Em mới vào con này hồi sáng, PR chút nhé các bác:

Vietstock) – Trong các lĩnh vực, cổ phiếu ngành điện vốn được xem là một trong những nhóm có tính ổn định giá cao nhất thị trường chứng khoán (TTCK). Tuy nhiên, với EPS dự phóng 2009 ở mức 6,600 đồng/cp, mã NBP của CTCP Nhiệt điện Ninh Bình tại Sở GDCK Hà Nội (HNX) đang hứa hẹn nhiều khả năng đột phá giá…
Có thể thành cổ phiếu hiếm
NBP tiền thân là Nhà máy Điện Ninh Bình trực thuộc Công ty Điện lực Miền Bắc trước đi được cổ phần hóa cuối năm 2006 và chính thức đi vào hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần từ 01/01/2008 với vốn điều lệ 128.65 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông nhà nước là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nắm giữ 54,76% tương ứng gần 7.05 triệu cổ phần.
Vào thời điểm khi lên sàn, cơ cấu cổ đông của NBP còn bao gồm khoảng 6.5% (tương ứng hơn 830 ngàn cp) thuộc sở hữu các tổ chức. Tuy nhiên, ngay sau khi lên sàn, NBP “lọt” vào tầm ngắm của Quỹ Tầm nhìn SSI khi quỹ này mua vào hơn 1 triệu cp đến ngày 16/09, tương đương 8.09% vốn điều lệ của NBP. Như vậy, riêng các cổ đông lớn đã nắm giữ 69.35% và số cổ phiếu lưu hành còn lại trên thị trường chỉ vào khoảng 3.94 triệu cổ phần.
Về vị thế trong ngành, công ty chiếm khoảng 1% lượng điện sản xuất năm 2007 của cả nước và là một trong những công ty nhiệt điện lớn nhất khi cung cấp 729 triệu kwh. Đáng chú ý, NBP được EVN chuyển giao làm chủ đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 (2x300 MW) có tổng mức đầu tư hơn 750 triệu USD. Dự án sẽ khởi công vào cuối năm nay và tiến hành phát điện, có doanh thu từ quý 4/2010. Với nhà máy mới này, quy mô và hình ảnh của NBP sẽ thay đổi hẳn và có thể hấp dẫn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức đầu tư dài hạn. Khi đó, số cổ phần ít ỏi của NBP có thể khiến mã này trở thành cổ phiếu hiếm.


Kỳ vọng giá 6x
Theo báo cáo hoạt động của NBP 6 tháng đầu năm, công ty có doanh thu thuần 269.61 ty đồng, lợi nhuận sau thuế 39.94 tỷ đồng. Công ty cũng dự quý 3 có thể đạt 22 tỷ đồng lợi nhuận và cả năm vào khoảng 85 tỷ đồng. Như vậy, chỉ tiêu lợi nhuận mỗi cổ phần (EPS) của mã này đạt 6,600 đồng. So tỷ suất P/E bình quân của cổ phiếu điện tại sàn HNX là 10 lần thì giá cổ phiếu NBP có thể lên mức 66,000 đồng/cp vào cuối năm nếu thị trường duy trì mức hiện nay.
Về mặt tài sản, khấu hao của NBP đã gần hết, từ mức 414 tỷ đồng đã khấu hao hết 361 tỷ đồng và hiện còn 53 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm tiếp tục khấu hao được 18 tỷ và khoảng này cả năm là 36 tỷ, dự tính đến cuối năm 2010 công ty khấu hao xong toàn bộ nhà máy. Lúc này, lợi nhuận sẽ được hạch toán từ khấu hao trung bình mỗi năm tăng thêm 36 tỷ, từ năm 2011 trở đi thì lợi nhuận của NBP sẽ rất lớn vì không phải trích khấu hao.
Trong khi đó, về sản phẩm cung cấp, công ty có lợi thế được mua giá than rẻ hơn giá thành sản xuất là 38% theo giá ưu đãi bán cho ngành điện. Như vậy, dù giá bán than tăng 30% trong quý cuối năm thì công ty hầu như không chịu ảnh hưởng như các ngành xi măng, phân bón.
CTCP Chứng khoán FPT (FPTS) trong báo cáo phân tích về NBP khi vừa chào sàn nhận định: “Do không chịu rủi ro tỷ giá như PPC, lợi nhuận hàng quý của công ty có tính ổn định cao hơn và khả năng công ty có lợi nhuận 2 quý cuối năm tương đương đầu năm”. Bên cạnh đó, lợi nhuận công ty có thể tăng thêm khi được hạch toán tăng giá điện 10% từ ngày 1/4/2009 từ tổng công ty điện lực VN khoảng 40 tỷ đồng (khoản tăng thêm này thường được hạch toán vào cuối năm).
FPTS cũng khuyến cáo: “ROE cả năm của Công ty dự kiến ở mức trên 40%, rất cao so với PPC. Do NBP gần như không sử dụng tiền vay, cùng với việc chiếm dụng vốn khá lớn từ EVN (tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đạt 32%), ROA của NBP cũng đạt mức trên 30%, cao hơn rất nhiều so với PPC. Đây là điểm mạnh của NBP mà nhà đầu tư cần chú ý khi quyết định đầu tư vào NBP”.

Tường Châu

Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2009 là 39 tỷ, Quý 3 lèo tèo cũng tầm chục tỷ, Quí 4 lãi 60 tỷ do hạch toán giá điện tăng từ 01/04, vị chi LNST 2009 cũng phải tầm hơn 100 tỷ/120 tỷ vốn điều lệ.

Kỳ vọng EPS 2009 là 10x giá hiện tại là 44.3 quá bèo.

Link: http://forum.vietstock.vn/showthread...=16110&page=32