Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đào Văn Hưng cho biết năm 2010 do không hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch cung cấp dịch vụ 3G, dịch vụ internet cáp quang FTTH đã làm cho EVNTelecom thua lỗ hơn một nghìn tỷ. Trong khoản lỗ hơn một nghìn tỷ của EVNTelecom là chưa tính khoản lỗ 3G do ngân hàng không giải ngân tiền mua thiết bị 3G giai đoạn 1 cho nhà thầu đã làm tỉ giá USD tăng và khoản lỗ tại TCT, Công ty Điện lực. Tuy lãnh đạo phụ trách công tác viễn thông tại TCT, Công ty Điện lực; lãnh đạo viễn thông tại TCT, Công ty Điện lực được bổ nhiệm từ nhân viên làm công tác điện, nhân viên làm công tác viễn thông tại TCT, Công ty Điện lực yếu kém nhưng EVNTelecom không thể đổ hết trách nhiệm cho TCT, Công ty Điện lực.

Mô hình hoạt động Viễn thông điện lực tương tự mô hình Vinaphone, trong đó đối tác giữa EVNTelecom và Điện lực tương tự đối tác giữa VinaPhone và VNPT tỉnh. VNPT tỉnh cũng hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực viễn thông nhưng không phải là nghiệp vụ chuyên ngành thông tin di động, do vậy Vinaphone muốn bỗ sung 1 nodeB mới thì nhân viên Vinaphone tiến hành khảo sát vị trí lắp đặt node B 3G dựa trên kết qủa phân tích tài chính và bảng phân tích tài chính này phải dựa trên lưu lượng hiện có trong khu vực, mật độ dân cư, thu nhập của dân cư trong khu vực, nhu cầu khách hàng, địa hình khu vực. Sau khi đã có kết quả VinaPhone mới tiến hành thương thảo hợp đồng xây dựng lắp đặt node B 3G với VNPT tỉnh, trong hợp đồng thể hiện rõ vị trí lắp đặt trạm 3G, chiều cao tối thiểu của anten, kích thước tối thiểu phòng máy, hệ thống tiếp đất, truyền dẫn FE cho node B 3G.

Thế nhưng EVNTelecom thì sao? Trung tâm TK EVNTelecom và Ban VT&CNTT EVN ngồi một chổ và dựa trên bản đồ số để xác định vị trí tương đối lắp đặt node B 3G sau đó khoán trắng cho TCT, Công ty Điện lực.

Tiền thuê hạ tầng viễn thông là do EVNTelecom trả, tiền thuê mặt bằng lắp đặt node B 3G cũng do EVNTelecom trả nên đây là cơ hội làm ăn của nhân viên viễn thông tại các Công ty Điện lực.

Nhân viên viễn thông tại các Công ty Điện lực tiến hành đầu cơ đất cho thuê lắp đặt node B 3G. Muốn mua đất rẻ thì đất phải nằm ở vị trí trũng, xa khu dân cư và diện tích đất nhỏ. Do vậy cột anten 3 G đã thấp lại nằm ở vị trí đất trũng. Bên cạnh đó nhân viên Điện lực cũng chọn vị trí lắp đặt node B 3G là nhà người quen và thuê với giá cao ngất ngưỡng để lấy hoa hồng là thuê bao năm đầu tiên.

Dự án 3G giai đoạn 1 các sector được lắp đặt ở độ cao 36 m đối với thành phố và sector được lắp đặt ở độ cao 40 m hoặc 42 m tại TP trực thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn. Tuy nhiên cột anten 3G giai đoạn 2 tại TP, thị xã, thị trấn đều có độ cao 18m và có thị xã nhỏ có bán kính 1 Km nhưng giai đoạn 1 đã có 1 trạm 3G nhưng giai đoạn 2 bố trí thêm 3 trạm 3G. Theo quy hoạch thiết kế node B 3G của Công ty Điện lực thì búp sóng chính trạm 3G giai đoạn 1 sẽ bao phủ búp sóng chính của trạm 3G giai đoạn 2, trong khi đó nhiều vùng cần được phủ sóng thì không được phủ sóng.

Công việc lắp đặt node B thì EVNTelecom cũng khoán trắng cho nhà thầu EPC mà không có sự giám sát. Chúng ta hãy xem một bản thiết kế node B 3G của các nhà mạng khác, trong bản thiết kế thể hiện rõ vị trí lắp đặt nodeB 3G, vị trí lắp đặt tủ nguồn, đấu nối thiết bị, lắp đặt feeder, đấu nối tiếp đất, vị trí lắp đặt sector, chiều cao lắp đặt sector, hướng sector, góc nghiêng sector, hình ảnh địa hình khu vực và dân cư xung quanh. Bản thiết kế là cơ sở để làm hoàn công và để nghiệm thu, đồng thời phục vụ cho công tác quản lý vận hành.

Nhà thầu EPC của EVNTelecom đã không có bản thiết kế lắp đặt node B 3G lại không trực tiếp lắp đặt node B 3G mà thuê nhà thầu phụ qua đến 2 hoặc 3 trung gian. Nhà thầu phụ tiến hành lắp đặt node B thì lắp đặt thế nào cũng được nên sector quay sang hướng nhà cao tầng gần đó hoặc quay sang hướng thưa dân cư.

Dự án 3G giai đoạn 1 với 2 500 node B nhưng chỉ một số trạm 3G ở trung tâm mới kết nối truyền dẫn FE của thiết bị STM-4, còn các trạm 3G còn lại chỉ truyền dẫn 4 luồng 2 Mb/s của thiết bị Metr


Xem bài viết: EVN cứu lỗ cho EVNTelecom bằng cách làm… kỳ lạ