Những vấn đề chính trị cũng như kinh tế của một quốc gia luôn được nhà nước đó coi trọng và có kế hoạch, chính sách cụ thể. Dự trữ ngoại tệ cũng là một chính sách quan trọng của nhà nước ta. Vậy dự trữ ngoại tệ là gì?
Dự trữ ngoại tệ là gì ?

Dự trữ ngoại tệ hay dự trữ ngoại hối là lượng ngoại tệ được Ngân hàng Trung Ương hoặc các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền liên quan đến ngoại tệ cất giữ. Đây cũng được coi là một loại tài sản của nhà nước cất giữ dưới dạng ngoại tệ. Thông thường, ngoại tệ được dự trữ là những đồng ngoại tệ mạnh trên thế giới như USD, JPY, EUR,…nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ cho nội tệ.
Các hình thức dự trữ ngoại tệ là gì?

Các hình thức dự trữ ngoại tệ thường là :
  • Dự trữ bằng tiền mặt, số dư của tiền gửi bằng ngoại tệ ở ngân hàng nước ngoài.
  • Trái phiếu, hối phiếu, hoặc các giấy tờ ghi nợ khác của ngân hàng của chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, các ngân hàng ở nước ngoài.
  • Vàng và một số hình thức khác.
Một số quốc gia có lượng dự trữ ngoại tệ lớn trên thế giới

Một số quốc gia có nền tài chính hùng hậu và vững chãi trên thế giới có lượng dự trữ ngoại tệ khá cao. Tính đến nay, các quốc gia có tỷ lệ dự trữ ngoại hối lớn trên thế giới có thể kể đến Trung Quốc – cường quốc kinh tế mới nổi với mức dự trữ ngoại tệ quy đổi tương đương 1066 tỷ USD. Đứng thứ hai là Nhật Bản với giá trị quy đổi tương đương 895 tỷ USD. Nga xếp vị trí thứ 3 với 303 tỷ USD. Đài Loan theo sau đó với 266 tỷ USD.
Việt Nam đang có mức dự trữ ngoại tệ tính đến tháng 7/2015 quy đổi tương đương là 37 tỷ USD. Đây được coi là mức dự trữ “mỏng” so với các nước khác trên thế giới.
Lý do phải dự trữ ngoại tệ là gì?

Lý do phải dự trữ ngoại hối là để quốc gia có đủ lượng ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động thanh toán quốc tế, mua hàng hóa công, đầu tư, viện trợ. Ngoài ra, còn để hỗ trờ giá trị đồng nội tệ và quản lý tỷ giá hối đoái trên thị trường tiền tệ quốc gia.