Kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng “lạm phát đình trệ”?
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 10 của 10

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng “lạm phát đình trệ”?

      Kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng “lạm phát đình trệ”?
      (Vietstock) - Lạm phát đình trệ (stagflation) là hiện tượng kinh tế được đánh dấu bởi tăng trưởng kinh tế thấp và tỷ lệ lạm phát cao. Theo lý thuyết, các chính sách phải tác động đến đường tổng cung thì mới giải quyết được vấn đề lạm phát đình trệ.

      Lạm phát đình trệ
      Lạm phát đình trệ (stagflation) là hiện tượng kinh tế được đánh dấu bởi tăng trưởng kinh tế thấp và tỷ lệ lạm phát cao. Để nhận biết được sự hiện diện của lạm phát đình trệ, người ta dựa trên xu hướng tăng/giảm của các chỉ số kinh tế trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế. Thông thường, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP là những chỉ số được sử dụng để xác định liệu lạm phát đình trệ có đang đe dọa nền kinh tế.
      Ý nghĩa thực sự của hiện tượng lạm phát đình trệ chỉ được các nước công nghiệp biết đến rộng rãi trong những năm 1970. Đây là giai đoạn nhiều nước trải qua thời kỳ cả lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp đều ở mức cao, và được xem là đã rơi vào giai đoạn lạm phát đình trệ.
      Những lý thuyết dựa vào đường cong Phillips cho rằng điều này không thể xảy ra vì mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp (lạm phát cao thì tỷ lệ thấp nghiệp thấp và ngược lại).
      Tuy nhiên, Milton Friedman đã chỉ ra mối quan hệ này chỉ đúng trong ngắn hạn, bởi vì về dài hạn mức lương sẽ được điều chỉnh tương ứng với lạm phát kỳ vọng và khi đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ bắt đầu trở về mức thất nghiệp tự nhiên. Điều này có nghĩa là về dài hạn sẽ không có sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và thất nghiệp; và như vậy đã có thể giải thích được cho việc xảy ra lạm phát đình trệ.
      hai nguyên nhân chính được cho là đã gây ra hiện tượng lạm phát đình trệ.
      Đầu tiên là việc tăng giá đột ngột và bất ngờ của một loại hàng hóa, chẳng hạn như cú sốc về giá dầu xảy ra tại Mỹ trong những năm 1970. Điều này đã làm tăng chi phí sản xuất và kéo theo đó là giá cả tăng cao.
      Khi sức mua của tiền tệ giảm đi, mọi người hạn chế mua sắm để duy trì việc đáp ứng nhu cầu cơ bản. Tổng cầu suy giảm và kết quả là hoạt động kinh doanh bị thu hẹp lại. Điều này dẫn đến sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ phát triển kinh tế chậm lại; và kết quả là lạm phát đình trệ xảy ra.
      Nguyên nhân thứ hai được cho là do chính phủ đã thực hiện các chính sách vĩ mô không phù hợp. Việc nới lỏng quá mức các chính sách tiền tệ và tài khóa trong một thời gian ngắn cũng làm gia tăng sức ép lạm phát một cách đáng kể.
      Trên thực tế, Mỹ đã gánh chịu những tổn thất nặng nề khi trải qua thời kỳ lạm phát đình trệ trong những năm 1970. Lạm phát giai đoạn này trung bình lên đến 7.5%, tỷ lệ thất nghiệp 6.4% và cán cân thương mại bắt đầu thâm hụt. Nguyên nhân được biết đến là do tăng trưởng nóng cung tiền để bù đắp những tổn thất trong chiến tranh, nguồn cung dầu mỏ bị sụt giảm mạnh và sản lượng sản xuất thép giảm đột ngột do môi trường cạnh tranh khốc liệt.
      Việt Nam đứng trước nguy cơ rơi vào lạm phát đình trệ?
      Thời gian gần đây đang dấy lên mối lo ngại về sự trở lại của lạm phát đình trệ trên toàn cầu, do hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009. Liệu Việt Nam có đứng trước nguy cơ rơi vào lạm phát đình trệ?
      Kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm 2011 đã có dấu hiệu chững lại đáng kể so với năm 2010. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2011 nhìn theo quý vẫn tăng trưởng, nhưng chỉ còn tăng 5.57% so với cùng kỳ năm 2010, thấp hơn con số 6.16% của năm 2010. Tuy nhiên, điều này vẫn không đáng lo ngại bằng áp lực lạm phát đang tăng cao và trở thành một thách thức vĩ mô đáng e ngại. Tính đến tháng 7/2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 14.16% so với cuối năm 2010 và tăng đến 22.16% so với tháng 7/2010.
      Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do chính sách tiền tệ và tài khóa đã được nới lỏng theo gói kích cầu hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu và mặt bằng giá cả thực phẩm thế giới đột ngột tăng cao và hiện vẫn đang giữ ở mức kỷ lục.
      Tháng 02/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 với chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Sau hơn 4 tháng thực hiện, các giải pháp đã dần phát huy được tác dụng nhất định, nhưng đến nay những vấn đề căn cơ như lạm phát và lãi suất vẫn chưa tìm được lời giải đáp.
      Lạm phát cao kéo theo lãi suất cao là một gánh nặng đối với doanh nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Đứng trước bài toán lãi suất – lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn cách thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn và hệ lụy là nguồn cung hàng hóa có thể thiếu hụt và tiếp tục tăng sức ép lên lạm phát. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì nguy cơ lạm phát đình trệ xảy ra chỉ còn là vấn đề thời gian.
      Lạm phát đình trệ là một trong những hiện tượng kinh tế khó giải quyết. Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng tốc độ tăng trưởng, nhưng sẽ đẩy lạm phát lên mức cao hơn. Ngược lại, chính sách thắt chặt có thể kiềm chế lạm phát nhưng sẽ đưa nền kinh tế vào đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.
      Các công cụ chính sách vĩ mô kinh điển được xây dựng trên cơ sở tác động đến tổng cầu không thể giải quyết được cả hai vấn đề này cùng một lúc. Theo lý thuyết, các chính sách phải tác động đến đường tổng cung thì mới giải quyết được vấn đề lạm phát đình trệ.
      Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu Vietstock



      Xem bài viết: Kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng “lạm phát đình trệ”?

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post MP

      Lạm phát trong suy thoái là cực kỳ chán. Điều này tôi đã đề cập đến rồi. Lãi suất cao-> DN thu hẹp sản xuất, đến một lúc nào đó cung không đủ cầu, tất yếu dẫn đến siêu lạm phát.


      Xem bài viết: Kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng “lạm phát đình trệ”?

    3. #3
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Le Hoai Bao

      Quá đúng luôn, thật là nan giải. Giờ không thèm làm, chí ít thì đem tiền gởi ngân hàng còn sướng hơn để chờ thời.


      Xem bài viết: Kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng “lạm phát đình trệ”?

    4. #4
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Bò gấu

      Hoan hô VIETSTOCK. VT hãy tuyển những chuyên viên phân tích THẬT GIỎI và PHẢI GIỎI THẬT SỰ qua TÀI NĂNG của bản thân họ.Để cho TRANG WEB của VT xứng đáng được cộng đồng MẠNG nói chung và quí NDT nói riêng - sẽ tin tưởng và gởi gắm niềm tin nơi web của VIETSTOCK.tỉ dụ như quí bạn : QUANG MINH- VIẾT VINH- MẠNH KIÊN-HOÀNG DUNG ....xin gởi lời chào TRÂN TRỌNG đến quí bạn làm việc nơi WEb VIETSTOCK -chào./.


      Xem bài viết: Kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng “lạm phát đình trệ”?

    5. #5
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Stock&Life

      Một bài viết ngắn mà diễn tả quá đầy đủ bức tranh tổng thể của kinh tế vĩ mô hiện tại. Quả thật là nan giải.




      Xem bài viết: Kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng “lạm phát đình trệ”?

    6. #6
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Tpc

      Tình trạng này còn kéo dài ít nhất cũng phải đến hết 2016.


      Xem bài viết: Kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng “lạm phát đình trệ”?

    7. #7
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post MP

      Thưa BO GAU,

      Bác PR khiếp quá. Nêu được thực trạng cũng là tốt rồi, nhưng dự báo được trước mới là xứng danh.


      Xem bài viết: Kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng “lạm phát đình trệ”?

    8. #8
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post vincent

      Rất khó để nói về vấn đề này. Không hề có dữ liệu về thất nghiệp để chứng minh bằng mô hình. Vì 70% dân số VN ở nông thôn, công việc chủ yếu diễn ra lúc có lúc không.


      Xem bài viết: Kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng “lạm phát đình trệ”?

    9. #9
      Ngày tham gia
      Jan 2011
      Bài viết
      190
      Được cám ơn 23 lần trong 18 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi tintucsukien Xem bài viết
      Rất khó để nói về vấn đề này. Không hề có dữ liệu về thất nghiệp để chứng minh bằng mô hình. Vì 70% dân số VN ở nông thôn, công việc chủ yếu diễn ra lúc có lúc không.


      Xem bài viết: Kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng “lạm phát đình trệ”?
      Ở VN theo tôi nhớ thì thất nghiệp nghe đâu khoảng tầm 7%, đây là thất nghiệp thành thị. Nhưng tréo cẳng ngỗng một cái là nhiều người thất nghiệp ở thành thị rồi đi chạy xe ôm, hay về quê nuôi he.o phụ mẹ thì cũng được coi là có việc làm haha...

    10. #10
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post An Tuan Phan

      Một thực tế cần phải nhìn nhận và được nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra đó là nguyên nhân lạm phát của VN xuất phát từ việc bất hợp lý về cơ cấu kinh tế và phân bố nguồn vốn, thế nhưng khi chỉ ra được nguyên nhân thì chúng ta lại không dám dùng liều thuốc cực đắng để chữa trị khiến cho tình hình thêm phức tạp.

      Thực tế chính sách đưa ra của gói kích cầu là vô cùng sáng tạo và nó sẽ phát huy hiệu quả nếu như cơ cấu nền kinh không mất cân đối, nguồn lực trước đó đã được phân bố hiệu quả. Tuy nhiên nó không phải thang thuốc trị bệnh cũng như người đau bụng uống nhân sâm vậy.

      Đặt ngược lại vấn đề nếu không có gói kích cầu đó thì có lẽ 2008-2010 chúng ta sẽ phải chứng kiến sự phá sản khá nhiều doanh nghiệp, và đó đó chính là cái mà chúng ta sợ hãi nên bỏ mất cơ hội cơ cấu và phân bổ lại nguồn lực.

      Từ thực tế đó có lẽ cũng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chúng ta kiên nhẫn thực hiện nghiêm túc nghị quyết 11 để cơ cấu lại, phân bổ lại nguồn lực một cách hiệu quả hơn và rõ ràng phải chấp nhận những tác dụng phụ để có một nền kinh tế khoẻ mạnh vươn mình trỗi dậy sau cơn bệnh.


      Xem bài viết: Kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng “lạm phát đình trệ”?

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Lạm phát Việt Nam
      By 1000percent in forum Blog
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 05-07-2011, 12:15 PM
    2. thực trạng phát hành chứng khoán ở việt nam
      By vienbom in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 18-05-2010, 12:23 AM
    3. Mong mọi người chia sẻ kinh nghiệm bắt dao đang rơi!
      By whatisstock in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 06-08-2008, 12:27 PM
    4. NHIỆT ĐỘ SÓC TRĂNG ĐANG TĂNG NÓNG. SẮP SỐT RỒI!
      By CuongDM in forum Thị trường OTC
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 16-01-2007, 11:57 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình