CTCP Thương mại và Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu (Vimexco Gas) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khí hoá lỏng. Vimexco Gas đang từng bước khẳng định vị trí và thương hiệu trên thị trường gas khu vực phía Nam với vị trí thứ 11/37 công ty. Sản lượng cung cấp toàn thị trường chiếm xấp xỉ 6%.
CTCP Thương mại và Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu được cổ phần hoá từ Chi Nhánh Công ty Thương MạiDịch Vụ Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tại Thành Phố Hồ Chí Minh, chính thức đi vào hoạt động ngày 01/08/2006 với vốn điều lệ ban đầu là 14 tỷ VND. Tháng 03/2007, Công ty tăng vốn điều lệ lên 64 tỷ đồng với 3 nhà đầu tư chiến lược là Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Minh, Ngân hàng SeABank và Công ty TNHH Gas Công Nghiệp. Trong năm 2008, Công ty đã sử dụng số tiền thặng dư thu được từ đợt tăng vốn năm 2007 để thực hiện chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 2:1, tăng vốn điều lệ từ 64 tỷ đồng lên 96 tỷ đồng.
Công ty sử dụng 2 nguồn cung cấp khí hoá lỏng chính là Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí – Nhà Máy PVG (Petro Vietnam Gas) – Dinh Cố (Vũng Tàu) hoặc mua lại Gas của các Công ty khác trong nước (trong trường hợp cần thiết) và nhập khẩu gas trực tiếp từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia... Sản lượng từ Nhà Máy Dinh CốVimexco Gas mua hiện nay mới chỉ đáp ứng được 17% nhu cầu gasVimexco Gas cung cấp cho thị trường. Hiện nay nguồn nhập khẩu của Vimexco Gas chiếm trên 70% so với số lượng hàng bán ra hàng năm. Đây là một tỷ trọng khá lớn, so với giá mua trong nước thì giá nhập khẩu thường rẻ hơn rất nhiều.
Điểm mạnh:
Công ty có kho chứa với sức chứa 2.400 tấn nên việc dự trữ gas của Công ty rất thuận lợi. Công ty có điều kiện thuận lợi nhập khẩu trực tiếp khí LPG từ nước ngoài với giá gas cạnh tranh hơn so với giá gas của các nhà cung cấp nội địa. Công ty còn có trạm chiết nạp gas tuân thủ chặt chẽ theo quy trình chiết nạp nên luôn đảm bảo chất lượng và độ an toàn.
Cơ hội:
Gas là chất đốt sạch, không gây ô nhiễm môi trường, không ăn mòn và tiện lợi trong vận chuyển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với các chất đốt khác do đó gas đang dần trở thành mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, trong các ngành thương mại, nông nghiệp và công nghiệp.... Ngành dầu khí nói chung và kinh doanh khí hoá lỏng nói riêng đang là lĩnh vực rất phát triển ở Việt Nam. Tiêu dùng khí hoá lỏng cho cả lĩnh vực công nghiệp và dân dụng mỗi năm tăng 10% đến 15%.
Thách thức:
Cùng với tốc độ tăng trưởng về nhu cầu và sản lượng tiêu thụ, thị trường gas trong nước đang chứng kiến một cuộc đua quyết liệt giữa các doanh nghiệp kinh doanh gas. Dẫn đầu thị phần là những công ty kinh doanh gas truyền thống, đã có bề dầy hoạt động với nhiều kinh nghiệm tích luỹ như Petrolimex, SaiGon Petrol hay PV Gas South… Một số công ty mới nổi sau một số thương vụ mua bán, sáp nhập đã nâng cao cả về tiềm lực tài chính và thị phần chiếm lĩnh mà tiêu biểu là Anpha Petrol. Ngoài ra, còn có một số công ty được cổ phần hoá từ các doanh nghiệp nhà nước lớn nên đã được hỗ trợ cả về vốn, công nghệ và nhân lực như Vinagas hay Shinpetrol.
Một số chỉ tiêu tài chính:



Chỉ tiêu


Năm 2007


Năm 2008


Năm 2009


(Kế hoạch)


Năm 2010


(Kế hoạch)


Doanh thu thuần


393.771.075.510


919.730.087.360


361.350.000.000


470.400.000.000


Lợi nhuận sau thuế


8.915.962.457





1.274.225.481


15.770.000.000


19.000.000.000


ROE


6,47%


0,91%


11,38%

13,76%