Lời ngỏ:
Bài viết này viết ra không nhằm mục đích khen chê, nói xấu hay lobby cho bất cứ CP nào. Tất cả chỉ là việc collect lại những gì đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra. Các CP đề cập trong bài này đã từng 1 thời là niềm vui, sự kỳ vọng của 1 số lượng khá đông các NĐT. Tất cả đều có chung 1 đặc điểm rất dễ nhận biết đó là các CP giá rẻ 0x, 1x, 2x...Tự bản thân mỗi CP đều không có "tội", không có "khả năng gây thất vọng" cho các NĐT & càng không có khả năng "vượt rào" liên tục trong nhiều phiên như đã từng "thể hiện" vừa qua. Chính sự "khao khát" được tham gia TTCK, sự "hiểu biết trong sạch như tờ giấy trắng" và "hiệu ứng đám đông" của các nhà đầu tư mới, được cổ vũ bởi sự "tinh quái" của các đại gia & thấp thoáng đâu đó sự yếu kém của bộ máy quản lý đã tạo ra một "giấc mơ có thật" về TTCK và ngay sau đó là "cơn ác mộng" cho những ai chậm chân . Những ai đã tham gia "lướt sóng" và kịp thời "hạ cánh an toàn" bên 2 sườn của đỉnh sóng kể như đã gặt hái thành quả ngoài mong đợi. Những ai mới nhảy vào gặp đỉnh sóng và đang bị cuốn theo cơn sóng chắc ít nhiều nhớ lại bài học quá khứ thương tâm.
Những cổ phiếu đã 1 thời là "CP tiềm năng" của các NĐT "mới nổi" & các nhà đầu cơ thực thụ! Những CP đã 1 thời cứ nhắm mắt mua là thắng,không phân tích cơ bản, không phân tích kỹ thuật, không cần biết KQKD, chẳng quan tâm tới tương lai phát triển, không cần biết cảnh cáo của các cơ quan chức năng, thậm chí chỉ cố nhớ ký hiệu mã CK mà chẳng biết tên cty là gì, trồng cây gì, nuôi con gì, mua bán cái gì, sản xuất hay kinh doanh vì cứ mua được là sau 10h30 có 5% tiền lời, không mua được hôm nay đồng nghĩa với việc mất 5% lợi nhuận. Oh my God, sao chơi CK lại dễ dàng, hợp pháp và nhiều lợi nhuận thế???

* Ngoại trừ CII đã, đang và tiếp tục "rơi tự do" với tốc độ 5%/ phiên, liên tục xác lập giá thấp nhất mới sau mỗi phiên từ khi chào sàn và hy vọng sẽ tìm được "mặt đất" trong tuần này xứng đáng với danh hiệu "Cổ phiếu chào sàn thất vọng nhất" chúng ta cùng đỉểm mặt lại những "anh hào 1 thời vang bóng" trong 3 tháng qua và xem xét khả năng của các CP này trong tương lai. Biết đâu "những ngày đã qua" có thể lại là "giấc mơ có thật".
Theo thống kê, thật bất ngờ không phải BBT hay BTC (hai Cp có P/E cao nhất thị trường hiện nay 114 & 103) được "vinh dự" đi đầu trong nhóm này mà PMS, SGH, DPC hiên ngang chiếm lĩnh 3 vị trí dẫn đầu ( giảm trên 40% trong 1 tháng) và gần như chắc chắn không có đối thủ trong thời gian tới.
Bám ngay sát theo sau là nhóm SFC, BTC, MHC, LAF, BPC ( giá giảm từ 30-40%) và duy nhất "bất ngờ LAFACO" có lý do chính đáng ( LN Q1 âm hơn 6tỷ).
Không thực sự nhận được sự "quan tâm" đặc sắc có HTV, PNC, CAN, KHA bám đuổi theo nhưng rất bất ngờ vì trong nhóm kế tiếp này còn có mặt BBC (giá giảm từ 25-30%).

[/b]* Diễn biến thị trường:[/b]

+ Ấn tượng nhất chính là PMS! Mức giá thấp nhất của PMS được giữ liên tục từ cuối tháng 1-06 cho đến trung tuần thứ 2 của tháng 3-2006 và tăng tốc với tốc độ nhanh nhất vượt qua vài vật cản (ngưỡng 20, 34) để leo lên đỉnh dốc 50.5 ( 27/04/2006 ) và rơi tự do với gia tốc "cực chậm" -5%/phiên. Một vài Barie trên đường (Lại là 34, 28) chỉ là trạm dừng chân tạm thời cho PMS trên con đường "trở lại với chính mình". Cho đến hôm nay, PMS đã tìm được chính mình chưa câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ vì lượng dư bán sàn mỗi phiên vẫn tiếp tục và tin vui của PMS dường như vẫn còn ở 1 nơi xa lắm ? (PMS price: 14 => 50.5 => 25.3 =>???).

+ Quá trình thăng tiến của SGH hoàn toàn tương tự PMS với mức giá 17.5 liên tục ổn định cho đến khi thông tin về Hoàng Gia xuất hiện. Thật đơn giản với suy nghĩ HG khởi điểm 150k thì chẳng có lý gì SGH lại chẳng đạt 5x. Ngay lập tức, "độ dốc >45o" được hình thành và giá SGH đi theo chiều thẳng đứng cho đến khi ngấp nghé 5x vào trung tuần tháng 4. SGH đạt đỉnh 51.5 vào hồi 10h30 ngày( 26/04/2006 ) và cũng đang trên đường "trở về quá khứ" bằng việc liên tục khớp lệnh tại "sàn" giao dịch. (SGH price :17.5 => 51.5 => 26.6=> ...?)

+ Không chỉ tại Đà Nẵng mà ngay tại HN & HCM đại diện của miền Trung DPC vẫn nhịp nhàng ở mức 13-14k/1CP cho đến tháng 3-2006. Giá DPC tăng nhẹ lên 18 vào cuối tháng 3 rồi giảm nhẹ 1 chút vào đầu tháng 4 để bắt đầu hòa cùng cơn sóng thần VNI leo một mạch lên 37 ( 27/04/2006 ) với không bất kỳ 1 ngưỡng kháng cự nào. Ngay sau khi đạt đỉnh thủy triều DPC rút với tốc độ tối đa -5%/ phiên liên tục cho đến ngưỡng kháng cự lần 1 ở giá 24.8 (18=>37=>24.8). Chỉ dừng lại tạm nghỉ vài phiên DPC tiếp tục chạy nước rút về mức 1x như ngày nào và liệu có thể tạm dừng ở 19 (today 30-5-06)???

+ SFC, BTC, MHC, LAF, BPC bám ngay theo sau với mức giá giảm từ 30-40% tuy không có 1 đồ thị đẹp như các bậc đàn anh (nhiều răng cưa) nhưng SFC cũng tỏ ra không thua kém là mấy khi tăng tốc từ tuần thứ 2 của tháng 3 (27-28k) và trải qua bao chông gai (ngưỡng điều chỉnh) để đạt đỉnh 65 ( 26/04/2006 ) và liên tục hạ độ cao xuống 40.5 (today) (SFC price : 17.5 => 65 => 40.5 =>...?)
LAF không tham gia vào nhóm cho đến tuần thứ 2 của tháng 4 và cũng kịp tạo ra 1 đỉnh núi khá nhọn chỉ trong 1 tháng. (LAF price : 20 => 25 => 39 => 23.9 =>24.5 => ...???)
MHC, BPC, BTC ,HTV, PNC, CAN, KHA ...tạo ra những dãy núi mấp mô, nhưng đợt sóng nhấp nhô và cùng chung 1 đặc điểm là đạt đỉnh vào cuối tháng 4 (26-28/4) và liên tục đi xuống.Tham khảo giá tính đến 30/5/2006 của các CP này:
+ KHA (22 => 44 => 29...)
+ MHC (24 => 48.5 => 30.2...)
+ BPC (16 => 26 => 41.1 => 25.5...)
+ BTC ( 8 => 13 => 28.1 => 17.2...)
+ HTV (15.3 => 25 => 41.8 => 26.5...)
+ PNC ( 17 => 35 => 44 => 28.5...)
+ CAN ( 18 => 26 => 45 => 30 ....)

Ngoài các anh hào kể trên, BBC nổi lên như 1 hiện tượng về tiềm năng phát triển trong tương lai nhưng cũng không tránh khỏi cơn sốt giá khi giá liên tục tăng từ 23 => 36 => 51 => 36.
* Thật thiếu sót nếu bỏ qua VF1 trong bài này. Cũng như "TTCKVN" VF1 không giống bất kỳ 1 quỹ đầu tư nào trên toàn thế giới bởi sự ấn tượng của nó. Khi NAV ở mức 11, 12 thì giá VF1 vẫn không thể vượt ra khỏi "cái ao làng" với mức giá 8x, 9x trong suốt khoảng thời gian dài. Lúc đó VF1 là nỗi thất vọng ghê gớm của các nhà đầu tư (vì khoản tiền lãi chỉ đủ trang trải khoản chi phí hoạt động khổng lồ của quỹ). Ai đó chơi CK cũng ít nhiều lần mua & bán VF1 với nhiều "cung bậc trạng thái tình cảm" khác nhau. Có thể nói VF1 là sự "hoang tưởng vô căn cứ nhất" tại thời điểm ngày 26-4-2006 khi giá VF1 đạt 45.8 vượt hơn 200% so với giá trị tài sản ròng NAV (22.78). Nghĩa là giả sử bán toàn bộ tài sản và CK của VF1 tại thời điểm ngày 26-4-2006 thu được 683.5tỷ thì giá thị trường của VF1 đã đạt 1374 tỷ!!! Khái niệm về sự an toàn của CCQ đã bị xóa tan khỏi TTCKVN!

Trong khi các CP khác dường như đã tìm được cho mình 1 điểm dừng thì CII, PMS, SGH và thậm chí cả MHC vẫn tiếp tục trượt dài.

* Đi về đâu hỡi em!
Cơn bão giá đã đi qua, để lại cho TTCKVN những khuôn mặt mới ngơ ngác, chán nản, thất vọng khi phải nhìn những CP của mình hàng ngày góp phần tạo lên 1 "sàn" giao dịch. PMS, SGH, DPC, BTC, BPC đang "phấn đấu" tìm lại chính mình sau những "nỗ lực" tuyệt vời của HĐQT (Tranh thủ giá lên cao và bán 1 số lượng tương đối CP quỹ và CP của các thành viên HĐQT vào thời điểm cung đang thiếu trầm trọng???). Quá ấn tượng bởi nếu bây giờ mua lại sẽ hiển nhiên có gấp rưỡi hoặc gấp đôi số CP đã bán ra. Trong "lĩnh vực đầu tư" này tôi "đánh giá" cao nhất HĐQT của DPC, BPC, PMS, SGH , SFC, HTV (và 1 số cty khác)...với liên tục các tin bán CP của thành viên HĐQT và CP quỹ đã mang lại "không ít niềm vui" cho các NĐT mới ở vào thời điểm "xếp hàng" mua CK (Các bác có thể kiểm chứng lại thông tin về các giao dịch này trên www.bsc.com.vn). Khi các NĐT giật mình nhìn lại thì số CP của các thành viên HĐQT đó đã được quy đổi thành ...tiền.
Ngẫm lại những tháng đầu năm 2005 chỉ với 500 ngàn đồng và 2 tài khoản CK cũng đủ "làm giá" các CP này vì có những thời điểm 3 phiên liền không có giao dịch, HĐQT phải ra tay mua/bán 1 lô (10CP) để tránh "phạm luật" với UBCK (CP không giao dịch liên tục trong x phiên sẽ không được GD).
Cá nhân tôi không dám khẳng định các CP này sẽ đi về đâu khì WTO đã đến gần và hàng trăm cty tiềm năng chuẩn bị chào hàng. Sự phân hóa CP ngày càng rõ rệt và sau những lần "vấp ngã" các NĐT sẽ "đứng dậy đi bằng bước đi vững vàng hơn"! Xa hơn nữa nếu một ngày nào đó quy định các cty NY có vốn lớn hơn 50tỷ mới được NY trên sàn HCM thì có hay không 1 số cty sẽ "trở về mái nhà xưa"???


[/b]* Hướng tới tương lai![/b]
Bằng 1 loạt các dự án đầy tham vọng trong năm 2006 như mở rộng sản xuất, tăng cường dây chuyền, xây dựng chung cư, VP cho thuê, chuyển hướng kinh doanh, thậm chí từ bỏ mặt hàng kinh doanh truyền thống của mình.
*BBC: không "xứng đáng" nằm trong danh sách này nếu không xét tới tỷ lệ giảm giá trong thời gian qua. Vựơt qua những khó khăn và đi lên từ vực sâu, HĐQT BBC đã có những bước đi ngoạn mục bằng các dự án thức thời và các khoản đầu tư khá đúng đắn. từ 2007 mới thực sự là thời của BBC khi các khoản đầu tư bắt đầu cho lợi nhuận. BBC sẽ vững bước đi lên và mốc 3X có thể là đáy của BBC.
* KHA : Sau thành công của CC Khánh Hội, KHA đã "dũng cảm" từ bỏ 1 phần mặt hàng truyền thống (đang trên đà thua lỗ) để chuyển sang đầu tư BĐS. Khả năng thành công không thấp, với giá như hiện tại KHA (một trong rất ít các CP có P/E (6.5) thấp nhất thị trường và dưới 10) quá tốt để "đầu tư dài hạn" với 1 chút rủi ro.
*HTV & MHC không phải không có tiềm năng phát triển trong tương lai nếu sự minh bạch của MHC tốt hơn và kế hoạch của HTV rõ ràng hơn.
* CAN luôn lùng nhùng với chuyện nội bộ và các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi WTO mở cửa, CAN có thể trở lại "mái nhà xưa" nếu không biết tận dụng lợi thế và cơ hội để hội nhập.
* BPC & BBT không giấu tham vọng. BPC liên tục đầu tư để tăng dây chuyên sản xuất lên 40triệu bao và tiếp tục tăng lên 60triệu bao trong những năm tới. Nhưng so sánh với người bạn cùng nghành bên sàn HN hình như giá BPC đã vượt ra khỏi đường biên giới hạn. Trở lại với chính mình và bước đi chậm nhưng chắc là mong muốn thực tế hơn những gì đã xảy ra trong thời gian vừa qua. "Nữ hoàng BBT" đã mắc không ít sai lầm trong đầu tư ( nhập 1 dây chuyền sx không đồng bộ) và định hướng kinh doanh trong 1 môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên đã dần đánh mất thương hiệu. Việc 1 tổng giám đốc một siêu thị lớn ở SG có mặt trong HĐQT của BBT có thể coi như một "ánh sáng cuối đường hầm" để BBT tỏa sáng.
* Đã có quá nhiều TOPIC về LAF với nhiều góc độ nên tất cả về LAF được kết luận bởi "Bất ngờ LAFACO". No more comment!
* CII & VF1 cũng là 1 điển hình của sự làm giá & chạy theo tin đồn với kết quả là "hiệu ứng đàn cừu". Nhưng CII & VF1 vẫn sẽ là điểm sáng của TTCK ngay sau khi trở lại giá trị thực.
Phát triển bền vững là mong muốn của mọi nhà đầu tư, ban LĐ các cty và các cấp quản lý. Hơn ai hết, cá nhân tôi cũng mong các CP này tiếp tục "phát triển trong 1 xã hội phát triển" để mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho các NĐT.


[/b]Có thể tiêu đề của bài viết không hợp lý lắm và có thể bài viết này có "lác đác" làm phiền lòng một số NĐT vì đụng tới CP "kỳ vọng" của họ thì xin hãy nhận của tôi 1 lời "xin lỗi" và dành cho tôi 2 chữ "Bình Yên"[b]

Mong các bạn tiếp tục đóng góp ý kiến & cũng xây dựng VST & TTCKVN ngày càng tốt đẹp hơn.
Thanks w/ regards!