Tình hình căng thẳng khắp Trung Đông có vẻ như đang lắng dịu dần ít nhất là đến thời điểm hiện tại. Cuộc bầu cử tại Nigeria cũng đã kết thúc mà không có diễn biến bất thường ngoài các vụ bạo lực bình thường đã làm giảm nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu mỏ. Không chỉ thế ngày càng có nhiều dấu hiệu mức tăng nhu cầu dầu mỏ đang giảm do nhu cầu phát triển của thế giới đang hạ dần, trong khi đó các NĐT trên thế giới cũng mạnh dạn chốt lời các HĐ tương lai khiến giá dầu thế giới đã giảm mạnh trong tuần qua. Yếu tố ngoại quan này nếu được tiếp diễn có thể sẽ có tác động lớn đến quyết định có hay không việc tăng giá xăng dầu trong nước trong thời gian tới.

Trong nước, nhiều thông tin xoay quanh vấn đề NHNN sẽ xem xét khả năng nâng trần lãi suất huy động (từ 14% lên 16%) cho thấy Chính phủ vẫn đang mạnh tay và kiên định theo đuổi các chính sách thắt chặt tiền tệ trong thời gian này... Ngành ngân hàng hiện nay cũng vẫn đang gặp khó khăn về thanh khoản và việc cơ cấu lại dư nợ phi sản xuất để kịp tiến độ NHNN yêu cầu là 22% dư nợ phi sản xuất khi kết thúc tháng 6/2011. Như vậy có thể thấy rằng mặt bằng lãi suất không những chưa có dấu hiệu hạ nhiệt mà còn có thể được xem xét tăng lên. Chính sách thắt chặt tiền tệ tiếp tục được củng cố thêm khiến áp lực về trung hạn cho TTCK là vẫn rất lớn. Chính vì thế dòng tiền đầu tư hiện tại vẫn ở mức rất thấp và còn dè dặt trong việc giải ngân dù mặt bằng giá cổ phiếu tiếp tục được kéo xuống mức thấp. NĐT vẫn đang chờ đợi luồng thông tin vĩ mô tích cực hơn để ủng hộ cho quyết định đầu tư của họ.


Về dài hạn nền kinh tế Việt Nam đang cho thấy sự bất ổn rất lớn khi lãi xuất trái phiếu đang ở mức cao nhất thế giới (gần đây nhất sau những lần đấu thầu thất bại thì ngày 05/05 cũng chỉ huy động được 550 tỷ khi nâng lãi xuất lên 13.2% trong gói chào thầu 1.000 tỷ trong kỳ hạn 5 năm, còn kỳ hạn 3 năm thì vẫn không huy động được do yêu cầu lãi xuất tối thiểu của NĐT cũng đã là 14%). Thực chất của sự bất ổn kinh tế vĩ mô đã xuất phát từ năm 2007 khi Việt Nam cũng như thế giới đang say sưa với thành quả đạt được của mình. Khi đó luồng vốn nóng vào Việt Nam ồ ạt, thâm hụt cán cân thương mại, cán cân vãng lai ở mức cao, giá cả các mặt hàng trên thế giới liên tục tăng,...nhưng Việt Nam thì vẫn cứ theo đuổi chính sách tăng trưởng và mặc kệ bài toán lạm phát (năm nào chỉ tiêu về lạm phát cũng bị vượt rất xa). Tuy nhiên có thể thấy trong nhiều năm qua tăng trưởng GPD của chúng ta lại dựa vào việc tăng lượng vốn đầu tư hay tăng cung tín dụng khi mà Việt Nam luôn là một trong những nước có tốc độ tăng tín dụng cao nhất trên thế giới, trung bình tới 33%/năm. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn của các yếu tố vĩ mô xuất hiện và lạm phát tăng cao so với tất cả các nước đối tác. Ngay từ giữa năm 2010 Việt Nam đã nhận ra được sai lầm và từng bước thắt chặt tiền tệ, cũng như cảnh giác với dòng vốn nóng, nhưng khi các doanh nghiệp, NĐT đã quá quen với việc "dễ dãi" thì việc thắt chặt một cách mạnh tay đã khiến cho nền kinh tế bị sốc và hàng loạt các doanh nghiệp đang rơi vào cảnh phải tìm cách tồn tại chứ không phải là bài toán lãi hay lỗ nữa...

Chính vì thế về quan điểm cá nhân, CPLS cho rằng việc thắt chặt tiền tệ sắp lên đến đỉnh điểm và bài toán tăng dự trữ bắt buộc có thể không xảy ra ít trong là trong vài tháng tới. Sự nới lỏng có thể không thể đến trong Quý 3 sắp tới như kỳ vọng của các NĐT nhưng sự ổn định của nền kinh tế với sự kìm chế phần nào của chỉ số CPI sẽ khiến TTCK bắt đầu có sự khởi sắc mạnh mẽ hơn vào giữa Quý 3/2011.


Còn về ngắn hạn mặc dù vẫn chưa có nhiều tín hiệu lạc quan về sự phục hồi của HNX-Index trong tuần tới, nhưng NĐT có thể hi vọng vào lượng cầu xuất hiện tại mức hỗ trợ khá mạnh tại 80-81 điểm. Và với thanh khoản thấp như hiện tại, tại mức 80-81 điểm chúng tôi tin có thể HNX sẽ có một phục hồi trong vài phiên nhờ lực mua hỗ trợ mạnh.


* Khuyến nghị:


Trong tuần trước CPLS đã khuyến nghị các NĐT bán ra cổ phiếu và giữ tiền thì chiến lược của tuần tới với các NĐT lướt sóng là nên giải ngân một phần tiền vào các mã nóng nhằm hưởng sự chênh lệch về giá khi dự kiến sẽ có một con sóng hồi khi HNX giảm xuống vùng giá 80-81 (NĐT nào mạo hiểm đã có thể mua trước 1 ít trong phiên cuối tuần khi HNX xuống mức thấp nhất là 81.9 điểm). Tuy nhiên thị trường hiện tại vẫn chưa cho thấy những tín hiệu của sự ổn định nên mọi quyết định mua vào nên được kỳ vọng thấp và mạnh dạn bán ra khi có lời hoặc chọn sai xu thế ngắn hạn.


* Danh mục khuyến nghị đầu tư:


- Ngắn hạn (Cho NĐT lướt sóng): BVS, VND, PVC, SHN, THV, SSI, IJC...
- Trung dài hạn (Cho NĐT dài hạn): REE, PGS, PSI, SAM, LCG, ITC, PVX, SHB, ACB,...


* Dự đoán:Tuần giao dịch từ ngày 09-13.05.2011 VN-Index giao động trong biên độ từ 460-480 điểm, HNX-Index từ 81-83.5 điểm.


Link gốc: http://cophieuluotsong.com/nhandinh.asp?menu=nd&act=detail&chitiet=true&maDM= 1&ID=613


Chúc mọi người tuần giao dịch mới may mắn và thành công.


LỌC CỔ PHIẾU NGÀY 06.05.2011:


CỔ PHIẾU CÓ LỰC CẦU MẠNH:


* SÀN HOSE: COM, EIB, FPC, HLG, IMP, SBS, STB, TBC, TLG, TMP, TNC, TPC, VHC, VNL.
* SÀN HNX: ACB, CVN, DZM, HBS, HJS, IDJ, PVI, PVV.


CỔ PHIẾU CÓ LỰC BÁN MẠNH:


* SÀN HOSE: ABT, KDC, MPC, SJS, SRC, STG, TDC, VES, VIC.
* SÀN HNX: OCH, PVS, SCR, SHB.


DANH SÁCH CỔ PHIẾU THEO DÕI:


* SÀN HOSE: IJC, NTB, SRC.
* SÀN HNX: IDJ.


CỔ PHIẾU CÓ KHẢ NĂNG ĐẢO CHIỀU NGẮN HẠN:


* Đảo chiều giảm:
- Sàn HOSE: HPG.
- Sàn HNX: LIG.


* Đảo chiều tăng:
- Sàn HOSE: LCG, PHT.
- Sàn HNX: API, GGG, VCG.