Quan điểm “bằng mọi giá phải ở khu trung tâm” có vẻ như đang lỗi thời, một mặt là gì nhiều người ngại kẹt xe, mặt còn lại là vì không đủ tiền nên các quận huyện vùng ven đang được nhiều người lựa chọn.

Kẹt xe - “Đặc sản” của khu trung tâm

Nhà ở khu trung tâm thì có nhiều cái sướng. Cư dân sẽ dễ dàng đến các bệnh viện lớn, các trung tâm thương mại sầm uất… Tuy nhiên, việc sinh sống ở những khu vực trung tâm có một số hạn chế nhất định như ồn ào, khói bụi và kẹt xe hầu như đều diễn ra hàng ngày ở những tuyến đường lớn vào giờ cao điểm.

Cư dân mạng từng nói vui với nhau rằng ở Sài Gòn, ra đường giờ nào cũng có thể kẹt xe. Kẹt xuyên thời gian, nắng cũng kẹt mà mưa thì lại càng kẹt.


Giá quá đắt... nếu không muốn nói là "giá trên trời"

So với 5 năm trước, giá căn hộ tại TP Hồ Chí Minh hiện đã tăng hơn 50%. Cụ thể, giá bình quân căn hộ hạng B (trung cấp) thời điểm đó chỉ khoảng 20 triệu đồng/m2 nhưng nay con số này đã lên đến hơn 35 triệu đồng/m2. Căn hộ hạng C (bình dân) cũng tăng mạnh không kém trong khoảng thời gian này. Nếu năm 2015, giá bán căn hộ loại này chỉ khoảng 15 triệu đồng/m2 thì tính đến nay, giá đã vọt lên hơn 25 triệu đồng/m2.

Trong khi đó thu nhập bình quân đầu người của tại TP Hồ Chí Minh năm 2019 ước tính chỉ khoảng 6,500 USD/năm. Như vậy, nếu tính một cách đơn giản thì với một người có thu nhập từ 13-15 triệu/tháng, sau khi trừ đi khoảng 60% chi phí sinh hoạt, thì sẽ phải mất trung bình 20 năm thì mới có thể mua được một căn hộ với mức giá 1.5 tỷ đồng, trong trường hợp giá nhà không tăng.