đời vì bị nhồi máu cơ tim, bà để lại tài sản ngang bằng với John D. Rockefeller và J.P. Morgan. Nếu tính về giá trị của đồng tiền thì với số tiền đó ở thời điểm bây giờ, Hetty Green còn giàu hơn cả Warren Buffett.

      Nổi tiếng không kém tài kinh doanh là những mẩu chuyện về tính tiết kiệm đến keo kiệt bủn xỉn của bà. Chẳng hạn như còn lưu truyền câu chuyện về việc bà thức trắng cả đêm để tìm một cái tem 20 xu, về bà không cho đốt nến cắm trên bánh sinh nhật lần thứ 21 mà gỡ ra cất đi để dùng cho sinh nhật lần sau, về chỉ dùng 200 USD trong số tiền 1.200 USD bố cho để mua váy mặc trong lễ trưởng thành, về chỉ chi 30 xu cho một bữa ăn, về uống sữa lạnh để tiết kiệm tiền khí bếp. Nhưng nổi tiếng nhất là chuyện khi cậu con trai đi trượt tuyết bị tai nạn, bà không cho đi chữa chạy trong bệnh viện tốt nhất mà chỉ đến bệnh viện dành cho người nghèo để tiết kiệm, với kết quả là cậu ta bị nhiễm trùng tới mức phải cưa chân. Bà tự biện minh cho mình bằng lập luận rằng, ở nơi đó không mất tiền thật nhưng đâu phải vì thế mà việc chữa chạy không tốt. Người ta cũng còn kể lại câu chuyện có lần một cô gái lấy hết can đảm để hỏi bà làm thế nào để trở nên giàu có như bà. Hetty Green nhìn cô gái trẻ như quan tòa nhìn tội phạm rồi nói: “Bằng cách đừng bỏ nhiều tiền ra mua quần áo như cháu”. Cái biệt danh nổi tiếng “Mụ phù thủy Phố Wall” bao hàm sự nể phục và ganh tỵ, ghen ăn tức ở của các đồng nghiệp nhưng cũng còn bởi những cá tính của chính bà.

      Không phải ai khác mà chính bà đã tổng kết bí quyết thành công của mình như sau: “Tôi mua vào khi chứng khoán rẻ và chẳng ai muốn mua chúng. Tôi giữ chúng lại cho tới khi giá chúng tăng cao và ai cũng muốn mua chúng”. Nghe thì thật đơn giản và đúng là bản chất của đầu cơ, nhưng mấy ai đã làm được như vậy. Chắc chắn chỉ có phù thủy thì mới làm lần nào thắng lần ấy - như Hetty Green.

    14. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tigeran (09-08-2013)

    15. #11
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Google DeepMind với phần mềm máy tính trí tuệ nhân tạo có tên AlphaGo đã lần dầu tiên trong lịch sử, đánh bại nhà vô địch thế giới môn cờ vây, Lee Se-dol vào sáng qua (9/3).

      Sau gần 3 tiếng rưỡi đồng hồ, trí tuệ nhân tạo AlphaGo đã giành chiến thắng trước nhà vô địch thế giới môn cờ vây, Lee Se-dol vào sáng qua (9/3). AlphaGo và kỳ thủ người Hàn Quốc sẽ có 4 trận đấu nữa để phân định phần thắng chung cuộc.

      Cờ vây là một hình thức chơi cờ có tuổi đời lâu của Trung Quốc và cũng là một thử thách mà trí tuệ nhân tạo chưa vượt qua được. Chiến thắng của AlphaGo được giới chuyên môn đánh giá cao hơn sự kiện máy tính IBM hạ gục nhà vô địch thế giới môn cờ vua Gary Kasparov hồi năm 1997.

      => Nó mà chế ra máy oánh CK thì anh em ta mệt
      Trade what you see, not what you think!!!

    16. #12
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT

      Một điều chắc chắn là không thể áp dụng triệt để 100% được vì thể chế và luật pháp cũng như yếu tố lịch sử rất khác nhau. Tuy nhiên mình thấy có một ý hoàn toàn có thể học hỏi được ngay: Xưa nay “chơi bạc” với nhà nước chẳng khác gì sử dụng con dao hai lưỡi và gần như chưa có khi nào thấy nhà nước bị thua

      Sự phá sản của nhiều doanh nghiệp bị chính quyền địa phương thiếu nợ nhưng không trả hiện nay là một thí dụ vô cùng điển hình
      Last edited by tradingpro8x; 17-10-2012 at 08:28 AM.

    17. #13
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Bí quyết làm giàu của các đại gia và cũng là sự sụp đổ của họ

      Những con khỉ thông minh

      Trong xã hội đôi khi người giàu lại không phải những kẻ làm nhiều mà lại là những người biết quan sát sự dịch chuyển của đồng tiền trong xã hội. Vì thế mới sinh ra tầng lớp đầu cơ như con khỉ. Tầng lớp Khỉ và Cáo luôn sở hữu đến 80% tài sản của XH. Tầng lớp làm thực sự là Cừu và Lừa thì họ lại sở hữu rất ít.

      Có 4 loại tài sản chính để hình thành nên sự giàu có:
      1/ BDS
      2/Cổ phiếu
      3/ vàng
      4/ Tiền tệ


      Dòng tiền trong XH luôn chảy vòng quanh 4 thứ này. Con khỉ thông minh sẽ biết tiền sắp chảy vào chỗ nào, cũng như tiền sắp rút đi khỏi chỗ nào (áp dụng phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật,...). Tiền chảy vào chỗ nào sẽ sinh ra tỷ phú, tiền rút đi khỏi đâu nơi đó sẽ đầy đại gia vỡ nợ.

      Ví dụ những năm trước đây tiền đổ vào BDS sinh ra một loạt đại gia. Cách đây 2 năm tiền rút đi khỏi BDs thì vỡ nợ hàng loạt

    18. #14
      Ngày tham gia
      Oct 2003
      Bài viết
      365
      Được cám ơn 215 lần trong 148 bài gởi

      Mặc định Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT

      Ivar Kreuger - Số phận bi tráng và hào hùng của một nhà đầu cơ

      Đã có nhà đầu cơ nào sử dụng cả nhà nước, mà lại không chỉ ở một quốc gia, để đầu cơ? Đã có nhà đầu cơ nào được Giáo Hoàng - người đứng đầu Nhà thờ Thiên Chúa giáo - dùng làm ví dụ để răn dạy con chiên của Chúa? Có đấy, nhưng đó chỉ có thể là Ivar Kreuger.



      Trong thế giới đầu cơ có không ít tráng ca và cũng đầy bi kịch. Số phận của nhà đầu cơ người Thụy Điển Ivar Kreuger hội tụ đủ cả hai phần ấy. Trong nhân gian, con người tự tìm đến cái chết bởi nhiều động cơ khác nhau. Trong trường hợp Ivar Kreuger thì nguyên cớ xô đẩy đến cái chết liên quan mật thiết đến đầu cơ tới mức có thể coi đó là chuyện sinh nghề, tử nghiệp.

      Que diêm làm nên sự nghiệp

      Ivar Kreuger sinh ngày 2.3.1880 ở Kalmar (Thụy Điển). Thật ra thì dòng họ Kreuger từ Mecklenburg (nước Đức ngày nay) di cư sang Thụy Điển từ thế kỷ 17. Cha của Ivar là chủ một hãng sản xuất diêm. Ivar Kreuger học rất giỏi và trở thành kỹ sư xây dựng năm mới có 20 tuổi. Chàng thanh niên này bôn ba gần như khắp thế giới để chứng tỏ tài năng với việc xây dựng nhiều công trình khách sạn, nhà ở và công xưởng ở Mỹ, Nam Phi, Anh, Ấn Độ và Mexico.

      Khoảng cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ trước, Kreuger trở về Thụy Điển và cùng với người bạn là Paul Toll thành lập công ty xây dựng Kreuger & Toll. Năm 1913, Kreuger tiếp quản công ty của người cha. Sản xuất diêm khi ấy là một ngành rất phát triển. Cho tới thời điểm ấy, đầu cơ là khái niệm hoàn toàn xa lạ đối với anh chàng kỹ sư xây dựng này. Ivar Kreuger tiếp tục phát triển và bành trướng công ty sản xuất diêm của người cha. Nhưng nếu như chỉ có như vậy thôi thì Ivar Kreuger đâu có đến nỗi phải sinh nghề tử nghiệp.

      Điều giúp Ivar Kreuger trở nên nổi tiếng thế giới và về sau cũng khiến con người này thân bại danh liệt là việc dấn thân vào thế giới tài chính. Không biết có phải vì tò mò hay bởi muốn thể hiện, không rõ có phải vì cầu danh hay cầu lợi mà Kreuger đã biến cuộc chơi trong thế giới tài chính thành cuộc chơi của cuộc đời mình. Mục tiêu của Kreuger rất rõ ràng: dùng tiền để mua về độc quyền sản xuất và tiêu thụ diêm ở các nước khác. Độc quyền đó sẽ đem lại cho Kreuger lợi nhuận khổng lồ, những mối quan hệ cần thiết phải có trong giới chính trị và kinh tế ở các nước khác để rồi tiền và quan hệ sẽ lại giúp củng cố độc quyền đã có. Nghe thì đơn giản như vậy, nhưng thực chất thì việc đó chẳng khác gì đầu cơ vào nhà nước, thao túng quyền lực của nhà nước. Bản chất toàn bộ hoạt động đầu cơ trong sự nghiệp của Ivar Kreuger là một cuộc chơi bạc với nhà nước. Xưa nay, chơi với nhà nước như vậy chẳng khác gì sử dụng con dao hai lưỡi và gần như chưa có khi nào thấy nhà nước bị thua. Không phải Kreuger không ý thức được điều đó, nhưng nhà đầu cơ này tin vào bản lĩnh của mình và dựa vào đánh giá của mình là nhà nước không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải dựa vào kế hoạch tài chính của Kreuger.

      Không phải anh ta hoàn toàn không có lý. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các quốc gia ở Châu Âu rất thiếu tiền trong khi ở bên kia Đại Tây Dương lại dư giả rất nhiều tiền. Nhưng cung và cầu không gặp được nhau vì khoảng cách địa lý, thiếu thông tin và thiếu trung gian môi giới đáng tin cậy. Kreuger phát hiện ra điều đó và hình thành một chiến lược kinh doanh rất đơn giản: Kreuger đứng ra vay tiền ở Mỹ dưới dạng tiền hoặc trái phiếu - vì là một doanh nhân thành đạt nên các ngân hàng ở Mỹ rất tin tưởng – rồi sau đó cho chính phủ ở nhiều quốc gia Châu Âu vay. Đổi lại, các chính phủ này dành cho Kreuger độc quyền về sản xuất và tiêu thụ diêm. Cứ như vậy, Kreuger vay được rất nhiều tiền và giành được độc quyền về diêm ở nhiều quốc gia Châu Âu, chiếm lĩnh ba phần tư thị trường diêm thế giới. Tổng số tiền Kreuger cho chính phủ các nước vay lên tới 387 triệu USD ngày ấy, tương đương với 30 tỷ euro ngày nay - bằng số tiền mà cả EU đang huy động để cứu trợ Hy Lạp, trong đó có nước Đức với 125 triệu USD, Pháp 75 triệu USD, Hungari với 36 triệu USD và Ba Lan với 32,4 triệu USD. Ở thời đỉnh điểm, tập đoàn của Kreuger có tới 400 công ty con, không chỉ trong ngành sản xuất diêm, mà còn cả trong xây dựng, sản xuất giấy, luyện kim. Kreuger có rất nhiều bất động sản và thậm chí còn sở hữu cả ngân hàng.

      Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên

      Xưa nay “chơi bạc” với nhà nước chẳng khác gì sử dụng con dao hai lưỡi và gần như chưa có khi nào thấy nhà nước bị thua

      Nhưng đúng ở đời này, người tính không bằng trời tính. Kreuger nắm bắt được nhu cầu cho vay tiền của các ngân hàng ở Mỹ và đầu cơ vào nhu cầu cần tiền của các chính phủ ở Châu Âu. Chiến lược của Kreuger tưởng rất hoàn hảo mà lại đầy rủi ro. Điều mà nhà đầu cơ này không tính được hết và không lường được trước là nhà nước rất muốn vay và có thể vay tiền bằng mọi giá nhưng nếu nhà nước không muốn trả lại hoặc không có khả năng trả lại thì Kreuger chẳng thể làm gì nhà nước được.

      Cụ thể, các chính phủ muốn vay tiền, nhưng lại không muốn mua số trái phiếu mà Kreuger phát hành cho các ngân hàng ở Mỹ. Rồi cuộc đại khủng hoảng kinh tế trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 20 cũng bất ngờ và rất tai hại. Trong bối cảnh ấy và dưới tác động của cuộc khủng hoảng ấy, độc quyền về sản xuất và tiêu thụ diêm mà Kreuger có được chẳng giúp Kreuger kiếm được nhiều lời lãi đến mức có thể trả được những khoản nợ mà lẽ ra các chính phủ phải trả.

      Tình thế của Kreuger ngày càng thêm khó khăn. Kreuger buộc phải sử dụng phương cách cổ điển mà rất đắc dụng từ trước tới tận ngày nay để che giấu thua lỗ là gian lận sổ sách. Trong suốt thời gian khá dài, Kreuger đã lừa dối các chủ nợ của mình bằng cách ấy. Họ có chút nghi ngờ, nhưng chưa hẳn đã mất hết lòng tin vì dù sao ngành sản xuất diêm vẫn đang sinh lãi. Kreuger là khách hàng lớn của họ. Và Kreuger lại rất kín đáo và tế nhị, rất khôn khéo và biết cách thuyết phục. Một trong những triết lý kinh doanh của Kreuger mà ông ta biến thành câu cửa miệng là: “Im lặng, im lặng nhiều hơn, im lặng nhiều hơn nữa”. Nhưng nước dù có nhỏ từng giọt xuống thì rồi cũng sẽ đến lúc có giọt làm tràn cốc. Đầu tháng 3.1932, các chủ nợ của Kreuger tụ tập ở Paris và triệu Kreuger từ Mỹ sang Paris để làm rõ đen trắng mọi chuyện. Sáng ngày 12.3.1932, trong khi họ ngồi chờ Kreuger trong một khách sạn ở Paris thì người cộng sự thận cận nhất của Kreuger phát hiện ra Ivar Kreuger đã chết bởi một phát súng lục bắn từ dưới cằm lên. Khẩu súng còn ở ngay cạnh đó.

      Kreuger tự tử hay bị sát hại - câu hỏi đó vẫn chưa ai trả lời nổi cả sau gần 80 năm. Nhiều giải thiết đã được đặt ra. Thị trường chứng khoán bị chấn động và dư luận đồn thổi đủ mọi chuyện khác nhau. Chỉ biết rằng khoản tiền mà Kreuger phải trả cho các chủ nợ ở thời điểm đó vào khoảng 1 tỷ USD. Những chính phủ nợ tiền của Kreuger đều im hơi lặng tiếng như thể chẳng dính líu gì. Tin tức về cái chết của Kreuger được bưng bít trong thời gian nửa ngày - đủ để đa số những cổ phiếu của tập đoàn này được bán đi trước khi chúng bị sụt giá thê thảm. Cái chết của Kreuger đồng nghĩa với sự sụp đổ của toàn bộ tập đoàn này. Con người được mệnh danh là “Vua diêm” hay “Nhà đầu cơ đánh bạc với nhà nước” này không có gia đình riêng, mất hết cả những gì người cha gây dựng nên được, lại còn bị tạp chí Time Magazine coi là “kẻ dối trá lớn nhất thế giới”. Trong một Enzyklika - tuyên cáo quan điểm và chính sách - , Giáo hoàng ngày ấy là Pius XI đã đề cập đến Ivar Kreuger với câu: “Tình yêu đồng tiền là gốc rễ của mọi cái xấu xa”. Không biết ở thế giới bên kia, nhà đầu cơ nổi tiếng và tai tiếng này ngẫm nghĩ như thế nào về câu đó.
      Cuộc đời tàn nhẫn nuôi anh lớn
      Xã hội khốn nạn dạy anh khôn

    19. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tigeran (05-08-2013)

    20. #15
      Ngày tham gia
      Oct 2012
      Bài viết
      1
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Những kinh nghiệm và định hướng trong tương lai

      Bài viết rất hay, nhưng liệu có áp dụng ở nước Việt Nam không ? Đó vẫn là một câu hỏi chưa có đáp án chính xác.
      Trích dẫn Gửi bởi 1nightdream Xem bài viết
      Ivar Kreuger - Số phận bi tráng và hào hùng của một nhà đầu cơ

      Đã có nhà đầu cơ nào sử dụng cả nhà nước, mà lại không chỉ ở một quốc gia, để đầu cơ? Đã có nhà đầu cơ nào được Giáo Hoàng - người đứng đầu Nhà thờ Thiên Chúa giáo - dùng làm ví dụ để răn dạy con chiên của Chúa? Có đấy, nhưng đó chỉ có thể là Ivar Kreuger.



      Trong thế giới đầu cơ có không ít tráng ca và cũng đầy bi kịch. Số phận của nhà đầu cơ người Thụy Điển Ivar Kreuger hội tụ đủ cả hai phần ấy. Trong nhân gian, con người tự tìm đến cái chết bởi nhiều động cơ khác nhau. Trong trường hợp Ivar Kreuger thì nguyên cớ xô đẩy đến cái chết liên quan mật thiết đến đầu cơ tới mức có thể coi đó là chuyện sinh nghề, tử nghiệp.

      Que diêm làm nên sự nghiệp

      Ivar Kreuger sinh ngày 2.3.1880 ở Kalmar (Thụy Điển). Thật ra thì dòng họ Kreuger từ Mecklenburg (nước Đức ngày nay) di cư sang Thụy Điển từ thế kỷ 17. Cha của Ivar là chủ một hãng sản xuất diêm. Ivar Kreuger học rất giỏi và trở thành kỹ sư xây dựng năm mới có 20 tuổi. Chàng thanh niên này bôn ba gần như khắp thế giới để chứng tỏ tài năng với việc xây dựng nhiều công trình khách sạn, nhà ở và công xưởng ở Mỹ, Nam Phi, Anh, Ấn Độ và Mexico.

      Khoảng cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ trước, Kreuger trở về Thụy Điển và cùng với người bạn là Paul Toll thành lập công ty xây dựng Kreuger & Toll. Năm 1913, Kreuger tiếp quản công ty của người cha. Sản xuất diêm khi ấy là một ngành rất phát triển. Cho tới thời điểm ấy, đầu cơ là khái niệm hoàn toàn xa lạ đối với anh chàng kỹ sư xây dựng này. Ivar Kreuger tiếp tục phát triển và bành trướng công ty sản xuất diêm của người cha. Nhưng nếu như chỉ có như vậy thôi thì Ivar Kreuger đâu có đến nỗi phải sinh nghề tử nghiệp.

      Điều giúp Ivar Kreuger trở nên nổi tiếng thế giới và về sau cũng khiến con người này thân bại danh liệt là việc dấn thân vào thế giới tài chính. Không biết có phải vì tò mò hay bởi muốn thể hiện, không rõ có phải vì cầu danh hay cầu lợi mà Kreuger đã biến cuộc chơi trong thế giới tài chính thành cuộc chơi của cuộc đời mình. Mục tiêu của Kreuger rất rõ ràng: dùng tiền để mua về độc quyền sản xuất và tiêu thụ diêm ở các nước khác. Độc quyền đó sẽ đem lại cho Kreuger lợi nhuận khổng lồ, những mối quan hệ cần thiết phải có trong giới chính trị và kinh tế ở các nước khác để rồi tiền và quan hệ sẽ lại giúp củng cố độc quyền đã có. Nghe thì đơn giản như vậy, nhưng thực chất thì việc đó chẳng khác gì đầu cơ vào nhà nước, thao túng quyền lực của nhà nước. Bản chất toàn bộ hoạt động đầu cơ trong sự nghiệp của Ivar Kreuger là một cuộc chơi bạc với nhà nước. Xưa nay, chơi với nhà nước như vậy chẳng khác gì sử dụng con dao hai lưỡi và gần như chưa có khi nào thấy nhà nước bị thua. Không phải Kreuger không ý thức được điều đó, nhưng nhà đầu cơ này tin vào bản lĩnh của mình và dựa vào đánh giá của mình là nhà nước không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải dựa vào kế hoạch tài chính của Kreuger.

      Không phải anh ta hoàn toàn không có lý. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các quốc gia ở Châu Âu rất thiếu tiền trong khi ở bên kia Đại Tây Dương lại dư giả rất nhiều tiền. Nhưng cung và cầu không gặp được nhau vì khoảng cách địa lý, thiếu thông tin và thiếu trung gian môi giới đáng tin cậy. Kreuger phát hiện ra điều đó và hình thành một chiến lược kinh doanh rất đơn giản: Kreuger đứng ra vay tiền ở Mỹ dưới dạng tiền hoặc trái phiếu - vì là một doanh nhân thành đạt nên các ngân hàng ở Mỹ rất tin tưởng – rồi sau đó cho chính phủ ở nhiều quốc gia Châu Âu vay. Đổi lại, các chính phủ này dành cho Kreuger độc quyền về sản xuất và tiêu thụ diêm. Cứ như vậy, Kreuger vay được rất nhiều tiền và giành được độc quyền về diêm ở nhiều quốc gia Châu Âu, chiếm lĩnh ba phần tư thị trường diêm thế giới. Tổng số tiền Kreuger cho chính phủ các nước vay lên tới 387 triệu USD ngày ấy, tương đương với 30 tỷ euro ngày nay - bằng số tiền mà cả EU đang huy động để cứu trợ Hy Lạp, trong đó có nước Đức với 125 triệu USD, Pháp 75 triệu USD, Hungari với 36 triệu USD và Ba Lan với 32,4 triệu USD. Ở thời đỉnh điểm, tập đoàn của Kreuger có tới 400 công ty con, không chỉ trong ngành sản xuất diêm, mà còn cả trong xây dựng, sản xuất giấy, luyện kim. Kreuger có rất nhiều bất động sản và thậm chí còn sở hữu cả ngân hàng.

      Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên

      Xưa nay “chơi bạc” với nhà nước chẳng khác gì sử dụng con dao hai lưỡi và gần như chưa có khi nào thấy nhà nước bị thua

      Nhưng đúng ở đời này, người tính không bằng trời tính. Kreuger nắm bắt được nhu cầu cho vay tiền của các ngân hàng ở Mỹ và đầu cơ vào nhu cầu cần tiền của các chính phủ ở Châu Âu. Chiến lược của Kreuger tưởng rất hoàn hảo mà lại đầy rủi ro. Điều mà nhà đầu cơ này không tính được hết và không lường được trước là nhà nước rất muốn vay và có thể vay tiền bằng mọi giá nhưng nếu nhà nước không muốn trả lại hoặc không có khả năng trả lại thì Kreuger chẳng thể làm gì nhà nước được.

      Cụ thể, các chính phủ muốn vay tiền, nhưng lại không muốn mua số trái phiếu mà Kreuger phát hành cho các ngân hàng ở Mỹ. Rồi cuộc đại khủng hoảng kinh tế trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 20 cũng bất ngờ và rất tai hại. Trong bối cảnh ấy và dưới tác động của cuộc khủng hoảng ấy, độc quyền về sản xuất và tiêu thụ diêm mà Kreuger có được chẳng giúp Kreuger kiếm được nhiều lời lãi đến mức có thể trả được những khoản nợ mà lẽ ra các chính phủ phải trả.

      Tình thế của Kreuger ngày càng thêm khó khăn. Kreuger buộc phải sử dụng phương cách cổ điển mà rất đắc dụng từ trước tới tận ngày nay để che giấu thua lỗ là gian lận sổ sách. Trong suốt thời gian khá dài, Kreuger đã lừa dối các chủ nợ của mình bằng cách ấy. Họ có chút nghi ngờ, nhưng chưa hẳn đã mất hết lòng tin vì dù sao ngành sản xuất diêm vẫn đang sinh lãi. Kreuger là khách hàng lớn của họ. Và Kreuger lại rất kín đáo và tế nhị, rất khôn khéo và biết cách thuyết phục. Một trong những triết lý kinh doanh của Kreuger mà ông ta biến thành câu cửa miệng là: “Im lặng, im lặng nhiều hơn, im lặng nhiều hơn nữa”. Nhưng nước dù có nhỏ từng giọt xuống thì rồi cũng sẽ đến lúc có giọt làm tràn cốc. Đầu tháng 3.1932, các chủ nợ của Kreuger tụ tập ở Paris và triệu Kreuger từ Mỹ sang Paris để làm rõ đen trắng mọi chuyện. Sáng ngày 12.3.1932, trong khi họ ngồi chờ Kreuger trong một khách sạn ở Paris thì người cộng sự thận cận nhất của Kreuger phát hiện ra Ivar Kreuger đã chết bởi một phát súng lục bắn từ dưới cằm lên. Khẩu súng còn ở ngay cạnh đó.

      Kreuger tự tử hay bị sát hại - câu hỏi đó vẫn chưa ai trả lời nổi cả sau gần 80 năm. Nhiều giải thiết đã được đặt ra. Thị trường chứng khoán bị chấn động và dư luận đồn thổi đủ mọi chuyện khác nhau. Chỉ biết rằng khoản tiền mà Kreuger phải trả cho các chủ nợ ở thời điểm đó vào khoảng 1 tỷ USD. Những chính phủ nợ tiền của Kreuger đều im hơi lặng tiếng như thể chẳng dính líu gì. Tin tức về cái chết của Kreuger được bưng bít trong thời gian nửa ngày - đủ để đa số những cổ phiếu của tập đoàn này được bán đi trước khi chúng bị sụt giá thê thảm. Cái chết của Kreuger đồng nghĩa với sự sụp đổ của toàn bộ tập đoàn này. Con người được mệnh danh là “Vua diêm” hay “Nhà đầu cơ đánh bạc với nhà nước” này không có gia đình riêng, mất hết cả những gì người cha gây dựng nên được, lại còn bị tạp chí Time Magazine coi là “kẻ dối trá lớn nhất thế giới”. Trong một Enzyklika - tuyên cáo quan điểm và chính sách - , Giáo hoàng ngày ấy là Pius XI đã đề cập đến Ivar Kreuger với câu: “Tình yêu đồng tiền là gốc rễ của mọi cái xấu xa”. Không biết ở thế giới bên kia, nhà đầu cơ nổi tiếng và tai tiếng này ngẫm nghĩ như thế nào về câu đó.

    21. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tigeran (09-08-2013)

    22. #16
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định

      Thế mới biết là người làm cho nghề trở nên cao sang, danh giá chứ không phải ngược lại

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Công cụ phân tích kỹ thuật trong kinh doanh vàng
      By mrtran88 in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 15-09-2012, 04:37 PM
    2. Những kinh nghiệm về phân tích kỹ thuật được chia sẻ tại buổi ofline CLB PTKT
      By tigeran in forum Nhận định thị trường bằng Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 06-07-2010, 09:08 AM
    3. Kinh nghiêm xài SMA trong Phân tích kỹ thuật
      By tigeran in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 22-06-2010, 04:55 PM
    4. Kinh nghiêm xài SMA trong Phân tích kỹ thuật
      By tigeran in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 22-06-2010, 04:52 PM
    5. Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 08-04-2010, 12:18 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình