Nhịp đập Thị trường 09/06: Sóng penny đã trở lại?

(Vietstock) – Xu hướng tăng của thị trường đã được nhiều người cảm nhận sau phiên giao dịch 09/06 khi mà các yếu tố như lạm phát, lãi suất và nhiều yếu tố vĩ mô khác đang dần có dấu hiệu hạ nhiệt.
Việc dòng tiền chảy vào nhiều cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ giúp các nhóm này tăng mạnh cũng phần nào cho thấy nhà đầu tư cá nhân và thậm chí là các “đội lái” đã mạnh dạn vào cuộc.
Trong số 78 mã tăng kịch trần vào cuối phiên có một số ít đạt mức vốn hóa lớn như KLS, BVS, PVG, SDH… còn lại hầu hết đều có vốn hóa vừa và nhỏ với nhiều cổ phiếu từng nổi tiếng một thời như PVA, STP, VE9, PVV, PHH
Tại HOSE, số lượng tăng trần ít hơn, chỉ đạt 36 mã nhưng trong số này cũng có một vài mã “tên tuổi” như MCV, HLG, NTB, VHG, VES, MTG, MHC… Các mã này đều có dư bán hoàn toàn trống vào cuối phiên.
Tổng hợp các nhóm cổ phiếu cho thấy, tăng mạnh nhất phiên là hai nhóm Micro Cap và Small Cap với 1.39% và 1.1%. Còn lại là nhóm Large Cap tăng 1.08% và Mid Cap tăng 0.55%.
Thống kê thị trường vào cuối phiên, VN-Index tăng 4.38 điểm, tương ứng 1% lên 443.95 điểm. Thống kê cho thấy có 137 mã tăng giá, khối lượng giao dịch đạt trên 33.5 triệu đơn vị, trị giá gần 573 tỷ đồng, giảm lần lượt 8.61% và 10.55% so với phiên trước. Loại trừ gần 7.26 triệu cổ phiếu giao dịch thỏa thuận, tương đươnng 166 tỷ đồng thì giao dịch khớp lệnh đã giảm rất mạnh.
Riêng giao dịch thỏa thuận, mã DLG được chuyển nhượng đến gần 3.3 triệu cổ phiếu ở mức giá 28,000 đồng. Bên cạnh đó, SAM được giao dịch với hơn 1 triệu cổ phiếu ở giá trần, hay 900,000 cổ phiếu KTB ở giá 22,500 đồng. Ngoài ra còn có nhiều mã khác với giao dịch hàng trăm ngàn đơn vị.
Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch rất thấp trong phiên này, tổng lượng mua vào của họ chỉ đạt 1.56 triệu cổ phiếu, và chủ yếu tập trung vào SSI với 308 ngàn đơn vị, các mã khác được mua với khối lượng khá thấp.
SSI cũng là mã có thanh khoản cao nhất sàn với gần 2.77 triệu cổ phiếu được giao dịch. Tiếp theo là STB với gần 1.2 triệu cổ phiếu. Ngoài ra còn có MCG, VNE, REE, PVT, NTB nhưng chưa đến 1 triệu đơn vị/mã.
Thống kê ở sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng 1.76 điểm, tức 2.33% lên 77.39 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 54.77 triệu cổ phiếu, tương đương 665 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với phiên trước, thanh khoản đã giảm lần lượt 17.55% và 7.16%.
Các mã cổ phiếu như KLS, VND, PVX, SHN, VCG, BVS, PVG, và SCR tiếp tục khuynh đảo giao dịch tại HNX với tổng khối lượng chuyển nhượng đến 30.42 triệu cổ phiếu, chiếm hơn ½ lượng giao dịch toàn sàn. Trong đó các mã như KLS có đến 7.41 triệu đơn vị chuyển nhượng, VND 6.29 triệu và PVX trên 6.22 triệu đơn vị. SHN, VCG thấp hơn nhiều nhưng cũng đạt trên 2 triệu đơn vị/mã.
Số lượng cổ phiếu tăng giá ở sàn này lên đến 219 mã, còn lại là 75 mã giảm và 93 mã đứng giá.
Về giao dịch của khối ngoại, họ mua bán chủ yếu ở mức cầm chừng với 7.58 tỷ đồng mua vào và 4.09 tỷ đồng bán ra.

* 10h30: VN-Index khép lại đợt khớp lệnh liên tục với mức tăng 3.03 điểm, tương ứng 0.69% lên 442.6 điểm. Số lượng cổ phiếu tăng giá cũng chỉ xoay quang mức 120 mã, còn lại là 77 mã giảm và 65 mã đứng giá. Nhiều mã vốn hóa đã đảo chiều giảm trở lại có VNM,SSI, CTG, REE… trong khi các mã ASP, STG, HLG, VHG… vốn có tiền sử đầu cơ đã bật tăng mạnh mẽ.
Tại sàn Hà Nội, HNX-Index duy trì mức tăng 1.06 điểm lên 76.69 điểm, nhưng thanh khoản đã vọt lên 36.35 triệu cổ phiếu, trị giá 444.49 tỷ đồng.
Một loạt cổ phiếu được các đội lái trước đây yêu thích như PVA, VE9, SHN, SDD, PFL… với lệnh đặt mua trần chất đống.
* Một đợt sóng mới dường như đang xuất hiện dưới sự dẫn dắt của HNX. Các mã cổ phiếu lớn ở HOSE lần lượt trở mình giúp VN-Index rút ngắn đà giảm và đảo chiểu tăng nhẹ lúc 9h50.
Quá trình đảo chiều của thị trường diễn ra khá nhanh ở cả hai sàn chỉ trong vòng 5 phút từ 9h45 đến 9h50. Tiếp sau đó là một đợt “vào hàng” mạnh trên hầu khắp các mã cổ phiếu làm cho danh mục tăng gia mở rộng nhanh chóng.
Thanh khoản qua đó cũng tăng vọt lên mức cao, đặc biệt tại sàn HNX với gần 30 triệu cổ phiếu chuyển, tương đương 360 tỷ đồng dù thị trường chưa đến thời điểm 10h00.
Đến 10h00: VN-Index tăng gần 4.5 điểm, tức khoản 1.02% lên trên 444 điểm. MSN tăng kịch trần, một số mã vốn hóa lớn cũng tăng giá mạnh như BVH, VIC, VCB, SSI, CTG… nâng số lượng cổ phiếu tăng giá lên 120 mã.
Tại Hà Nội, HNX-Index cũng đã tăng HĐQT.39% lên 76.68 điểm. Thanh khoản đạt 29.61 triệu cổ phiếu, tương đương 362.77 tỷ đồng. Tuy nhiên số lượng cổ phiếu tăng giá tại sàn này đã lên 168 mã, bao gồm cả 38 mã tăng kịch trần.
KLS, PVX, VND, SHN, BVS… tiếp tục gây sự chú ý về mức thanh khoản trong khi PVA về mức độ tăng giá mạnh và khá đột ngột.
9h30: VN-Index tạm thời giảm 0.66 điểm xuống 438.91 điểm. Thanh khoản cũng chỉ đạt 7.12 triệu đơn vị, trị giá 111.41 tỷ đồng. Thị trường khá ảm đạm với 109 mã cổ phiếu giảm giá và 60 mã tăng giá, nhưng số lượng giảm sàn hoặc tăng kịch sàn không nhiều. Cổ phiếu vốn hóa lớn hầu hết đều giảm, chỉ còn lại một vài mã tăng nhẹ.
Ở sàn Hà Nội, HNX-Index giảm nhẹ 0.26 điểm, xuống 75.37 điểm. Tuy nhiên khối lượng giao dịch lại gấp đôi HOSE với 14.82 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương đương 181 tỷ đồng. Bảng điện tử lúc này có 103 mã giảm, 84 mã tăng và 200 mã đứng giá hoặc chưa có giao dịch. Một số mã cổ phiếu như PVA, PFL, PSG… vẫn tăng kịch trần với dư bán hoàn toàn trống khiến nhiều nhà đầu tư lỡ tàu cảm thấy tiếc nuối.
Thị trường giằng co giữa bên mua và bên bán đến khoảng 9h17, lực bán ra giành thế chủ động. Kết quả là cả hai chỉ số cùng quay đầu giảm điểm. Tuy nhiên tại HNX, thanh khoản tiếp tục gia tăng đáng kể trong khi ở HOSE giao dịch diễn ra hết sức thận trọng.
Những mã chủ chốt lần lượt trở về mức tham chiếu khiến chỉ số VN-Index mất lực đỡ quan trọng.
Một số mã của HOSE cũng bật tăng mạnh với lực cầu khá lớn như MCV, HLG, PXM.
* 9h00: Lực đỡ dù khá dè dặt nhưng cũng đủ sức kéo các chỉ số của hai sàn tăng điểm nhẹ. Kèm theo đó là thanh khoản có sự gia tăng đáng kể đặc biệt ở HNX tiếp tục thu hút dòng tiền từ các nhà đầu tư.
Lúc này VN-Index tăng gần 1.5 điểm, tức khoảng 0.34% lên 441.06 điểm. Giao dịch đạt trên 2.45 triệu đơn vị, trị giá 36.57 tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu tăng giá có 63 mã bao gồm một số mã vốn hóa lớn như BVH, MSN, VIC, VCB, SSI, CTG… . SSI có thanh khoản cao nhất sàn nhưng cũng chỉ đạt khoảng 271 ngàn đơn vị. Tiếp sau đó là DQC với hơn 240 ngàn đơn vị.
Ở sàn Hà Nội, giao dịch sôi động đã đưa khối lượng giao dịch tăng vọt lên 8 triệu cổ phiếu, tương ứng với 97.5 tỷ đồng. Việc PVX, KLS, BVS, PVG, VND đồng loạt tăng giá và khối lượng giao dịch lớn. Điều này giúp HNX-Index “trở mình” tăng nhẹ 0.62 điểm, tức 0.82% lên 76.25 điểm.
Một số mã cổ phiếu gây sự chú ý khi bật tăng trần với lệnh mua chất đống như PVA, PSG, SDD, PFL
Giờ mở cửa: Diễn biến thị trường trong giờ mở cửa phiên giao dịch 09/06 tiếp tục theo xu hướng bất lợi cho người cầm cổ. Ở HOSE, giao dịch lình xình, chỉ có một vài mã chủ chốt tăng giá nhưng lực đỡ mà các cổ phiếu này tạo ra không lớn. Trong khi đó, ở HNX lệnh bán đỗ vào khá thị trường khá lớn nhưng bên mua thận trọng nên thanh khoản tăng chậm so với các phiên trước.
*8h45: VN-Index tăng nhẹ 0.25 điểm, tức 0.06% lên 439.82 điểm nhờ lực kéo từ các mã chủ chốt như BVH, MSNVIC với mức tăng khiêm tốn, trong khi nhiều mã khác vẫn trong tình trạng giảm hoặc đi ngang. Giao dịch diễn ra chậm chạp với khối lượng chuyển nhượng chỉ đạt hơn 680 ngàn đơn vị, tương đương 10.33 tỷ đồng.
Tại HNX, KLS, PVX, VND, HBS lần lượt đổ dốc, khiến HNX-Index mất phương hướng cũng quay đầu giảm theo. Bên mua tỏ ra thận trọng nên chỉ mua vào hơn 3 triệu cổ phiếu, tương ứng 36.34 tỷ đồng.
Lúc này, HNX-Index giảm 0.31 điểm, tức 0.41% xuống còn 75.32 điểm. Bảng điện tử chỉ có 75 mã giảm giá, 43 mã tăng giá và 269 mã đứng giá.
Nhìn chung, diễn biến thị trường đang theo xu hướng đi ngang với biên độ hẹp mà nhiều công ty chứng khoán đã đưa ra trước đó.
Viết Vinh



Xem bài viết: Nhịp đập Thị trường 09/06: Sóng penny đã trở lại?