Lý thuyết sóng Elliott (Elliott Wave)

Trở lại thập kỷ 1920 – 1930, có một thiên tài điên khùng tên là Ralph Nelson Elliott người đã khám phá ra là thị trường chứng khoán thực sự không biến động một cách hỗn loạn. Thị trường giao dịch theo các vòng lặp đi lặp lại. Elliot đã giải thích là do các thay đổi lên và xuống của tâm lý mọi người luôn luôn thể hiện theo các mẫu lặp đi lặp lại giống nhau, điều này được chia thành các mẫu gọi là sóng (wave). Elliot đã đưa ra một nguyên lý gọi là “Thuyết sóng Elliot”....
Trở lại thập kỷ 1920 – 1930, có một thiên tài điên khùng tên là Ralph Nelson Elliott người đã khám phá ra là thị trường chứng khoán thực sự không biến động một cách hỗn loạn.

Thị trường giao dịch theo các vòng lặp đi lặp lại. Elliot đã giải thích là do các thay đổi lên và xuống của tâm lý mọi người luôn luôn thể hiện theo các mẫu lặp đi lặp lại giống nhau, điều này được chia thành các mẫu gọi là sóng (wave). Elliot đã đưa ra một nguyên lý gọi là “Thuyết sóng Elliot”.

The 5 – 3 Wave Patterns (Mẫu sóng 5-3)

Ông Elliot đã chỉ ra rằng một thị trường biến động dưới dạng gọi là “mẫu sóng 5-3”. Mẫu 5-wave đầu tiên được gọi là sóng tới (impulse waves) và mẫu 3-wave sau đó được gọi là sóng lui (corrective waves).

Trước tiên hãy nhìn mẫu sóng tới 5-wave :

[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%201.jpg[/IMG]

Có vẻ như có gì đó lộn xộn. Hãy thêm màu cho hình vẽ :

[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%202.jpg[/IMG]

Bây giờ mỗi bước đếm của sóng đã được tô màu khác nhau.

Đây là một mô tả ngắn gọn cho biết điều gì diễn ra trong mỗi pha sóng. Tôi sẽ sử dụng chứng khoán để làm ví dụ bởi vì Ông Elliott đã sử dụng chứng khoán. Điều này vẫn đúng với tiền tệ, kỳ phiếu, vàng, dầu … Điều quan trọng là Thuyết sóng Elliott vẫn đúng đối với forex.

Wave 1 (Sóng – 1)

Chứng khoán tăng lần đầu tiên. Điều này thường là do một lượng khá nhỏ người bất ngờ nghĩ rằng giá trước đó của chứng khoán là một món hời và đáng để mua, khi họ thực hiện mua và đã tạo nên giá tăng.

Wave 2 (Sóng – 2)

Chứng khoán được quan tâm đánh giá quá cao. Tại điểm này đã đủ lượng người đánh giá cao chứng khoán trong pha sóng ban đầu và người ta bắt đầu thu lợi bằng cách bán ra. Điều này làm cho chứng khoán đi xuống. Tuy nhiên, chứng khoán không đạt trở lại mức thấp trước đó trước khi chứng khoán một lần nữa được nghĩ là rẻ.

Wave 3 (Sóng – 3)

Đây là pha sóng dài nhất và mạnh nhất. Nhiều người đã để ý đến chứng khoán, nhiều người muốn chứng khoán và họ mua nó với giá ngày càng cao. Pha sóng này thường vượt qua đỉnh cuối cùng của pha sóng thứ nhất.

Wave 4 (Sóng – 4)

Tại điểm này người ta một lần nữa thu lợi bởi vì chứng khoán một lần nữa được xem như giá cao. Pha sóng này có xu hướng yếu bởi vì thường vẫn có nhiều người tiếp tục đầu cơ chứng khoán và sau khi một số người thu lợi pha sóng thứ 5 xuất hiện.

Wave 5 (Sóng – 5)

Đây là thời điểm nhiều người quan tâm đến chứng khoán nhất và hầu hết bị ảnh hưởng bởi tâm lý. Mọi người sẽ nghĩ ra nhiều lý do để mua chứng khoán và sẽ không lắng nghe các lời khuyên ngăn cản. Đây là thời điểm giá chứng khoàn tăng cao nhất. Tại thời điểm này sẽ có sự kháng cự và mọi người bắt đầu bán và giá chứng khoán chuyển sang mẫu ABC.

ABC Correction (Điều chỉnh ABC)

Xu hướng sóng tới (5-wave) sau đó giảm và đảo chiều sang xu hướng sóng lui (3-wave). Các ký tự được sử dụng thay thế cho số để đánh dấu. Xem ví dụ về sóng lui (3-wave) bên dưới :

[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%203.jpg[/IMG]

Chúng ta sử dụng thị trường tăng giá (Bull market) là ví dụ, điều này không có nghĩa là thuyết sóng Elliot không đúng đối với thị trường giảm giá (Bear market). Đối với thị trường giảm giá, mẫu sóng 5-3 có dạng như sau :

[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%204.jpg[/IMG]

Các pha sóng phụ trong một sóng :

Một điều quan trọng khác mà bạn phải biết về thuyết sóng Elliot là một sóng được tạo bởi các sóng phụ (sub-wave). Hãy để tôi chỉ cho bạn một hình khác.

[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%205.jpg[/IMG]

Bạn có thấy cách sóng-1 được tạo bởi một mẫu sóng tới (5-wave) nhỏ hơn và sóng 2 được tạo bởi một mẫu sóng lui (3-wave) nhỏ hơn? Mỗi sóng gồm các mẫu sóng nhỏ hơn

Hãy xem một ví dụ thật tế :

[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%206.jpg[/IMG]

Như bạn thấy, các pha sóng trong thực thế không hoàn toàn giống như trong lý thuyết và đôi khi rất khó để đặt tên cho các pha sóng.

Đó là tất cả những gì bạn cần biết về Thuyết Sóng Elliot. Hãy nhớ rằng thì trường biến động theo các pha sóng. Bây giờ khi bạn nghe một ai nói rằng “sóng 2 kết thúc” thì bạn sẽ biết anh ta đang nói về cái gì

Tóm tắt :

Theo Thuyết Sóng Elliot, thị trường biến động theo các mẫu lặp lại gọi là sóng
Một thị trường có xu hướng biến động theo mẫu sóng 5-3. Mẫu 5-wave đầu tiên gọi là sóng tới (impulse-wave). Mẫu 3-wave tiếp theo gọi là sóng lui (corrective wave)
Nếu bạn cố gằng xem một đồ thị bạn sẽ thấy là thị trường thật sự biến động theo sóng.