Công ty Thuỷ điện Thác
Mơ nằm trên 1 trong 3 bậc thang thuỷ điện trên sông Bé, có công suất
thiết kế là 150MW (75MWx 2 tổ máy) với thiết bị công nghệ sản xuất của
Ucraina. Thuỷ điện Thác Mơ có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp điện cho
các tỉnh miền Đông Nam Bộ và góp phần chống quá tải cho các trạm biến
áp khu vực TP Hồ Chí Minh. Theo thiết kế, sản lượng điện sản xuất hàng
năm của Công ty là 610 triệu kWh. Từ năm 1005 đến 2005, sau 11 năm hoạt
động, Công ty đã sản xuất đạt sản lượng điện 7.442 triệu kWh (trung
bình 676 triệu kWh/năm), vượt 11% so với thiết kế.





Giá trị thực tế của doanh nghiệp được Bộ Công nghiệp xác nhận tại thời điểm 0h ngày 1/10/2005
là 1.449.279.868.916 đồng; giá trị thực tế phần vốn nhà nước là
1.432.742.646.692 đồng; vốn điều lệ 700 tỷ đồng. Công ty chọn hình thức
CPH là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Số lượng cổ
phần phát hành là 70 nghìn cổ phần, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần,
giá khởi điểm dự kiến là 20.000 đồng/cổ phần.


Theo
phương án CPH, số cổ phần nhà nước sẽ chiếm giữ 79,73% tổng số cổ phần;
số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong Công ty chiếm 0,27% và
số cổ phần bán đấu giá ra ngoài chiếm 20%, tương đương với 14 nghìn cổ
phiếu (không có cổ phần ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược). Mức cổ tức
bình quân hàng năm dự kiến 5%, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế sử dụng để trả
cổ tức khoảng 90%.


Trong
giai đoạn từ năm 2007-2010, Công ty bán điện cho EVN theo giá bán điện
được Hội đồng quản trị EVN phê duyệt là 404,46 VNĐ/kWh. Sau CPH, Công
ty sẽ thực hiện đầu tư Dự án xây dựng Nhà máy thuỷ điện Thác Mơ mở
rộng, phần mở rộng xây dựng thêm một nhà máy bên cạnh nhà máy hiện hữu,
sử dụng chung hồ chứa nước.



Nhà máy Điện Ninh Bình
(nay là Công ty Nhiệt điện Ninh Bình) gồm 4 tổ máy có tổng công suất
100MW, tổ máy đầu tiên được đưa vào vận hành từ năm 1974. Mỗi tổ lò,
máy đến nay đã được đại tu 10 lần, riêng tuabin và máy phát chỉ được
đại tu thông thường. Hiện nay, khả năng có thể huy động phát công suất
tối đa theo thiết kế là 600 triệu kWh/năm, tương đương 6000h/năm.




Giá trị thực tế của doanh nghiệp được Bộ Công nghiệp xác định để cổ phần hóa là 199.122.062.325 tỷ đồng; giá trị phần vốn nhà nước
là 122.655.359.173 đồng. Khác với các nhà máy sẽ cổ phần hóa cùng thời
điểm là Nhiệt điện Bà Rịa và Thủy điện Thác Mơ, Công ty Nhiệt điện Ninh
Bình có số lao động khá đông so với nhu cầu sau cổ phần hóa. Vì vậy,
nên từ khi có Quyết định CPH, thì từ ngày 26/8/2005 đến 31/8/2006, số
lao động Công ty đã giải quyết nghỉ chế độ là 200 người, trong đó, nghỉ
hưu theo Bộ Luật Lao động 65 người; tự nguyện nghỉ việc được hỗ trợ
kinh phí từ EVN 131 người; chuyển công tác sang cơ quan khác 3 người và
lý do khác 1 người. Như vậy, số lao động sẽ chuyển sang công ty cổ phần là 1022 người.


Theo
phương án CPH, vốn điều lệ của Công ty cổ phần sẽ là 128.655.000.000
đồng; số lượng cổ phần sẽ phát hành là 12.865.500 cổ phần, trong đó,
Nhà nước chiếm giữ 51%, cổ phần mua ưu đãi 17,224%, bán ra ngoài
31,775%. Mệnh giá cổ phiếu là 10.000đồng/cổ phần; giá khởi điểm dự kiến
là 15.000đồng/cổ phần.
Nhà máy Điện Bà Rịa : Căn
cứ đặc điểm thực tế, Công ty đã chọn hình thức cổ phần hóa là bán một
phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp để cổ
phần hóa tại thời điểm 0h ngày 1/10/2005
đã được Bộ Công nghiệp xác định là: giá trị thực tế: 2.173.967.483.903
đồng; trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là
1.047.832.629.906 đồng; vốn điều lệ là 604.856.000.000 đồng. Vốn điều
lệ của Cty được chia thành 60.485.600 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ
phần.


Căn
cứ tình hình thực tế của doanh nghiệp và khả năng tiêu thụ của thị
trường vốn, phương án bán cổ phần lần đầu dự kiến: số cổ phần Nhà nước
chiếm 79,55%; số cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp
CPH là 0,45% và số cổ phần bán ra bên ngoài doanh nghiệp CPH là 20%,
tương đương 12.100.000 cổ phần. Đề xuất giá khởi điểm cổ phần bán ra
bên ngoài là 15.750 đồng/cổ phần.