KHI NÀO THÌ NÊN MUA VÀO CỔ PHIẾU

(Ở cuối bài có quà ạ, mọi người kéo xuống lấy quà rồi đọc cũng được )

Mấy hôm nay diễn biến trên các thị trướng chứng khoán từ Mỹ tới Châu Âu, Châu Á làm nhớ đến nhưng bài học mà mình đã học được trong các cuốn sách Nhà đầu tư thông minh của tác giả Benjamin Graham và Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường của Philip A. Fisher. Vì thế hôm nay mình sẽ viết về những điều mình học được từ hai cuốn sách này.

Cuốn sách đầu tiên phải nói đến là Nhà đầu tư thôngminh đây là cuốn sách khiến mình kiên định đi theo con đường Value Investing (đầu tư giá trị).


Đây có thể nói là cuốn sách ‘kinh điển” của “kinh điển” trong đầu tư chứng khoán. Đặc biệt với những người theo trường phái đầu tư giá trị và thần tượng Warren Buffett thì cuốn sách này có thể được ví như “kinh thánh của đầu tư”.

Mặc dù là một cuốn sách rất bổ ích và nhiều kiến thức nhưng mà nói thực là nó cũng vô cùng là … khó đọc. Những kiến thức trong sách rất cơ bản và cũng rất … buồn ngủ. Kể cả một người khá thích đọc sách như mình cũng không tránh được cảm giác buồn ngủ khi đọc cuốn sách này. Vì vậy nếu bạn không thích đọc sách cho lắm, đặc biệt là sách dày và nhiều chữ thì bạn có thể kiếm Audiobook cuốn này để nghe. Trước khi đi ngủ nằm nghe. Đảm bảo sẽ rất … dễ ngủ ^_^.

Khi đọc cuốn sách này bạn sẽ thấy Benjamin Graham nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần rằng ông ấy chỉ mua cổ phiếu khi mà giá cả của nó chỉ bằng ½ giá trị thực sự của cổ phiếu này

Về điểm này chúng ta khó mà làm theo ông được, bởi vì thời điểm mà Benjamin đầu tư là từ nững năm 194x, thời điểm đó thông tin còn chưa tràn ngập và cũng chưa được cập nhật một cách nhanh chóng như hiện nay. Hơn nữa các kiến thức về báo cáo tài chính doanh nghiệp, lời lỗ, định giá… rất nhiều thứ còn chưa phổ biến như bây giờ. Cho nên hiện giờ, việc tìm một cổ phiếu mà giá cả chỉ bằng ½ giá trị là rất khó.

Như vậy có thể hiểu bản chất, linh hồn của đầu tư giá trị là “hãy mua một cổ phiếu mà giá cả đang thấp hơn giá trị thực của chính nó”. Điều này phụ thuộc lớn vào việc bạn xác định giá trị thực của cổ phiếu này như thế nào.Trong một bài viết khác mình sẽ trình bày quan điểm của mình về việc xác định giá trị thực sự của một cổ phiếu.

Sau đó tìm hiểu mình mới biết rằng cho dù Benjamin mua cổ phiếu như vậy nhưng ông vẫn bị thua lỗ nhiều lần. Bởi vì các công ty mà ông mua cổ phiếu không phải công ty nào cũng kinh doanh thành công sau vài năm.

Để giải quyết vấn đề mà Benjamin Graham gặp phải này, học trò của ông, nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffett đã tìm ra một cách xử lý cực kì hay. Thay vì bất kì công ty nào có giá cổ phiếu thấp hơn giá trị cũng mua thì hãy chọn những CÔNG TY TỐT, mà cổ phiếu của chúng đang thấp hơn giá trị được bạn định giá rồi mua chúng. Ỏ đây chúng ta lại vấp phải một vấn đề khác – thế nào là công ty tốt? Vấn đề này sẽ được giải quyết luôn trong bài viết bàn về giá trị thực của cổ phiếu nhé. Hôm nay chỉ nói về bài học từ trong sách thôi.

Rút ra bài học 1 là, chúng ta cần tìm những Công Ty Tốt, có giá cổ phiếu hiện tại thấp hơn giá trị thực của chúng, sau đó mua và giữ nó.

Rồi, bây giờ giả dụ bạn đã tìm được công ty tốt, cũng xác định được giá trị của cổ phiếu công ty này. Nhưng liệu có bao giờ trên thị trường chứng khoán, giá cả của các cổ phiếu này thấp hơn giá trị không? Chắc ai cũng nghĩ là … LÀM GÌ CÓ. Mấy công ty tốt toàn bị thịt trường đẩy giá cao chót vót ấy chứ, làm sao có chuyện giá cả chúng thấp hơn giá trị đâu.

Cũng trong cuốn Nhà đầu tư thông minh, Benjamin gọi thị trường chứng khoán là Ngài Thị Trường (Mr Market). Ông mô tả Ngài thị trường này với tính cách đặc trưng là cực đoan hay còn gọi là đồng bóng.

Biểu hiện của Ngài thị trường này là “yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ti họ hàng”. Lúc mà ngài vui, thì xin thưa là cái gì cũng tuyệt vời. Công ty tốt đến công ty thường, Cổ phiếu Blue Chip đến cổ phiếu penny, thượng vàng hạ cám, gần như cổ phiếu nào cũng tăng hết. Khi “Ngài” mà buồn thì buồn rơi buồn rụng, Cty xịn đến cty không xịn, cty nào cổ phiếu cũng đi xuống hết.

→ Đây chính là lúc chúng ta mua cổ phiếu của công ty TỐT mà giá rẻ.




Về thời điểm mua này, trong cuốn Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường Philip Fisher cũng có nhắc đến 1 cậu cũng có ý như vậy, “nỗi sợ chiến tranh là cơ hội mua tuyệt vời nhất”. Khi mà Mr.Market bi quan, hãy nhắm các cổ phiếu của các công ty tốt mà ta đã chọn sẵn, rồi mua thôi.

Ngoài ra Baron Rothschild (ai đọc cuốn Chiến Tranh Tiền Tệ thì chắc sẽ nhớ ông này) cũng có một câu nói về thời điểm mua cổ phiếu rất nổi tiếng. Nguyên văn tiếng Anh của câu này như sau:

“Time to buy is when there’s blood in the streets, even if the blood is your own.” – dịch ra tiếng Việt đại ý là: Thời điểm để mua là thời điểm mà máu chảy đầy đường, cho dù đó có là máu của bạn đi chăng nữa.

Đó, cho nên mấy hôm nay thị trường bị ảnh hưởng bởi tin Trung Quốc phá giá tiền, cổ phiều rớt giá nhiều thì đừng cho rằng điều đó là tệ hại. Đó là Cơ Hội để chúng ta mua được cổ phiếu chúng ta muốn đó.

Ngoài ra từ cuốn Nhà đầu tư thông minh, mình còn học được bài học về quản lý vốn nữa. Bài sau sẽ chia sẻ kĩ với mọi người nhé.

Quà tặng cho bạn hôm nay sẽ là Audio Book cuốn sách “Cổ phiếu Thường, lợi nhuận Phi Thường” nhé. Để nhận bản Audio Book này bạn chỉ cần điền email vào form sau: http://goo.gl/forms/aK3xcrdtSs

Hãy để lại comment ý kiến của cá nhân bạn về 2 cuốn sách này, cũng như các bài học mà bạn rút ra nhé.

Nguồn: http://giaodichquyenchon.com/khi-nao...-vao-co-phieu/