6 tháng: 18 tập đoàn, TCty Nhà nước lãi trên 44 nghìn tỷ đồng
Sơ kết 6 tháng đầu năm 2011, khối tập đoàn và tổng công ty Nhà nước đã thực hiện hơn 56,84% kế hoạch sản xuất kinh doanh 2011, giữ vững tốc độ tăng trưởng cao và có lãi.
Thách thức lớn nhất của các đơn vị trong thời điểm này đó là tình hình thế giới diễn biến không thuận lợi, khủng hoảng nợ công châu Âu, gánh nợ nặng nợ công ngày càng lớn ở Mỹ làm cho tốc độ tăng trưởng chung đều thấp hơn dự báo. Trong nước lãi suất lên tới trên 20%, lạm phát cao ảnh hưởng tới đời sống người lao động, tạo ra sức ép doanh nghiệp trong việc điều chỉnh nhanh thu nhập cho người lao động ngoài kế hoạch…
Tuy nhiên ngay từ đầu năm các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước đã xác định nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp cơ bản là tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chuyển dịch cơ cấu mặt hàng theo tập trung phát huy nội lực…. Tham gia tích cực vào chương trình bình ổn kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Ông Lê Tiến Trường - Phó TGĐ Tập đoàn dệt may Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm nay lãi suất rất cao nhưng đó là yếu tố của riêng Việt Nam không thể đem thoả thuận với đối tác. Đối tác chỉ chấp nhận những yếu tố chung như giá nguyên nhiên đầu vào lên, còn về giá vốn doanh nghiệp phải tìm cách khắc phục.
Tập đoàn dệt may Việt Nam sự thay đổi chủ yếu là từ yếu tố cơ bản nhất, tăng năng suất để bù lại yếu tố bất lợi về vốn và giá vốn của ngành dệt may việt nam. Thứ hai là do cắt giảm đầu tư do đó các dự án đầu tư mới không ra đúng tiến độ như yêu cầu vì vậy nếu không tăng được năng suất thì có thể thiếu hụt đầu ra. Bài toán năng suất vừa tạo ra sức phát triển bền vững lâu dài vừa giẳi quyết bài toán thiếu hụt trong lực lượng sản xuất nói chung.
Đi cùng tăng năng suất là hợp lý hoá quá trình sản xuất, ngành dệt may Việt Nam đi vào sản xuất tinh gọn theo phương pháp sản xuất hiện đại trên thế giới để gia tăng hiệu quả.
Ngành dệt may Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới và đó một vị trí cạnh tranh tương đối. Dệt may Việt Nam đi đúng vào thị trường ngách phù hợp năng lực cạnh tranh. Ở đó thị tường đòi hỏi kỹ năng, tay nghề công nhân cao nhưng loạt hàng ở mức trung bình và nhỏ không phù hợp tổ chức sản xuất lớn vì vậy phục vụ đúng thị tường ngách vẫn có cơ hội.
Ông Phạm Bùi Pha – Phó TGĐ Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam thì năm 2011 có rất nhiều khó khăn, thứ nhất thời tiết mưa nhiều, giá cả đầu vào cho sản xuất lên rất cao như xăng dầu, sắt thép, giá cả sinh hoạt cho công nhân… Nhưng nỗ lực của ngành là đẩy mạnh sản xuất những mảng chính, tập trung các khoáng sản có giá thị trường hấp dẫn. Thứ hai là sắp xếp tổ chức hoạt động sản xuất, các bộ phận nhỏ lẻ bố trí phân tán lại cho phù hợp, phân quyền phân cấp, đặc biệt có cơ chế quản lý mới sau khi điều lệ tổ chức hoặc động của tập đoàn được Chính phủ phê duyệt.
Thứ ba thiết chặt quản lý chi phí sản xuất ví dụ quản lý giá thành, hiệu quả sản phẩm thu hồi than, khoán sản cao hơn. Nâng cao đời sống cải thiện tinh thần cho người lao động. Áp dụng đổi mới công nghệ.
Sau 6 tháng đầu năm 18 tập đoàn và tổng công ty Nhà nước doanh thu đạt trên 650 nghìn tỷ đồng, tăng 62,1% so với cùng kỳ năm 2010. Lợi nhuận đạt 44,5 nghìn tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. Nộp ngân sách đạt 94,7 nghìn tỷ đồng tăng 61% so với cùng kỳ.
Vũ Hải
lao động



Xem bài viết: 6 tháng: 18 tập đoàn, TCty Nhà nước lãi trên 44 nghìn tỷ đồng