[table] [table] [img]http://quacauvang.com.vn/Portals/0/PortalImages/ttphanbonvannhieubiendong.jpeg" width="130">
[/table]Thị trường phân bón vẫn nhiều biến động bất lợi cho nông dânTừ
tháng 8/2007 đến nay, giá nhập khẩu một số loại phân bón chủ lực như
urê, DAP tăng gấp 2-3 lần. Trong điều kiện giá dầu trên thế giới tăng
thì sẽ không có hy vọng phân bón giảm giá.





Hàng
năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn urê; 500 nghìn tấn DAP
và một lượng tương đương như vậy các loại phân bón khác.



Vẫn thật giả lẫn lộn



Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, do giá dầu thế giới liên tục tăng thời gian qua
kéo giá phân bón đầu vào cũng tăng theo nên một số doanh nghiệp đã lạm
dụng đưa ra thị trường sản phẩm phân bón kém chất lượng. Qua kiểm tra
trên toàn quốc, Cục Trồng trọt đã xác định một số sản phẩm trong nước
và nhập khẩu kém chất lượng. “Chúng tôi sẽ cố gắng trong thời gian sớm
nhất để công bố cụ thể những sản phẩm của những doanh nghiệp không đảm
bảo chất lượng trên các phương tiện truyền thông để bà con biết”.



Ông Ngọc cho biết, nhiều loại phân bón thiếu hàm lượng, thành phần như
đã đăng ký, trong đó có cả sản phẩm trong nước sản xuất và sản phẩm
nhập khẩu.



Ông Bùi Huy Hiền, Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, cho biết trong 7 đầu năm 2008, chúng ta đã
nhập khẩu tổng cộng 2,377 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó urê
nhập 575.000 tấn (223 triệu USD), Sufat nhập 474.000 tấn (125 triệu
USD), DAP nhập 346.000 tấn (309 triệu USD), các loại phân hỗn hợp NPK
là 151.000 tấn (83 triệu USD). Riêng Kali và các chế phẩm phân khác
chúng ta phải nhập 832.000 tấn (398 triệu USD). Trong đó, nhập từ Trung
Quốc là thị trường nhập khẩu chính với 53,7% tổng lượng phân bón nhập
khẩu. Kế đến là Liên bang Nga với 10,9%, Hàn Quốc 5,3%... Đó là chưa
tính đến số tiền gần 200 triệu USD khác phải bỏ ra để nhập khẩu thuốc
bảo vệ thực vật và các vật tư nông nghiệp khác.



Đây là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến đời sống sản xuất của nông dân,
vốn chiếm trên 70% dân số. Trong khi nhiều loại phân bón vẫn phải nhập
khẩu nhưng các văn bản pháp lý về quản lý mặt hàng phân bón còn rất
mỏng. Ông Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
cho rằng, văn bản quản lý xuất, nhập khẩu phân bón phải được nâng lên
thành Pháp lệnh. “Với 300 nhà máy sản xuất phân bón, hơn 20 văn phòng
đại diện và hơn 30 nhà nhập khẩu hiện nay, về mặt văn bản pháp quy
chúng tôi cho rằng vẫn chưa đủ mạnh để quản lý”- ông Bộ bày tỏ ý kiến
của mình.



Hiệu suất sử dụng phân bón chưa cao



Ông Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho
biết, tổng lượng phân bón sử dụng ở Việt Nam trung bình khoảng 7,7
triệu tấn/năm. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy trung bình hiệu
suất sử dụng phân bón chỉ được trên 40%. Ở một số vùng còn thấp hơn.
Điều này gây lãng phí rất lớn. Bởi chúng ta phải tốn tiền để nhập khẩu
phân bón đồng thời lại gây ra những ảnh hưởng đến môi trường do phân
bón bị rửa trôi, tích tụ ở nguồn nước ngầm, nước mặt ảnh hưởng đến nuôi
trồng thủy sản và nguồn nước sinh họat. Một trong những giải pháp hiện
nay cần tiến hành đó là nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, giảm chi
phí cho người sản xuất đồng thời giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.



Theo ông Bộ, năm 2008 có nhiều biến động vô cùng bất lợi cho người sản
xuất nông nghiệp. Vì chi phí phân bón trong cơ cấu giá thành tuỳ theo
loại cây trồng có thể biến động từ 30-70% trong chi phí vật chất. Giá
phân bón một số loại chủ lực như urê, DAP tăng gấp 2-3 lần. Điều này
dẫn đến giá thành sản phẩm cao, trong khi năng lực tăng cường cho sản
xuất, đầu tư của người nông dân lại không lớn.



Hiện sản xuất phân bón hàng năm của Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng
45% nhu cầu trong nước, còn lại nước ta phải nhập khẩu phân bón khoảng
2 triệu tấn/năm với giá trị 1,4 -1,5 tỉ USD. Một số loại phân bón như
Kali và DAP nước ta phải nhập khẩu hoàn toàn. Theo tính toán, từ nay
đến năm 2010, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu mỗi năm trên 500.000 tấn phân
bón các loại. Việc nhập khẩu này sẽ tiếp diễn đến 2015 và thậm chí cả
đến năm 2020.



Cần các sản phẩm thay thế



Ông Nguyễn Trí Ngọc cho rằng: “Trong tình hình hiện nay, để kiềm chế
lạm phát tăng hiệu quả sử dụng phân bón, người nông dân có thể dùng
nhiều loại phân bón sản xuất trong nước như NEB 26 để tăng năng suất
cây trồng, tiết kiệm chi phí sản xuất”.



Qua kết quả nghiên cứu và thử nghiệm tại một số tỉnh như Bắc Ninh, Bắc
Giang, Hải Phòng, Tuyên Quang… các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn đã đưa ra kết luận: NEB 26 có những tính năng vượt
trội như: NEB làm giảm 50% đạm urê bón cho cây trồng; tăng năng suất
cây trồng và chất lượng nông sản; giảm mức đầu tư thuốc bảo vệ thực vật
đến mức 80%; không gây bạc màu đất…
Theo VOV News
[/table]