VN-Index đang test lại vùng 566-568 điểm. Vùng này gồm Rising Window phiên 16/12 và trendline hỗ trợ. Nếu chỉ số phá vỡ vùng này hoàn toàn thì rủi ro giảm điểm sẽ tiếp tục.
Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index:
- VN-Index đang test lại vùng 566-568 điểm. Vùng này gồm Rising Window phiên 16/12 và trendline hỗ trợ. Nếu chỉ số phá vỡ vùng này hoàn toàn thì rủi ro giảm điểm sẽ tiếp tục khi mà các mẫu hình nến có thân nến lớn xuất hiện trong các phiên gần đây.
- Hiện các chỉ báo MACD vẫn duy trì tín hiệu mua và RSI vẫn đi ngang trên SMA10 phiên. Việc kiên nhẫn chờ đợi các tín hiệu này cho tới cuối phiên là cần thiết.
Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index:
- Stochastic Oscillator vẫn duy trì trong vùng oversold cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế và rủi ro ngắn hạn vẫn còn. Tuy nhiên, nếu phân kỳ giá lên hoàn thành thì triển vọng ngắn hạn sẽ được cải thiện.
- Vùng 76.5-78 điểm tương đương vùng tích lũy đầu tháng 09/2015 sẽ là hỗ trợ mạnh cho HNX-Index trong thời gian tới.
CỔ PHIẾU NỔI BẬT TRONG PHIÊN
ASM – CTCP Tập Đoàn Sao Mai
- Cổ phiếu vẫn duy trì xu hướng tăng mạnh kể từ tháng 05/2015 cho tới nay. Mặc dù xuất hiện phân kỳ giá xuống của MACD với giá nhưng giá vẫn đang duy trì trên middle của Bollinger Bands (tương đương vùng 14,000-14,400) cho thấy đà tăng ngắn hạn sẽ còn tiếp tục.
- Nếu tiếp tục điều chỉnh thì đáy cũ phiên 08/12 và middle của Bollinger Bands sẽ hỗ trợ mạnh (vùng 13,600-14,300).
Dài hạn:
- Giá đang ở trên nhóm MA dài hạn (SMA100, SMA200) nên xu hướng tăng trưởng dài hạn giữ vững. Giá sẽ nhận được hỗ trợ mạnh từ nhóm này nếu có điều chỉnh lớn xảy ra.
VIC – Tập Đoàn VinGroup
Ngắn hạn:
- VIC vẫn đang điều chỉnh ngắn hạn. Vùng 40,000-41,500 sẽ là vùng đảo chiều đáng chú ý cho cổ phiếu.
- Theo lý thuyết sóng Elliott, VIC có thể sẽ còn tăng mạnh với sóng 5 của mẫu hình Ending Diagonal và mẫu hình này vẫn còn hiệu lực.
Dài hạn:
- Xu hướng tăng dài hạn từ 2009 của VIC vẫn chưa bị phá vỡ khi cổ phiếu vẫn đang tạo đáy sau cao hơn đáy trước, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (higher low, higher high).
Duy Khánh