Quy trình các bước đầu tư chứng khoán từ A-Z
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 6 của 6

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jan 2013
      Bài viết
      22
      Được cám ơn 16 lần trong 6 bài gởi

      Mặc định Quy trình các bước đầu tư chứng khoán từ A-Z

      Mỗi một nhà đầu tư đều có cho mình một phong cách đầu tư riêng, và nền móng của các phong cách đầu tư đó là quy trình và các bước tiến hành đầu tư, các phong cách đầu tư bao gồm: đầu tư theo đà, tăng trưởng, giá trị, kỹ thuật hay lướt sóng, cho dù bạn không theo phong cách nào bạn vẫn phải lựa chọn những cổ phiếu ưa thích mua và bán để tối đa hóa lợi nhuận, bạn cần tính toán thời điểm mua và bán hợp lý, phân bổ vốn và quản lý danh mục đầu tư.
      Quy trình mua cổ phiếu gồm có 3 bước:
      Lựa chọn cổ phiếu-Tính toán thời điểm mua, bán cổ phiếu-quản lý danh mục đầu tư
      Bước 1: Lựa chon cổ phiếu
      Hầu hết những nhà đầu tư trên thị trường họ chọn mua cổ phiếu không theo một tiêu chí nào hết, họ mua cổ phiếu dựa vào tin đồn, dựa vào sự mách bảo của người khác, không chịu tự mình làm nghiên cứu độc lập và lựa chọn cổ phiếu theo cảm tính cho nên thường gánh chịu thiệt hại những nặng nề không đáng có khi tham gia thị trường, về cơ bản trên TTCK Việt Nam hiện tại tôi chia cổ phiếu làm 4 nhóm sau:
      Nhóm các cổ phiếu tăng trưởng, nhóm các cổ phiếu vững mạnh, nhóm các cổ phiếu chu kỳ và nhóm các công ty có tài sản ngầm.
      + Nhóm các cổ phiếu tăng trưởng: bao gồm các cổ phiếu tăng trưởng nhanh và cổ phiếu tăng trưởng chậm. Các cổ phiếu tăng trưởng nhanh thường tăng trưởng 20-50% mỗi năm và cao hơn các công ty khác cùng ngành, đa số các công ty đó là các công ty đầu ngành. Ví dụ như VNM, MSN, DHG.

      + Nhóm các cổ phiếu vững mạnh: Đó là các công ty với quy mô lớn có giá trị những công ty này khó có thể phá sản ở Việt Nam chỉ có VNM là có thể đủ tiêu chuẩn còn hầu như chưa có các công vững mạnh
      + Nhóm các công ty chu kỳ: Đây là các công ty sản xuất và kinh doanh truyền thống, các công ty này phụ thuộc vào chu kỳ của nền kinh tế chung, các công ty này bao gồm các công ty sản xuất vật liệu như sắt thép, giấy, hóa chất, bất động sản... Ở các công ty này làm ăn phát đạt khi nền kinh tế phát triển, còn khi nền kinh tế chung rơi vào suy thoái, khủng hoảng thì các công ty này thường làm ăn thua lỗ có thể dẫn đến phá sản, đa số các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam là các cổ phiếu chu kỳ. VD: HPG, HAG, SJS, điển hình là Vinashin.
      + Các công ty có tài sản ngầm: bao gồm các công ty khoáng sản, khai thác quặng, bất động sản, các công ty vàng, bạc, hầu hết các công ty này đều có tài sản có giá trị mà nhà đầu tư chưa nhận ra.
      Về tiêu chí tài chính thì tôi đưa ra các chỉ tiêu đánh giá công ty như: Quy mô công ty, doanh thu, thu nhập, P/E, ROA, ROE,biên lợi nhuận…
      Bước 2: Thời điểm mua vào và bán ra:
      Chon được cổ phiếu tốt mới chỉ là một phần nhỏ trong quá trình thành công đầu tư, việc mua vào và bán ra một cách hợp lý đúng thời điểm đóng vai trò rất quan trọng, chúng ta thường có xu hướng mua đón đầu khi cổ phiếu bắt đầu tăng giá và bán ra khi xu hướng bắt đầu kết thúc. Bạn không thể đoán chính xác được việc bắt đầu hoặc kết thúc một xu hướng vì vậy bạn phải bằng lòng với việc làm sao có thể đạt mức lợi nhuận lớn và nhanh nhất có thể. Việc mua vào hay bán ra phụ thuộc bạn là nhà đầu tư dài hạn hay ngắn hạn.

      + Thời điểm mua vào: Nếu bạn là nhà đầu tư dài hạn và phân tích cổ phiếu từ dưới lên (chỉ phân tích công ty đó, không phân tích quan tâm đến nền kinh tế chung) thì thời điểm mua vào bất cứ khi nào nếu giá cả hợp lý so với cái giá bạn đã định giá trước. Còn nếu bạn là nhà đầu tư ngắn hạn thì thời điểm mua thường bắt đầu một chu kỳ đi lên của cổ phiếu đó.

      Qua nhiều năm đầu tư và quan sát trên thị trường thì tôi thấy rằng thời điểm mua vào hợp lý nhất thường là vào tháng 9 hằng năm trở đi, vì đó là thời điểm cuối năm cần tiền mặt và chốt sổ kế toán nên thường các tổ chức sẽ bán ra mạnh tay kể cả các cổ phiếu tốt lúc đó ta có thể mua vào.
      Còn thời điểm mua vào tốt cho các nhà đầu tư là thời điểm khó khăn khủng hoảng của nền kinh tế chung như khủng hoảng tài chính năm 2008 hay năm 2011 vừa qua, là thời điểm có các tin đồn thất thiệt….

      Các cổ phiếu chu kỳ thì thời điểm mua vào là đầu chu kỳ kinh tế, bán ra khi ở cuối chu kỳ kinh tế
      Nếu bạn nào giỏi về phân tích kỹ thuật và tâm lý thị trường thì có thể dựa vào biểu đồ kỹ thuật để đoán xu hướng thị trường trong tương lai để có thể mua vào.

      + Thời điểm bán ra: Thời điểm bán ra rất quan trọng lúc đó ta sẽ chuyển cổ phiếu sang tiền mặt
      Nếu ta là nhà đầu tư dài hạn và lựa chọn cổ phiếu giá trị tốt thì không bao giờ có thời điểm bán ra cả, thời điểm bán ra bắt buộc khi những yếu tố cơ bản của công ty đi xuống. VD như VNM, DHG là những cổ phiếu đầu tư dài hạn rất tốt, những công ty này vững mạnh tăng trưởng tốt kể cả thời điểm đi xuống của nền kinh tế chung
      Chúng ta bán ra khi thị trường đã kết thúc một xu hướng đi lên và đang bắt đầu đi xuống
      Bán ra khi các yếu tố cơ bản của công ty đi xuống và không có khả năng hồi phục
      Các cổ phiếu chu kỳ bán ra khi đã đi lên tới đỉnh của chu kỳ nền kinh tế (nếu bạn không bán ra bạn sẽ chuốc lấy thảm bại nặng nề đó) VD như bán HPG, HAG… cuối năm 2010 khi đang trên đỉnh nền kinh tế cuối năm 2012 thì các cổ phiếu này giảm ít nhất 70% giá trị.
      Nếu bạn nào biết về PTKT thì thời điểm bán ra có thể là trên đỉnh một con sóng kỹ thuật.
      Bán ra khi ta cần tiền mặt để chi tiêu cá nhân, hee


      Bước 3. Quản lý danh mục đầu tư
      Quản lý danh mục đầu tư là một phần rất quan trọng không thể thiếu được trong quy trình đầu tư chứng khoán, thị trường chứng khoán thường tiểm ẩn nhiều rủi ro nhưng phần thưởng thì cũng thật xứng đáng, đó thực sự là một mỏ vàng nếu chúng ta biết khai thác, quản lý danh mục đầu tư là nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

      Để quản lý danh mục đầu tư chứng khoán chúng ta thường phải đặt ra câu hỏi:
      Tại thời điểm hiện tại chúng ta nên giữ cổ phiếu nào, bán ra cổ phiếu nào và tỷ lệ nắm giữ các cổ phiếu đó chiếm bao nhiêu % trong danh mục đầu tư
      Chúng ta nên nắm giữ tiền mặt còn lại chiếm khoảng bao nhiêu trong danh much đầu tư?
      Chúng ta thu thập thông tin và theo dõi diễn biến của các cổ phiếu trong danh mục như thế nào? Các yếu tố chủ quan cũng như khách quan làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu?
      Chúng ta có để hết trứng vào một rỏ hay đa dạng hóa danh mục đầu tư?
      Tất cả những câu hỏi đó chúng ta cần phải trả lời và thực hiện một cách nghiêm túc và kỷ luật.

      Qua một thời gian nghiên cứu trải nghiệm trên thị trường chứng khoán việt nam tôi thường đưa ra danh mục đầu tư của mình như sau:
      60% các cổ phiếu phòng thủ + 40% các cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu chu kỳ
      Tai sao lại thế vì TTCk Việt Nam là thị trường không ổn định còn nhỏ, chưa minh bạch, cho nên chỉ cần một tin đồn hay một tổ chức nào đó làm giá thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho các nhà đầu tư. Như thế 60% các cổ phiếu phòng thủ đảm bảo cho giá trị danh mục đầu tư không bị giảm khi có những tình huống tiêu cực, còn 40% danh mục đầu tư táo bạo kia đảm bảo sẽ tăng nhanh hơn khi thị trường hồi phục và phát triển, như vậy sẽ đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận
      VD danh mục đầu tư bao gồm 60% VNM,DHG,MSN và 40% HPG, DRC,SSI,PHR
      Mời các bạn vào choichungkhoan.ne đón đọc
      Last edited by ckthoinay; 16-03-2013 at 09:45 AM.

    2. Có 5 thành viên đã cám ơn NgoDung :
      itc (30-07-2013), jindoitto (24-05-2013), nguoiquaduong (06-03-2013), nguyenthapnhatbao (05-03-2013), vuquochiep (18-06-2015)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 24-03-2006, 11:04 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình