Áp lực tăng vốn nhanh và mạnh trong khi lợi nhuận khó đạt được tốc độ tương ứng đang tạo nhiều sức ép lên các ngân hàng (NH). Đây chính là lý do khiến CP của các NH


Năm 2010 có nhiều khó khăn đối với ngành NH, trong đó áp lực về huy động vốn tín dụng và tăng vốn điều lệ là những thách thức lớn. Ngày 30-6-2010 là hạn chót để các NHTM trình NHNN phương án tăng vốn điều lệ, nhằm đảm bảo vốn pháp định 3.000 tỷ đồng theo quy định.
Đến nay, phần lớn các NHTM đã nộp phương án tăng vốn điều lệ (hiện còn khoảng 21 NH có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng). Ước tính, các NH này phải tìm cách thu hút khoảng 31.400 tỷ đồng vốn điều lệ trong năm nay.
Trong khi đó, các NH lớn như CTG, VCB, ACB, STB, EIB cũng đều có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm nay, với số vốn phải thu hút khoảng 20.572 tỷ đồng. Như vậy, việc thu hút một lượng vốn trên 51.000 tỷ đồng đối với các NH trong giai đoạn này là hết sức nan giải. Muốn đạt được mục tiêu này, các NH phải đưa ra kế hoạch kinh doanh hấp dẫn mới thuyết phục được NĐT bỏ vốn. Trong tình cảnh này, sức ép đang đè nặng lên các NH nhỏ.
Thực tế cho thấy việc phát hành thêm CP để tăng vốn hoặc trả cổ tức cho cổ đông bằng CP đang được áp dụng triệt để tại các NH. Tốc độ tăng vốn nhanh và mạnh trong khi lợi nhuận khó có tốc độ tương ứng chính là áp lực lớn nhất mà các NH đang phải đối mặt.
Việc tăng vốn theo lộ trình dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các NH bị ảnh hưởng, đồng thời CP NH cũng giảm tính hấp dẫn. Dự báo việc phát hành thêm CP để tăng vốn hoặc trả cổ tức cho cổ đông bằng CP vẫn sẽ được áp dụng tại các NH, đặc biệt là các NH nhỏ.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, việc giới hạn lượng CP nắm giữ của NĐT tổ chức cũng như quy định các NH khi nộp hồ sơ niêm yết phải có vốn điều lệ bằng vốn pháp định sẽ khiến cho việc phát hành thêm CP cho cổ đông mới cũng như cũ trở nên khó hơn.
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng giảm so với cùng kỳ năm 2009 khiến cho kết quả kinh doanh của các NH trong quý III đạt không cao. Theo thống kê từ CTCK BIDV, sau 9 tháng, nhiều NH mới chỉ thực hiện được hơn 2/3 chỉ tiêu lợi nhuận cả năm và nhiều NH phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận. Quý IV sẽ là quý tiêu dùng nội địa tăng mạnh và ngay từ quý III các doanh nghiệp sẽ tăng cường đi vay vốn để mua nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa nhằm đẩy mạnh bán ra trong quý IV.
Tuy nhiên, quý IV năm nay lại có nhiều bất lợi đối với các NH trong việc đẩy mạnh đầu ra. Với lãi suất đầu vào cao, vô hình trung đầu ra cho vay của NH vẫn bị hạn chế. Chính vì lẽ đó, lợi nhuận NH năm nay sẽ không có đột biến vì ngoài tín dụng, các mảng hoạt động khác đều bị chậm lại, ngay cả hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng không mang lại nhiều lợi nhuận như trước.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, đây chỉ là khó khăn tạm thời trong ngắn hạn, vì nếu xét trên quan điểm dài hạn, CP NH vẫn có nhiều lực hút, nhất là trên nền giá giao dịch hiện nay. Ngành NH có giá trị vốn hóa lớn, tính thanh khoản CP cao và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. So với diễn biến chung của toàn thị trường, giá CP NH đã giảm khá sâu khi đa số đều có giá thấp. Thông thường, nhóm CP NH sẽ bật lên rất mạnh khi VN Index hồi phục từ một đáy.