Trích dẫn Gửi bởi JokerZ Xem bài viết
Công nghiệp không khói, tên gọi không chính thức của ngành du lịch, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Theo tài liệu Chỉ số Cạnh tranh Du lịch 2009 (Travel & Tourism Competitiveness Index – TTCI 2009), do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ấn hành, ngành “du lịch và lữ hành hiện chiếm khoảng 9.9 GDP, 10.9 % xuất khẩu, và 9.4 đầu tư của thế giới " (1). Tầm quan trọng của ngành du lịch cũng được nhấn mạnh qua báo cáo tóm lược hoạt động du lịch của Liên Hiệp Quốc (World Tourisrm Organization -Tourism Highlights 2008: WTO-HL2008): “Ngày nay, nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu (export income) từ dịch vụ du lịch trên thế giới chỉ đứng thứ tư sau nhiên liệu, hóa chất và ngành ô tô”. Năm 2008, doanh thu du lịch trên thế giới đạt 1100 tỷ USD, hay khoảng 3 tỷ USD mỗi ngày (2).

Ngành du lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các nước đang phát triển. Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hiệp Quốc nhận định rằng: “tại nhiều quốc gia đang phát triển, du lịch là nguồn thu nhập chính, ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho sự phát triển” (WTO-HL2008). Trên Diễn đàn Du lịch Thế giới vì Hòa bình và Phát triển Bền vững họp tại Brazil năm 2006, ông Lelei Lelaulu, Chủ tịch Đối tác quốc tế, một tổ chức hoạt động vì mục đích phát triển nhân đạo đã phát biểu: “du lịch là phương tiện chuyển giao của cải tự nguyện lớn nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo… Khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực nghèo khổ trên thế giới còn lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ” (3).

Đối với nền kinh tế Việt Nam, nguồn ngoại tệ du lịch trong những năm gần đây lớn dần và trở nên đáng kể. Trong các tài liệu nghiên cứu kinh tế Việt Nam ấn hành đầu năm nay, Thay đổi cơ cấu: giải pháp kích thích có hiệu lực duy nhất của nhóm Harvard, hay Một năm của những tin đồn của Ayumi Konishi - Ngân hàng Phát triển Châu Á, nguồn ngoại tệ du lịch đã bắt đầu được đề cập đến như là một trong những thành phần quan trọng của cán cân thanh toán khi các tác giả phân tích về cuộc khủng hoảng tài chính Việt Nam và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Là điểm đến mới, với nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa khá phong phú, và giá cả thấp, ngành du lịch Việt Nam phát triển khá nhanh trong thập niên qua, và có tiềm năng, triển vọng tiến xa hơn. Song tương lai của ngành du lịch Việt Nam sẽ còn tùy thuộc vào hiệu quả của chính sách phát triển du lịch, việc bảo tồn, phát huy nguồn tài nguyên, nhân lực, và sự đánh giá đúng mức hiện trạng và tiềm năng. Các đánh giá dựa theo cảm quan, thiếu cơ sở nghiên cứu, dễ dẫn tới sự lạc quan thái quá. Chẳng hạn, lòng hiếu khách của dân chúng, an ninh an toàn, và chính sách du lịch thông thoáng thường được giới truyền thông trong nước mô tả như những lợi thế thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Thế nhưng theo kết quả cuộc điều tra các chỉ số cạnh tranh du lịch năm 2009 của WEF thì đây chính là những mặt yếu của các ngành du lịch Việt Nam cần phải được chấn chỉnh.

Từ góc độ khác, hoạt động du lịch còn thể hiện nét văn hóa và nếp sống văn minh của một xứ sở. Do đó, ngành du lịch còn là phương cách quảng bá hữu hiệu hình ảnh của một xứ sở. Song, nó cũng có thể phản tác dụng, gây phương hại đến uy tín đất nước nếu như tình trạng kinh doanh theo lối ăn sổi ở thì, nạn chèo kéo du khách, và việc quốc doanh hóa, thương mại hoá các cơ sơ tôn giáo tôn nghiêm xảy ra một cách phổ biến.

Tiềm hiểu bối cảnh phát triển và vị thế của ngành du lịch trong nền kinh tế việt Nam và trong khu vực (Phần I), năng lực cạnh tranh và văn hoá du lịch (Phần II) là những chuyên đề sẽ được thảo luận trong bài viết.
Đề nghị bác Joker post nhanh nhanh để anh em khỏi nôn nhé. D(ang rất muốn tìm hiểu về ngành Du lịch