Những yếu tố, để index vượt mốc 1 000 trong năm 2014 – 2015.

Xu hướng dịch chuyển cơ sỡ SX từ các nước khác vào VN: thế gới trải qua nhiều biến cố (Thái Lan, Ukraine ... quan hệ Trung – Nhật: căng thẳng, người Nhật đang rút vốn và chọn VN là mục tiêu chiến lược. Đặc biệt sự trổi dậy Trung Quốc – làm gia tăng từ Mỹ, Nhật..): VN đang trở thành địa chỉ mới đầy hấp dẫn cho các tập đoàn lớn trên giới.
Kỳ 1: Nhật Bản
- Nhà đầu tư Nhật Bản liên tục tăng vốn vào VN: với tổng vốn đầu tư đến thời điểm hiện tại đã hơn 35 tỷ đô.
xu hướng mở rộng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản đang ngày càng rõ nét hơn. Nếu như năm 2011, chỉ có 77 dự án đầu tư mở rộng, với 589 triệu USD, thì con số này đã tăng lên 127 dự án và 1,222 tỷ USD trong năm 2012, rồi lên 125 dự án và 4,453 tỷ USD trong năm 2013. Kết quả khảo sát mới đây của JETRO cũng cho thấy, dù còn những quan ngại đối với những yếu tố rủi ro của môi trường đầu tư Việt Nam, song vẫn có tới 70% nhà đầu tư Nhật Bản được hỏi cho biết, họ sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư ở Việt Nam. “Lý do là thị trường Việt Nam có khả năng tăng trưởng cao, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tăng doanh thu, xuất khẩu hàng hóa…”, ông Atsusuke Kawada, Trưởng văn phòng đại diện JETRO tại Hà Nội nói và cho rằng, trong xu hướng doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, cũng như do những rủi ro từ thị trường Trung Quốc và Thái Lan, dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Ở một khía cạnh khác, đang có sự thay đổi khá rõ nét về xu hướng đầu tư từ Nhật Bản sang Việt Nam. Thay vì đầu tư trực tiếp, đã có thêm việc mua bán và sáp nhập (M&A), như các thương vụ Mizuho mua cổ phần của Vietcombank, Unicharm mua 95% cổ phần của Diana, Sojitx mua 51% cổ phần của Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất Hương Thủy, Nicherei Food mua 19% cổ phần của Công ty cổ phần Thực phẩm Cholimex, Suntory thâu tóm 51% cổ phần của PepsiCo…
* Các quỹ đầu tư của Nhật vẫn đang tiếp tục tăng vốn vào VN mạnh mẽ.

KỲ tới: Dòng vốn Trung Quốc : đang có xu hướng dịch chuyển mạnh vào VN.