Hệ thống ngân hàng Mỹ cần duy nhất một cơ quan điều chỉnh





Mặc dù cuộc khủng hoảng vẫn chưa kết thúc và còn kéo dài, nhưng trong
thời gian gần đây thị trường tài chính đã có những dấu hiệu phục hồi
nhờ vào những quyết định kịp thời chưa từng có nhằm bình ổn thị trường
cũng như kích thích nền kinh tế.



Vào đầu những năm 1990 khi Bill Clinton nhậm chức tổng thống Mỹ, quốc
gia này cũng đã phải đối mặt với những khó khăn của làn sóng tiết kiệm
và cơn bão phá sản của các ngân hàng, hệ thống bảo hiểm tiền gửi cũng
bị đánh gục và một số lượng lớn tài sản “xấu” cần phải thanh lý gấp để
nộp thuế. Đây được coi như là sự thất bại nặng nề trong chính sách điều
chỉnh hệ thống tài chính của nước Mỹ.



Thời bấy giờ, Lloyd Bentsen đang nắm giữ chức Bộ trưởng tài chính Mỹ,
được chỉ định điều tra nguyên nhân của tình hình trên. Ông đã đệ trình
pháp chế hợp nhất cả 4 cơ quan điều chỉnh và giám sát các ngân hàng
liên bang thành một cơ quan duy nhất. Tuy nhiên, đơn đề nghị đó không
thu được kết quả. Cục dự trữ liên bang (Fed) đã lên tiếng phản đối việc
thu nhỏ các cơ quan trong sợi dây quản lý của mình. Các nhà vận động
hành lang cũng kịch liệt đòi quyền lợi từ việc cạnh tranh giữa các cơ
quan điều chỉnh. Sau hàng tháng đấu tranh, pháp chế trên cũng bị thủ
tiêu.



20 năm sau đó, một lần nữa hệ thống điều chỉnh tài chính của Mỹ lại gặp
phải vấn đề trầm trọng như vào cuối những năm 1980 và đầu 1990. Lúc này
thì vị tổng thống mới được lựa chọn để đưa đất nước đương đầu với các
chính sách tài chính không thống nhất.



Tổng thống Barack Obama và người trợ lý của mình, Bộ trưởng tài chính
Tim Geithner cũng rất xứng đáng vì sự nhiệt tình triển khai hiện đại
hóa các quy định tài chính quốc gia. Phần thưởng dành cho họ vì dám
đương đầu với vấn đề trên cũng có liên quan chút đến chính trị. Bài học
các nhà quản lý rút ra trước đó là vẫn còn nhiều người liên quan sẵn
sàng phản đối dù cho đó có là sự thay đổi đáng ngợi khen đi chăng nữa.



Không may thay, lời đề nghị của chính quyền Obama vẫn còn quá bảo vệ
người nộp thuế trước cái giá của việc ngân hàng phá sản. Thư đệ trình
năm 1993 của Bentsen hợp nhất 4 cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng liên
bang thành một, còn Geithner chỉ muốn bỏ Cơ quan giám sát tiết kiệm
(Office of Thrift Supervision – OTS) thông qua sự hợp nhất với Cơ quan
giám sát tiền tệ (Office of the Comptroller of the Currency – OCC).



Phương án này tạo điều kiện cho một bộ máy quản lý các ngân hàng liên
bang (federal chartered banks). Bên cạnh đó, cóthêm 2 cơ quan quản lý
khác là Quỹ bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (Federal Deposit Insurance
Corporation – FDIC) và Fed chịu trách nhiệm quản lý số ngân hàng của
bang (state chartered banks). Fed đồng thời quản lý các công ty chủ
quản ngân hàng.



Việc thay đổi cơ cấu trên là rất phức tạp và cho thấy một số hậu quả rõ
rệt. Cơ quan điều chỉnh thấp nhất vẫn có thể kiểm soát các tập đoàn tài
chính. Khả năng có một trọng tài điều chỉnh sẽ thúc đẩy đồng tiền lưu
thông tới được với những nơi còn yếu của hệ thống tài chính. Hệ thống
này vẫn chưa thực sự hiệu quả, và tốn kém khi triển khai. Nó thiếu sự
đống nhất với nguyên lý đưa ra và kết quả lại không như mong muốn. Sự
cạnh tranh giữa các cơ quan điều chỉnh liên bang không có ảnh hưởng
nhiều tới ngành ngân hàng như những ngành an toàn thực phẩm hay kiểm
soát giao thông hàng không.



Nước Mỹ cần có một cơ quan duy nhất là sản phẩm kết hợp của OTS và OCC
mà vẫn đảm bảo nhiệm vụ của FDIC và Fed là điều chỉnh và giám sát các
ngân hàng cùng những công ty chủ quản ngân hàng, các chi nhánh hay các
ngân hàng con một cách hiệu quả. Cơ quan mới này hoạt động hoàn toàn
độc lập và có vai trò như FDIC và Fed giám sát các ngân hàng từ trên
xuống dưới và từ đầu tới cuối.

Nhờ quá trình tái cơ cấu tổ chức mà nước Mỹ sẽ có một cơ quan điều
chỉnh ngân hàng liên bang mạnh mẽ và hiệu quả. Cơ quan này còn giúp bảo
vệ cho hệ thống ngân hàng kép ở cả hai mức bang và liên bang, cho phép
Fed và FDIC tập trung vào những nhiệm vụ cốt lõi là chính sách tiền tệ
và bảo hiểm tiền gửi.



Đã đến lúc nước Mỹ cần một hệ thống có thể giảm thiểu được những rủi ro
và thúc đẩy những nỗ lực tiến bộ một cách an toàn. Người dân Mỹ không
chấp nhận những cơ quan hành động do dự hay phục vụ cho mục đích chính
trị cũng như hứa hẹn quá nhiều mà vẫn chưa làm được gì.



Rõ ràng điều này là khó khăn nhưng cũng phải có một giải pháp thực tế
đầy đủ chứ không phải chỉ nửa vời. Bài học đã không được rút ra từ
những lần trước đó nên câu chuyện vẫn được nhắc đi nhắc lại. Chỉ trong
vòng có 20 năm, hệ thống điều chỉnh ngân hàng liên bang đã 2 lần trục
trặc và khiến cả nước lâm vào tình trạng rủi ro cao và đè nặng lên
những người nộp thuế. Đã đến lúc phải thay đổi kết cục đó.



Nguồn: http://vfinance.vn/



Link gốc: http://vfinance.vn/m33/sm33/e178/kin...ot_co_quan_die u_chinh.htm



















[img]http://forum.1280.com/images/misc/progress.gif" style="display: none;" id="progress_6790" alt="">[url="http://vfinance.vn/m33/sm33/e178/kinh_te_the_gioi/he_thong_ngan_hang_my_can_duy_nhat_mot_co_quan_die u_chinh.htm "]