Những ngày lễ mừng năm mới đang dần đi đến hồi kết và thị trường cũng đang dần trở lại hoạt động bình thường. Sự trở lại này diễn ra dưới sự ảnh hưởng của những xu hướng mới có thể tác động đáng kể đến tình hình chung của toàn thế giới.

Chủ yếu sự ảnh hưởng là bởi tình hình của Hy Lạp. Các nhà đầu tư đang lo sợ cuộc bầu cử quốc hội sớm diễn ra vào ngày 25 tháng 1. Nó diễn ra do quốc hội đã thất bại trong việc bầu ra vị Tổng thống mới. Lý do của việc phản ứng tiêu cực như vậy là theo các cuộc thăm dò, phe đối lập Liên minh lực lượng cánh tả (Syriza) có thể thắng. Lực lượng này yêu cầu cắt đứt quan hệ tín dụng của Hy Lạp với các quỹ quốc tế. Nếu Syriza thắng trong cuộc bầu cử - Hy Lạp có thể tuyên bố vỡ nợ và lần này người ta sẽ không cứu Hy Lạp nữa. Theo thông báo của tờ Der Spiegel (Đức) hôm thứ bảy, chính phủ Đức đã thay đổi quan điểm về khả năng Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu vì cho rằng đều đó là không thể tránh khỏi nếu các lực lượng cánh tả thắng. Tờ báo cũng tuyên bố thủ tướng Đức Angela Merkel và bộ trưởng tài chính Wolfgang Schauble trong trường hợp cần thiết có thể chấp nhận diễn biến này, nhấn mạnh khả năng của đồng tiền chung châu Âu có thể đối phó với diễn biến như vậy và dẫn chứng về những thành công của khu vực đồng tiền chung châu Âu sau khủng hoảng năm 2012 và việc không còn nguy cơ cuộc khủng hoảng sẽ lan ra các nước khác của châu Âu như Bồ Đào Nha, Tay Ban Nha, Ireland.

Cho dù vậy những tuyên bố của tờ báo Đức rất giống vận động bầu cử nhằm mục đích tác động đến kết quả bầu cử và không cho liên minh cánh tả thắng. Nhưng nguy cơ Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng tiền chung vẫn rất cao và không thể đánh giá toàn bộ hậu quả của nó. Thoạt nhìn thì đó rõ ràng là tác động tiêu cực đến euro và khu vực đồng tiền chung. Dù sao đi nữa chủ đề bầu cử Hy Lạp và khả năng Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung sẽ được bàn tán sôi động trong vài tuần nữa, đẩy euro xuống những mức thấp mới.

Thêm một nguồn tin tiêu cực cho euro và đồng bảng Anh là tuyên bố của thủ tướng Anh David Cameron về việc thực hiện lời hứa của mình thực hiện trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của nước Anh trong Liên Minh Châu Âu và mong muốn dời thời hạn cuộc trưng cầu dân ý đó tới thời hạn sớm hơn. Lời nói của Cameron không được coi là lời đe dọa mà giống như là vận động bầu cử (vào tháng 5 ở nước Anh sẽ diễn ra cuộc bầu cử toàn quốc và có vẻ như ông Cameron muốn nhắc nhở các cử tri về một trong những lời hứa chính của **** Bảo thủ). Cũng có thể ông Cameron lợi dụng tình hình Hy Lạp và muốn xem xét lại điều kiện trở thành thành viên của nước Anh trong EU.

Còn về những sự kiện được lên kế hoạch cho 5 ngày giao dịch tiếp theo, thì điều đầu tiên tôi sẽ nhấn mạnh đến những báo cáo về tình hình lạm phát của khu vực đồng tiền chung (hôm nay lúc 13:00 GMT sẽ ra dữ liệu của Đức, còn vào thứ tư lúc 10:00 GMT thì toàn châu Âu), ngoài ra còn thêm những con số thống kê về thị trường lao động Mỹ vào thứ sáu (13:30 GMT).

Số liệu về lạm phát trong khu vực đồng tiền chung có thể tăng sự tự tin trong việc mở rộng những biện pháp kích thích tăng trưởng của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (lý do cho việc tăng lạm phát trong khu vực này vẫn chưa có), còn thống kê về thị trường lao động Mỹ có thể tác động đến những hành động tiếp theo của FED (báo cáo khó có triển vọng tác động mạnh đến khả năng tăng lãi suất, vì lạm phát vẫn có tác động lớn hơn, nhưng sẽ có phản ứng mạnh về các dữ liệu này).

Ngoài các dữ liệu thông báo đó thì cũng sẽ có nhiều báo cáo khác có thể tác động mạnh cũng sẽ được công bố, nhưng trước mắt phải chú ý đến những thống kê nêu trên.

Về những cặp ngoại tệ chính:

Triển vọng của cặp EUR/USD nhìn có vẻ khá tiêu cực cả về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Dưới tác động của khả năng Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu cặp này đã rơi dưới mức cản mạnh ($1,2220), đều đó mở đường cho việc rơi tới mức bằng nhau trong một số trường hợp. Nhưng chúng ta đừng có nhìn xa như vậy. Cho dù không thể xác định đích đến của xu hướng giảm giá nhưng có thể chắc chắn là có thể chờ đợi nó rơi dưới mức tối thiểu của phiên giao dịch hôm nay. Với những thông tin hiện tại, tôi khuyên bạn hạn chế mở lệnh dài (cho dù cặp này quá nhiều lệnh bán) và ưu tiên cho lệnh bán (khả năng quay trở lại mức cản cho dù ít nhưng vẫn có).

Còn với cặp GBP/USD tôi khuyên đừng vội làm gì (vì khó có khả năng xu hướng giảm do lời của ông Cameron sẽ phát triển). Khó có thể tin vào xu hướng giảm của cặp này. Theo thông số của CFTC, hiện tại có rất nhiều nhà đầu cơ và trader lớn ra những lệnh ngắn hạn về cặp này và tình hình này đã diễn ra khá lâu. Đồng thời lại đang tăng số lượng lệnh dài của trader. Tình hình này cho thấy khả năng thay đổi của xu hướng giảm khá cao, nhưng chỉ trong triển vọng trung hạn và dài hạn.

Về USD/JPY có cảm giác giá tăng đến đỉnh (ít nhất là tạm thời). Việc lạm phát không tăng ở Mỹ và việc mở rộng các gói kích cầu tiền tệ ở Nhật có thể sẽ làm nền tảng cho sự điều chỉnh giá mạnh. Đồng thời những biện pháp đã đưa ra cũng đủ để giữ đồng yên dưới áp lực.

AUD/USD vẫn còn quá bán, nhưng những lý do căn bản vẫn chỉ ra việc giá giảm chưa dừng lại. Triển vọng ngắn hạn và trung hạn trước tình hình quá bán thì có khả năng điều chỉnh mà có thể cho giá tốt để bán. Hiện tại tôi không tháy mức cản/hỗ trợ khách quan của cặp này.

Triển vọng của cặp NZD/USD vẫn còn tiêu cực. Xu hướng giảm sẽ tiếp tục.

Theo giao động của giá vàng trong tháng 11-12 có thể kết luận là có đã việc mua lớn và đó có thể là hệ quả của việc chốt lệnh ngắn hạn hoặc mở lệnh dài hạn, hoặc cả hai. Cho dù lý do là gì đi chăng nữa động lực như vậy không cho phép chúng ta chờ đợi việc giảm giá vàng trung hạn. Theo triển vọng trung hạn tôi khuyên bạn cẩn thận với lệnh bán và không mong chờ giá giảm nhiều, tốt nhất là nên chú ý đến lệnh mua. Lo ngại của các nhà đầu tư về việc Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng tiền chung có thể dẫn đến việc chạy vốn và khi đó vàng sẽ nhận được sự hỗ trợ khá tốt. Khả năng tăng giá trong vùng MA(200) cho D1 khá cao.
------------------------------------
Phân tích này của TeleTrade Việt Nam