ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 07/10/2019

Kết quả dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp Mỹ thấp hơn kỳ vọng của thị trường, mức lương trung bình hàng tháng và hàng năm giảm hơn nửa năm, tỷ lệ thất nghiệp giảm khiến thị trường bất ngờ. Tuy nhiên, thị trường đã hy vọng dữ liệu việc làm của Mỹ giảm để chỉ số Dow tương lai và đô la Mỹ giảm theo. Bên cạnh đó, chỉ số Dow tương lai phục hồi mạnh lên mức 26,588. Ngoài ra, Fed có thể cắt giảm lãi suất do mức lương trung bình và lạm phát giảm, và vòng đàm phán thương mại lần thứ 13 giữa Mỹ và Trung Quốc hy vọng sẽ có tiến triển. Đồng USD bị tác động bởi những thông tin trên, chỉ số USD bắt đầu yếu dần.

Hôm nay, thị trường sẽ không bị tác động bởi dữ liệu hoặc những bình luận nào khác. Trong phiên Âu, đơn đặt hàng sản xuất trong tháng Tám của Đức và tâm lý đầu tư Sentix trong tháng Mười của Eurozone sẽ gây áp lực lên đồng euro. Chỉ số giá nhà hàng quý Halifax trong tháng Chín có thể tác động lên đồng bảng Anh. Trong phiên Mỹ, ngoài chỉ số xu hướng việc làm trong tháng Chín, chúng ta cần lưu ý đến những bình luận của Tổng thống Trump có thể khiến thị trường biến động. Thị trường châu Âu được tin rằng sẽ ổn định hơn sau giờ đóng cửa.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 13:00 Đơn đặt hàng sản xuất trong tháng Tám của Đức **
- 14:30 Chỉ số giá nhà Halifax trong tháng Chín của Anh **
- 15:30 Chỉ số niềm tin đầu tư Sentix của Eurozone **
- 21:00 Chỉ số xu hướng việc làm trong tháng Chín của Mỹ **

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.0995/1.1015
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0955/1.0935

Bảng lương phi nông nghiệp và mức lương trung bình trong tháng Chín của Mỹ dưới mức kỳ vọng của thị trường. Đồng USD giảm, đồng euro biến động và chạm mức 1.0995. Nếu dữ liệu kinh tế của châu Âu hôm nay mạnh hơn thì đồng euro có thể phục hồi.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2360/1.2380
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2270/1.2250

Tình hình ở Anh vẫn bất ổn dù chỉ còn 20 ngày nữa là đến lúc rời khỏi EU. Anh sẽ tiếp tục đối mặt với những bất ổn và đồng bảng Anh không thể phục hồi nếu cuộc đàm phán Brexit giữa Anh và EU không đạt kết quả. Sự sụt giảm của bảng lương non-farm và mức lương trung bình trong tháng Chín của Mỹ cần được chú trọng, đồng bảng Anh sẽ hạn chế giảm nếu những kỳ vọng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất tăng cao.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6770/0.6785
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6725/0.6710

Thị trường đang hy vọng cuộc đàm phán thương mại lần thứ 13 giữa Mỹ và Trung Quốc trong tuần này đạt kết quả tốt, đồng AUD sẽ tăng. Đồng AUD và đồng NZD được hưởng lợi nhưng đồng USD giảm vì dữ liệu việc làm yếu kém của Mỹ và Fed có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 107.15/107.35
Ngưỡng hỗ trợ: 106.65/106.50

Chỉ số Dow và Nikkei tương lai cũng như đồng USD (so với đồng yên) giảm vì kết quả dữ liệu bảng lương non-farm của Mỹ không như kỳ vọng. Đồng USD có khả năng tăng lên mức 107.35 nếu kết quả của cuộc đàm phán Mỹ-Trung sắp tới giúp chỉ số Dow và Nikkei tương lai tăng. Cần theo dõi xu hướng của chỉ số Dow sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá USDJPY.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3325/1.3340
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3290/1.3275

Căng thẳng trong thương mại và dữ liệu việc làm yếu kém của Mỹ có thể khiến nhu cầu dầu thô giảm. Xu hướng giá dầu quốc tế vẫn chưa rõ ràng và đà sụt giảm của giá dầu thô chưa được cải thiện. Chúng tôi dự đoán rằng đồng USD có thể tăng lên mức 1.3340 so với đồng CAD nếu giá dầu thô giảm một lần nữa; ngược lại đồng USD sẽ giảm xuống mức 1.3275.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 53.15/53.55
Ngưỡng hỗ trợ: 51.90/51.55

Trước đó, chỉ số PMI của Chicago và hoạt động doanh nghiệp của Fed Dallas giảm dưới mức kỳ vọng của thị trường, PMI ISM của Mỹ giảm trong ba tháng liên tiếp, PMI phi sản xuất giảm lần đầu tiên. Sau khi bảng lương ADP của Mỹ giảm thì bảng lương non-farm trong tháng Chín cũng yếu theo, nhu cầu dầu thô ở Mỹ tăng và giá dầu tương lai sẽ thấp hơn. Hiện tại, thị trường đang lo ngại về cuộc đàm phán thương mại sắp tới. Nếu cuộc đàm phán này có tiến triển thì dầu thô sẽ tăng giá, và ngược lại.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1512/1514
Ngưỡng hỗ trợ: 1497/1495

PMI sản xuất và phi sản xuất ISM của Mỹ cho thấy rằng dữ liệu việc làm và mức lương trung bình trong tháng Chín ở Mỹ đã giảm. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và châu Âu gia tăng khiến lạm phát và nền kinh tế ở Mỹ đi xuống, Fed có thể xem xét cắt giảm lãi suất và đó là lý do giúp giá vàng phục hồi. Cần theo dõi mức kháng cự 1512 hoặc 1514, mức hỗ trợ là 1497 và 1495.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26660/26815
Ngưỡng hỗ trợ: 26265/26110

Chỉ số Dow tương lai giảm trước khi có dữ liệu của Mỹ gồm bảng lương phi nông nghiệp yếu kém trong tháng Chín cũng như PMI sản xuất và dịch vụ khiến thị trường thất vọng. Mức lãi suất của Mỹ cho thấy khả năng cắt giảm lãi suất đang gia tăng và chỉ số Dow tương lai sẽ phục hồi. Bên cạnh đó, thị trường sẽ tập trung vào tâm lý đầu tư sau khi cuộc đàm phán Mỹ-Trung diễn ra vào thứ Năm. Vào tuần trước, chúng tôi đã dự đoán chỉ số này sẽ phục hồi. Hiện tại, chỉ số Dow tiếp tục tăng vì không có bình luận nào ảnh hưởng đến cuộc đàm phán sắp tới.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific