Đứng trước tình hình thâm hụt ngân sách trầm trọng, 9 tháng đầu năm thâm hụt ngân sách chiếm gần 6% GDP. Nguyên nhân chủ yếu do những khó khăn nội tại của nền kinh tế, chính phủ tăng đầu tư công để kích cầu, hoạt động trầm lắng của thị trường tài chính và bất động sản, kết hợp với việc thực hiện các giải pháp ưu đãi thuế để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường....



Chính vì những lý do đó Bộ tài chính thời gian gần đây đang tăng cường phát hành trái phiệu chính phủ để bù đắp bội chi cho năm nay cũng như chuẩn bị nguồn ngân sách cho năm sau.
Do tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế năm nay tăng trưởng rất thấp, dư đoán cả năm nay lạc quan lắm của người viết bài này thì tăng khoảng 5%.
Do tiền trong hệ thống ngân hàng không được đẫy ra nền kinh tế công với việc thị trường liên ngân hàng đang giao dịch với lãi suất rất thấp ở tất cả kỳ hạn có giao dịch trên thị trường.
Và lý do cuối cùng là lãi suất huy động trái phiếu chính phủ vẫn thấp hơn lãi suất huy động trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng thương mại đang huy động hiện tại để Bộ Tài Chính huy động TPCP



===> Đấy chính là những nguyên nhân chính giải thích vì sao thời gian qua BTC đã tăng mạnh lãi suất trái phiếu chính phủ.





Và vùng lãi suất :



Không thể phủ nhận lãi suất TPCP được xem là indicator ( định hướng) của thị trường tài chính. Khi lãi suất TPCP tăng cao và mức trên 2 con số như thế thì ls cho vay doanh nghiệp khó mà giảm thêm nữa.

Mặt khác từ đây đến cuối năm thậm chí 6 tháng đầu năm 2013 tín dụng nền kinh tế sẽ khó mà tăng trưởng được. Cùng với điều đó hệ quả là ở thị trường 2 lãi suất interbank sẽ thấp. Với những yếu tố đó sẽ gây nên tác động kép tiền lại loanh quanh trong hệ thống ngân hàng rồi lại đỗ vào trái phiếu chính phủ.

Bội chi ngân sách thâm thụt trầm trọng chính là lực đẫy làm cho tăng trưởng tín dụng nền kinh tế không tăng nổi cũng như khó mà giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp thêm % nữa.


vfpress