Gửi tiền ngân hàng hay mua vàng?

Nếu bạn có 100 USD và gửi vào ngân hàng với lãi suất âm 1%, cuối năm bạn rút ra được 99 USD, nhưng với vàng, giá trị không thay đổi.

Bill O’Grady, chiến lược gia thị trường tại Confluence Investment Management, cho biết, mọi đồng tiền trên thế giới đều được tạo ra bằng nợ nần, nhưng vàng thì không – đó chính là sức hấp dẫn của kim loại quý này.

Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) đã khiến thị trường sốc khi quyết định bỏ trần tỷ giá 1,2 franc đổi 1 euro. SNB bắt đầu áp dụng trần tỷ giá giữa france và euro năm 2011 nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp Thụy Sĩ.

Vậy, tại sao SNB lại bỏ trần tỷ giá vào thời điểm này và điều này có ý nghĩa thế nào đối với vàng?

Ông O’Grady cho rằng lý do khiến SNB có động thái gây sốc là SNB được ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng sẽ thực hiện một hành động rất lớn vào tuần tới và không muốn mở rộng thêm bảng cân đối thêm nữa.

SNB đã chi hàng tỷ USD để neo tỷ giá đồng franc trong những năm gần đây. ECB dự đoán sẽ công bố chương trình mua tài sản vào ngày 22/1 tới đây trong một nỗ lực chống lại tình trạng giảm phát và môi trường tăng trưởng chậm chạp của khu vực eurozone. SNB cũng hạ lãi suất cơ bản từ âm 0.25% xuống âm 0.75%, qua đó gia tăng lượng tiền mà nhà đầu tư phải trả để gửi tiền tại Thụy Sỹ. Hơn nữa, ngân hàng này còn hạ thấp mục tiêu đối với lãi suất Libor kỳ hạn 3 tháng xuống âm 1,25% – âm 0,25%.

Việc này có tác động tích cực đến giá vàng.

Theo ông O’Grady, với lãi suất danh nghĩa âm trong môi trường giảm phát, chi phí nắm giữ vàng sẽ giảm. Lãi suất càng thấp, vàng càng hấp dẫn. Nới lỏng định lượng và chính sách lãi suất 0% đã khiến tiền mặt không còn hấp dẫn.

Giá vàng tăng từ đầu tháng 11/2014 cùng với USD mạnh lên. Điều này rất bất thường. Nói chung, USD tăng giá sẽ là yếu tố tiêu cực đối với giá vàng, nhưng lần này không như vậy.

Kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn phát triển mới, chịu ảnh hưởng lớn từ công nghệ và cuộc cách mạng tự động hóa.

Công nghệ đang giúp nâng cao năng suất, nhưng không giúp làm tăng nhu cầu, do vậy, gây áp lực giảm giá.

Khi ECB và ngân hàng trung ương Nhật Bản tiếp tục vật lộn chống lại giảm phát, môi trường lãi suất âm chưa thể sớm thay đổi.

Thời gian các ngân hàng trung ương kích thích lạm phát càng lâu bao nhiêu, giá vàng càng tăng bấy nhiêu.

https://www.exness.com/intl/vi/