Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 18 của 18
    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

      Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi
      Điều quan trọng là phải nhận thức được và hành động đúng để kiềm chế được lạm phát, bằng chính sách lãi suất cao. Không nên vì sự hy sinh trong ngắn hạn để kêu gọi làm ngược lại, hạ lãi suất khi lạm phát đang ở mức cao.

      Bài này được viết ra như một lời phúc đáp, tuy không phải là tổng quát và đầy đủ, cho luồng ý kiến kêu gọi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ lãi suất cho vay (thông qua nới lỏng chính sách tiền tệ) để "cứu" các doanh nghiệp và các ngành như bất động sản, ngân hàng và chứng khoán. Thường có hai lý do chính được đưa ra để biện minh cho lời kêu gọi này là:
      Thứ nhất , với lãi suất cao như hiện nay sẽ là thảm họa cho nền kinh tế, làm mất sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, làm các doanh nghiệp phá sản vì không doanh nghiệp nào làm ra lãi với tỷ suất lợi nhuận bằng hoặc lớn hơn lãi suất đi vay, ví dụ, lên tới trên 18%/năm. Và tiếp theo là thảm họa đến với các ngân hàng. Doanh nghiệp phá sản thì sẽ làm giảm tăng trưởng, gia tăng thất nghiệp, gia tăng tội phạm..v.v...
      Thứ hai , để hạ lãi suất cho vay thì phải hạ lãi suất huy động. Nếu hạ lãi suất huy động (ví dụ, bằng công cụ trần lãi suất huy động như hiện tại đang áp dụng) thì cũng không sợ bị người dân rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng vì người dân cũng chẳng còn lựa chọn khả dĩ nào khác (Ví dụ, đầu tư vào vàng, bất động sản, ngoại tệ thì cũng không có lãi vì giá đã ở mức cao). Ngụ ý tức là cứ mạnh dạn mà hạ lãi suất huy động đi, không cần phải bận tâm chuyện thiếu hụt thanh khoản trong hệ thống ngân hàng hay áp lực lạm phát gia tăng vì tiền không còn chui vào hệ thống ngân hàng nữa.
      Tuy nhiên, điều này cần phải được phản biện bằng các tính toán cẩn thận, bằng các thực tế đã chứng thực không nên chủ quan. Phần tiếp theo đây sẽ đưa ra một số lập luận để phản biện lại luồng ý kiến này.
      Lãi suất cao nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng khả quan
      Chúng ta bắt đầu bằng việc nêu ra một con số rất phổ thông. Đó là tốc độ tăng trưởng GDP trong năm nay, được dự đoán ở mức xung quanh 6%. Con số này có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh lãi suất cho vay thực tế đứng ở mức rất cao như cả năm vừa qua (cứ cho là ở mức trung bình 18%/năm)?
      Theo luồng ý kiến kêu gọi hạ lãi suất nêu trên, thì lẽ ra với mức lãi suất "chết chóc" như thế thì nền kinh tế phải "đình trệ" (là từ khá được ưa dùng mới cách đây vài tháng). Nhưng với tốc độ tăng trưởng GDP lên tới mức 6% thì kết luận này, nói cho đơn giản, là sai hoàn toàn. Tốc độ này cũng chỉ thấp hơn 1 hoặc 2 điểm phần trăm so với những thời kỳ "cực thịnh" của nền kinh tế Việt Nam khi nó tăng trưởng với tốc độ trung bình trên 7% trong nhiều năm với lãi suất thường không bao giờ quá 2 chữ số. Cũng cần lưu ý thêm rằng tốc độ tăng trưởng trong thời vàng son như đã qua là rất gần với tốc độ "chụp giật" nếu xét đến cách thức và nguồn lực tăng trưởng, và nền kinh tế kiểu đó sớm hay muộn cũng bị "gãy cánh", không thể kéo dài hàng thập kỷ, từ thập kỷ này qua thập kỷ khác.
      Lãi suất cao không dẫn đến đổ vỡ trong nền kinh tế và DN phá sản hàng loạt
      Ta cũng phải thừa nhận rằng quả là có một số doanh nghiệp gặp khó khăn, đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc phá sản (con số sơ bộ khoảng gần 50.000 doanh nghiệp phá sản trong năm nay). Nhưng ta cũng không được bỏ qua thực tế rằng còn lớn hơn thế là con số doanh nghiệp mới được thành lập thêm, cũng trong năm nay (dù ít hơn mọi năm nhưng vẫn có hơn 70.000 doanh nghiệp mới ra đời).
      Điều này tự thân nó nói lên rằng lãi suất cao không nhất thiết gây ra đổ vỡ. Lãi suất cao chỉ gây ra đổ vỡ trong nền kinh tế và buộc hàng loạt doanh nghiệp phải phá sản khi và chỉ khi doanh nghiệp không được tăng/tăng được giá bán sản phẩm và dịch vụ của mình. Điều này dễ thấy là không hề xảy ra trên thực tế, và vì thế mới có lạm phát và lạm phát mới có xu hướng tăng! Ngay đến cả hàng bình ổn giá mà người ta cũng còn đòi được tăng giá và đã được cho phép tăng giá trên thực tế cơ mà?
      Lãi suất cao không có nghĩa là DN không làm ra lợi nhuận đủ trả lãi vay
      Như trên đã nói, ta rất hay thấy kiểu lập luận rằng với lãi suất cho vay đến. Ví dụ 18%/năm trong khi lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp không quá 18% nên càng sản xuất càng lỗ, dẫn đến doanh nghiệp phải đóng cửa hàng loạt, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
      Không khó để thấy cái sai trong lập luận này. Đại đa số doanh nghiệp hoạt động dựa trên đòn bẩy tài chính. Họ chỉ có một đồng vốn nhưng đi vay ngân hàng hoặc phát hành chứng khoán, cổ phiếu để huy động thêm một hoặc nhiều hơn một đồng vốn khác. Trong khi đó, mức lợi nhuận mà người ta thường hay nhắc đến có thể chỉ là tỷ suất lợi nhuận ròng tính trên tổng doanh thu, chứ không phải là tỷ suất lợi nhuận ròng tính trên vốn chủ sở hữu/vốn tự có của chủ doanh nghiệp. Vì vậy, thậm chí mức lợi nhuận ròng 10% tính trên tổng doanh thu (chứ chưa nói đến mức 18%) cần phải hiểu là một mức lợi nhuận rất khả quan rồi. Ngay cả với nhiều ngân hàng ở Việt Nam được cho là có lãi "khủng" thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng chỉ mong được ở mức 18% này thì đã được coi là thành công rồi.
      Tóm lại, cho dù lãi suất đi vay có là trên 18% chăng nữa thì cũng không hề đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không có lãi hoặc lãi không đủ đề bù đắp tiền trả lãi vay. Nói cách khác, doanh nghiệp vẫn hoàn toàn có thể sống khỏe với lãi suất trên 18% hoặc hơn nữa.
      Tất nhiên, những doanh nghiệp nào có tỷ lệ đòn bẩy tài chính càng cao thì càng dễ phải đối mặt với rủi ro phá sản cao hơn vì không trả được nợ khi đến hạn. Nhưng điều này là thuộc về phương châm kinh doanh và lề lối quản trị của doanh nghiệp, và sự phá sản, nếu có, của những doanh nghiệp này âu cũng là một cuộc sàng lọc tự nhiên để còn lại những doanh nghiệp lành mạnh, sống khỏe bằng thực lực của mình.
      Lãi suất cao không nhất thiết làm giảm an sinh xã hội
      Cũng cần phải nói thêm, những người ủng hộ hạ lãi suất và nới lỏng tiền tệ cũng hay dùng lý lẽ "đảm bảo an sinh xã hội", với lập luận rằng khi lãi suất tăng cao sẽ làm giảm tăng trưởng. Kết quả là làm gia tăng thất nghiệp, giảm tốc độ tăng tiền lương (gắn liền với tăng trưởng kinh tế) trong bối cảnh giá cả tăng cao, tức là làm giảm an sinh xã hội.
      Thực tế không phải luôn như vậy. Với chính sách để cho lãi suất lên cao, lạm phát sẽ giảm dần vì tổng cầu bị thu hẹp, đến lượt nó lại có tác dụng kéo lãi suất đi xuống vì cầu tín dụng giảm đi (với giả sử NHNN giữ nguyên cung tiền). Quá trình này là tự diễn tiến với kết cục là cả lạm phát và lãi suất trở về mức "bình thường" và tăng trưởng nhờ đó được phục hồi cùng với cầu được phục hồi. Thời gian phục hồi/quay trở về mức bình thường của lạm phát, lãi suất, tổng cầu và tăng trưởng sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức độ quyết liệt của NHNN trong việc nâng và duy trì lãi suất cao và sự phục hồi lòng tin của giới đầu tư vào triển vọng nền kinh tế nói chung và tính minh bạch của Chính phủ và NHNN nói riêng.
      Nếu suôn sẻ, thất nghiệp do lãi suất tăng cao nếu có thì chỉ là trong ngắn hạn để rồi sẽ biến mất khi tăng trưởng phục hồi (mà thực ra cho đến giờ đã có thống kê đáng tin cậy nào cho thấy nạn thất nghiệp đang gia tăng đáng kể đâu, cho dù tăng trưởng có giảm đi một chút. Và người ta cũng thường "quên" không nói đến số việc làm mới được tạo ra, mà chỉ chăm chăm vào số việc làm mất đi). Tiền lương thực tế nếu có bị bào mòn dưới thời lạm phát cao sẽ không còn bị bào mòn nữa khi lạm phát chững lại nhờ chính sách lãi suất cao. Và tiền lương thực tế cũng sẽ tiếp tục cải thiện khi tăng trưởng phục hồi trở lại với lạm phát thấp.
      Như vậy, với chính sách lãi suất cao, an sinh xã hội nếu có bị ảnh hưởng thì rất có thể chỉ là trong ngắn hạn cho đến khi nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo phát triển lành mạnh trong dài hạn của nó.
      Lãi suất cao không nhất thiết làm gia tăng áp lực lạm phát
      Tiếp theo, xin bàn đến lập luận của rất nhiều người cho rằng lãi suất cao sẽ làm tăng áp lực lạm phát vì lãi suất cao sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, và tức là làm tăng giá bán hàng hóa dịch vụ.
      Nhưng như vậy người ta mới chỉ nhìn ở góc độ cung mà quên mất phía cầu. Khi giá hàng hóa dịch vụ tăng lên mà tiền lương chưa kịp tăng tương ứng (tiền lương thường được điều chỉnh với độ trễ so với lạm phát) thì tổng cầu có xu hướng giảm do thu nhập khả dụng thực tế của dân cư giảm đi. Minh họa hiển nhiên là người lao động ngày càng phải "thắt lưng buộc bụng" trong cơn bão giá. Mà tổng cầu giảm đi sẽ đem lại hiệu ứng giảm lạm phát như nói ở trên. Tổng cầu còn giảm bởi lãi suất tăng cao làm mọi chủ thể kinh tế khác phải đắn đo khi đi vay với lãi suất cao để chi tiêu, đầu tư.
      Ngược lại, hạ lãi suất quá sớm không nhất thiết mang lại lợi ích cho nền kinh tế
      Nếu máy móc hoặc cố tình hạ lãi suất khi lạm phát đang ở mức cao thì có nghĩa là chúng ta và NHNN đã tự mình tước đi một công cụ chính trong công cuộc chống lạm phát, và, nguy hại hơn, sẽ càng làm tăng áp lực lạm phát theo cơ chế tự diễn tiến (lãi suất giảm, tiền thoát khỏi hệ thống ngân hàng càng nhiều hơn, vòng quay lưu thông tiền càng lớn hơn, áp lực gia tăng giá cả/lạm phát càng nhiều lên, NHNN càng phải in thêm tiền để thỏa mãn nhu cầu thanh khoản của hệ thống ngân hàng, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nói chung và khu vực kinh tế nhà nước nói riêng...).
      Liên quan đến ý trên, nhiều người cho rằng nếu có hạ lãi suất huy động (nhằm làm cơ sở để giảm lãi suất cho vay) thì cũng không sợ bị dân rút tiền gửi ra khỏi hệ thống ngân hàng, vì họ cũng chẳng biết đầu tư vào đâu, khi thị trường vàng, ngoại tệ và bất động sản đều khó khăn, rủi ro.
      Đây là một kết luận rất chủ quan. Các thị trường trên có khó khăn, rủi ro thì cũng không đồng nghĩa với không có cơ hội sinh lời, hoặc ít nhất là bảo toàn giá trị tài sản (so với gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất thấp, thậm chí còn thấp hơn cả mức lạm phát). Lập luận đại loại như giá vàng đã lên đỉnh rồi thì người dân cũng chẳng mua vào làm gì nữa cũng là kiểu lập luận rất phi kinh tế, vì đã không ít người trên quả đất này sai lầm về đỉnh của giá vàng trong suốt mấy thập kỷ qua. Chưa kể, giá vàng tính theo VND ở hầu hết mọi thời điểm còn tăng nhanh hơn cả lạm phát ở Việt Nam trong cùng kỳ nên giữ vàng vẫn có lợi hơn, đặc biệt khi lãi suất huy động bị bóp méo so với lạm phát.
      Thêm nữa, khi lãi suất tiền gửi không hấp dẫn, người ta sẵn sàng mạo hiểm hơn để tìm những cơ hội sinh lời lớn hơn, và thị trường tín dụng "đen" là một ví dụ điển hình, nơi cung thật và cầu thật gặp nhau tại một cái giá thật. Nói chung, thực tiễn lâu dài sống chung với lạm phát ở Việt Nam đã cho thấy người dân khôn ngoan, thực dụng thế nào và công cụ lãi suất quan trọng thế nào trong việc chống lạm phát. Vì thế, xin đừng mạo hiểm đánh cuộc với sự khôn ngoan, thực dụng của người dân trước nhu cầu chính đáng bảo toàn giá trị tài sản của họ.
      Từ những con số biết nói và những phân tích ở trên, có thể kết luận rằng, tuy đúng là có một số doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng đó không phải là hiện tượng phổ quát cho cả nền kinh tế. Vậy, cũng không phải là quá vội vã khi kết luận rằng lãi suất cao đã không dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế như người ta hoặc là đe dọa, hoặc là e sợ. Vì thế, xin đừng lấy đó (lãi suất cao làm doanh nghiệp phá sản) làm cái cớ để vận động chính sách đi ngược lại lợi ích chung của cả nền kinh tế. Còn những người điêu hành kinh tế cũng không được nao núng với những cái cớ như vậy để ra những chính sách làm phương hại cả nền kinh tế.
      Trên hết, điều quan trọng là phải nhận thức được và hành động đúng để kiềm chế được lạm phát, bằng chính sách lãi suất cao. Không nên vì sự hy sinh trong ngắn hạn (chưa được chứng thực) để kêu gọi làm ngược lại, hạ lãi suất khi lạm phát đang ở mức cao.
      TS. Phan Minh Ngọc
      Diễn đàn kinh tế VN



      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post vincent (<i>12/12/2011 8:19</i>)

      Đây mới là chuyên gia kinh tế. Bài nhận định, bình luận rất hay


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

    3. #3
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Thiên thời (<i>12/12/2011 8:22</i>)

      Lạm phát bao nhiêu và tính như thế nào để được gọi là cao?
      Với tình hình vĩ mô trong nước hiện nay, việc tính lạm phát từ đầu năm đến nay đạt # 18% rồi áp đặt nó cho năm 2012 để gọi là cao là hợp lý hay sao?

      Thiết nghĩ các chính sách tiền tệ cũng cần phải đi trước 1 bước trong việc đoán định xu hướng lạm phát trong thời gian tới, qua đó quay ngược trở lại kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

      Với các chính sách kiềm chế hiện tại và quyết tâm của Chính phủ thì mục tiêu kiềm chế lạm phát năm từ 10% trở xuống là hoàn toàn có thể. Do vậy việc nhanh chóng triển khai hạ lãi suất để ổn định kinh tế vĩ mô là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh hiện tại.


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

    4. #4
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post thật khó nói (<i>12/12/2011 11:8</i>)

      Bài viết xa rời thực tế. Theo Tôi TS nên đứng trên phương diện người kinh doanh mà viết đừng đứng trên phương diện lý thuyết những con số. Kinh doanh vay vốn lãi suât cao sao có lợi mà trả vốn gốc và lãi


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

    5. #5
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Hoàng thái sơn (<i>12/12/2011 13:51</i>)

      Lãi xuất cứ 14 % 1 năm. Thì dân không phải làm gì cã cứ lấy tiền gởi ngân hàng mà sống.

      Ở USA Tiền gởi Bank còn phải mất phí ở đó mà nói chuyện lĩnh lãi. Tiền phải Đem ra Đầu tư phục vụ sản Xuất kinh doanh. Chứ ai cũng nghĩ đi làm kiếm đủ chừng 1 tỷ đồng Là ngồi không lĩnh lãi ngân hàng mà sống.

      Hoặc thừa kế 1 ít tiền cũng gởi ngân hàng mà sống. Thì không biết lúc nào kinh tế mới tiến.

      Tiền phài làm cho bị mất giá đi ít nhất 10% 1 năm Nên lạm phát mỗi năm hơn 10 >>15% là hợp lý.

      Lúc đó người ta mới lao vào làm việc kiếm tiền chứ. Không cứ ngồi làm ký sinh trùng ăn lãi ngân hàng


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

    6. #6
      Ngày tham gia
      Jan 2010
      Đang ở
      Sinh viên KTQD
      Bài viết
      7
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi tintucsukien Xem bài viết
      Lãi xuất cứ 14 % 1 năm. Thì dân không phải làm gì cã cứ lấy tiền gởi ngân hàng mà sống.

      Ở USA Tiền gởi Bank còn phải mất phí ở đó mà nói chuyện lĩnh lãi. Tiền phải Đem ra Đầu tư phục vụ sản Xuất kinh doanh. Chứ ai cũng nghĩ đi làm kiếm đủ chừng 1 tỷ đồng Là ngồi không lĩnh lãi ngân hàng mà sống.

      Hoặc thừa kế 1 ít tiền cũng gởi ngân hàng mà sống. Thì không biết lúc nào kinh tế mới tiến.

      Tiền phài làm cho bị mất giá đi ít nhất 10% 1 năm Nên lạm phát mỗi năm hơn 10 >>15% là hợp lý.

      Lúc đó người ta mới lao vào làm việc kiếm tiền chứ. Không cứ ngồi làm ký sinh trùng ăn lãi ngân hàng


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi
      Bao giờ thu nhập bình quân ng dân VN 30.000$ như Mỹ thì mới như bác nói nhé, so sánh khập khiễng. Thu nhập thấp, lạm phát cao, tiền còn ko đủ sống chứ đừng nói là tiết kiệm. Ng dân có tiền để dành gửi NH đã là may rồi đấy.

      Lãi suất cao chết doanh nghiệp, một phần đổ vào BĐS, phần khác, doanh nghiệp vay vốn để kinh doanh, tăng trường kinh tế VN đạt mức cao, phần vì tăng trưởng tín dụng cao, tỷ lệ vốn đầu tư trên gdp cao 37 - 42%, vốn sử dụng quá nhiều, ko hiểu quả, ICOR cao. Đầu tư ko hiệu quả, dẫn đến vốn chết, ko đóng góp đc cho nền kinh tế, EVN đầu tư ngoài ngành 2500 tỷ ko hiệu quả, công ty EVN telecom die, trong khi luôn kêu lỗ. Mặt khác, các khoản nợ khổng lồ như Vinashin, buộc chính phủ phải chi tiền để trả nợ, nó ăn vào NSNN, NSNN giảm thì đầu tư phát triển giảm, mặt khác, tiền đáng ra để trợ giá cho xăng dầu hạn chế lạm phát, thì lại phải đem đi trả nợ cho mấy công ty nhà nước nợ tràn trề.

    7. #7
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Học Trò Nghèo (<i>12/12/2011 14:17</i>)

      Thưa thầy, em nghĩ rằng bài viết có 3 lỗi cơ bản. 1) Cách đặt vấn đề rất áp đặt vì chưa có cơ sở để khẳng định rằng ở VN lãi suất là công cụ hiệu quả giải quyết được vấn đề lạm phát; 2) Dữ liệu phân tích nghèo nàn và phiến diện, và đặc biết có một số dữ liệu em thấy hoàn toàn không liên quan đến phần lý luận của thầy; 3) Cách lập luận xa rời thực tế và không dựa trên quan sát thực tiễn xã hội. => Em nghĩ với cách đặt vấn đề sai + dữ liệu phân tích phiến diện + lập luận thiếu tính thực tiễn, các kết luận của bài viết có độ tin cậy rất thấp.


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

    8. #8
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Nguyễn Văn Minh (<i>12/12/2011 14:56</i>)

      Nền kinh tế sắp sụp đỗ vì lãi suất cao mà ông tiền sỹ này còn cà rỡn nữa, kg thể tin được cái bằng tiến sỹ.


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

    9. #9
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post nguyễn Nhật Minh (<i>12/12/2011 15:8</i>)

      Rất nhiều DN niêm yết lỗ hoặc phải điều chỉnh KH thì không thấy ông tiến sĩ nhắc tới. Đã mấy tháng rồi CPI giảm mạnh, chẳng lẽ cứ giữ LS cao mới là hợp lý. Có tiền ở NN gửi về VN đổi ra tiền VND gửi TK thu lãi bộn.


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

    10. #10
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Địa lợi (<i>12/12/2011 23:58</i>)

      Bài viết rất hay và đúng thực tế VN.
      Với lạm phát đến 20% thì 1 DN như VNM vẫn sống khoẻ và có lãi đấy thôi (mời các bác tham khảo BCTC 2011). Phải hi sinh lợi ích NHÓM của 1 vài tập đoàn để cứu cả đất nước này các bác ah.


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

    11. #11
      Ngày tham gia
      Dec 2011
      Bài viết
      102
      Được cám ơn 14 lần trong 12 bài gởi

      Post

      Trích dẫn Gửi bởi tintucsukien Xem bài viết
      Thưa thầy, em nghĩ rằng bài viết có 3 lỗi cơ bản. 1) Cách đặt vấn đề rất áp đặt vì chưa có cơ sở để khẳng định rằng ở VN lãi suất là công cụ hiệu quả giải quyết được vấn đề lạm phát; 2) Dữ liệu phân tích nghèo nàn và phiến diện, và đặc biết có một số dữ liệu em thấy hoàn toàn không liên quan đến phần lý luận của thầy; 3) Cách lập luận xa rời thực tế và không dựa trên quan sát thực tiễn xã hội. => Em nghĩ với cách đặt vấn đề sai + dữ liệu phân tích phiến diện + lập luận thiếu tính thực tiễn, các kết luận của bài viết có độ tin cậy rất thấp.


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi
      Mình đồng quan điểm với pạn.
      Cái nhìn của ông ts này rất thiểm cận.nhìn 1 thấy 1 chứ ko thấy 2, ko thấy 3 4.
      Cái nhìn vào bản chất vấn đề của ông Vương Đình Huệ+ thủ tướng lúc này là hoàn toàn hợp lý và chính xác.cái nhìn sâu xa chứ ko quan liêu như những đại ka khác.đấ nước thực sự cần những người có tài như vậy.
      Mọi người thử nghĩ theo chiều hướng tích cực xem.Nếu lạm phát còn cao=> ls còn cao thì những dn vừa và nhỏ sẽ dần dần chết đi(phần lớn)...trong khi đó những dn nn+tập đoàn chưa chắc dám đi vay với ls cao như bây g. Sự thu hẹp việc kih doah của các doah nghiệp lớn vừa và nhỏ ko thể tránh khỏi.
      Hơn nữa, nếu kéo dài tình trạng thế này thì tỷ lệ thu hẹp kih doah và có thể dẫn tới phá sản sẽ càng ngày càng tăng cao.đây là điều hiển nhiên không thể tránh khỏi của tất cả các dn.cá bé chết trước, cá lớn chết từ từ.
      Mà ttck là gì?là kênh huy động vốn của các dn vừa và lớn.
      BĐS hiện nay vẫn đang là bong bóng xì hơi chưa hết.
      Nên cứu ttck trước nhất hay là tháo van BĐS trước?

    12. #12
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post MP (<i>13/12/2011 8:32</i>)

      Bài viết có tính logic, có thể bước đi ban đầu chưa chuẩn, nhưng không thể bỏ cuộc giữa chừng. Nếu hạ ngay LS thì nền Ktê còn bị bầm dâp khủng khiếp hơn.


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

    13. #13
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Stock&Life (<i>13/12/2011 11:24</i>)

      Bài rất hay. Lập luận khá chuẩn.


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

    14. #14
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Thiên thời (<i>13/12/2011 11:41</i>)

      Hiện tại vốn TD hầu hết tập trung cho SX, vì vậy khi chi phí đi vay tăng cao sẽ làm đội giá cả hàng hóa. Hơn nữa DN phá sản, thu hẹp SX, nguồn cung hàng hóa thiếu thốn trầm trọng lại đẩy tiếp giá cả lên cao.
      Chưa kể đến với thực trạng XH đầy rẫy thất nghiệp, đời sống khó khăn sẽ tạo nên 1 XH như thế nào!
      Hãy tự suy nghĩ nhé!
      Trước hết hãy lo cho cái bao tử và đời sống của người dân nghèo khó! Còn phận người dư dả tiền của tự biết cách sinh lợi.


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

    15. #15
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Thoa (<i>13/12/2011 15:14</i>)

      Tiến sĩ Phan Minh Ngọc học ngành gì vậy? viết luận văn cực kỳ khó hiểu! phủ định mệnh đề phủ định! "hạ lãi suất quá sớm không nhất thiết mang lại lợi ích cho nền kinh tế" = "hạ lãi suất quá sớm không mang lại lợi ích cho nền kinh tế"? Lập trường của Tiến sĩ Phan Minh Ngọc là "hạ lãi suất quá sớm có hại cho nền kinh tế", ý không muốn hạ lãi suất quá sớm, phải không?


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

    16. #16
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Thoa (<i>13/12/2011 17:22</i>)

      LÃI SUẤT THẤP sẽ giúp hệ thống ngân hàng an toàn và giúp ổn định xã hội.

      Thông thường, hệ thống ngân hàng sẽ an toàn và xã hội sẽ ổn định hơn nếu :
      1./ Ngân hàng thương mại (NHTM) có lợi nhuận cao từ hoạt động tín dụng truyền thống KÈM với chính sách “không áp trần lãi suất cho vay” và “tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cả năm tỷ lệ thuận với vốn điều lệ”

      2./ đồng thời NHTM sẽ cho doanh nghiệp vay bằng vốn chủ sở hữu thay vì dựa vào vốn huy động tiền gửi trong dân.

      Tôi xin giải thích tại sao lãi suất thấp sẽ giúp hệ thống ngân hàng an toàn và giúp ổn định xã hội.

      Một là, lãi suất huy động thấp khiến NHTM khó huy động tiền gửi. Tuy nhiên, lợi nhuận cao từ hoạt động tín dụng sẽ khuyến khích ngân hàng tập trung tiền mặt cho DN vay từ vốn chủ sở hữu của Ngân hàng, thay vì dựa vào vốn huy động. Hy vọng rằng NHTM sẽ giảm bớt hoạt động đầu tư ở các lãnh vực khác như tích trữ vàng, ngoại tệ, bất động sản…để dồn tiền cho hoạt động tín dụng truyền thống.

      Hai là, lãi suất huy động thấp so với tỷ suất lợi nhuận của NHTM sẽ giúp NHTM dễ kêu gọi tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư sẽ hài lòng với mức cổ tức cao hơn tiền lãi tiết kiệm. NHTM tăng vốn mạnh sẽ đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.

      Nói tóm lại, lãi suất huy động ở mức thấp kèm theo chính sách tiền tệ hợp lý cũa ngân hàng nhà nước VN sẽ có lợi cho nền kinh tế và sẽ tránh bất ổn xã hội (người gửi mất nhiều tiền do sự sụp đổ của 1 vài ngân hàng nhỏ). Chính sách “không áp trần lãi suất cho vay” và “tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cả năm tỷ lệ thuận với vốn điều lệ” sẽ tháo bỏ rào cản về tín dụng cho hệ thống ngân hàng VN, giúp NHTM có lợi nhuận cao đủ vượt qua mọi rủi ro tín dụng và giúp NHTM trở về đúng chức năng của 1 định chế tài chính “huy động và cho vay” và chính sách này cũng là điều kiện cần thiết để phát huy hiệu quả của chủ trương “lãi suất huy động ở mức thấp”

      VTKT
      Tuesday, December 13, 2011


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

    17. #17
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post kahdjahdjahsja (<i>16/12/2011 11:54</i>)

      Chịu thua, ko hiểu nổi


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

    18. #18
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Thoa (<i>20/12/2011 17:14</i>)

      Lãi suất huy động VN nên tiến về 0%. Sự giàu có sẽ tìm đến người có bản lãnh.


      Xem bài viết: Hạ lãi suất: Đừng mạo hiểm đánh đổi

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Lập lại trật tự lãi suất: Không còn “hô khoan đánh”
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 15-09-2011, 06:55 AM
    2. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 22-08-2011, 09:37 PM
    3. Trả lời: 40
      Bài viết cuối: 16-06-2008, 01:28 PM
    4. VC INVEST -Cty CP Đầu tư mạo hiểm
      By sikatun in forum Thị trường OTC
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 17-01-2008, 11:00 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình